Cafe xuất hiện ở sài gòn từ khi nào

Trên các đường phố khu vực này, nhiều quán cà phê cũng nhanh chóng xuất hiện như Café de la Musique, Grand Café de la Terrasse, Café des Fleurs... để phục vụ kẻ viễn chinh lẫn người bản địa sớm hấp thụ lối sống phương Tây.

Cặp mắt tinh tế của tác giả cũng nhìn thấy hình ảnh trong khi các ông chồng người Pháp tụ tập tán gẫu ở các quán cà phê này, thì các quý phu nhân đi dạo trên những chiếc xe ngựa leng keng.

Bây giờ La Pagode không còn, Givral cũng ngừng hoạt động cùng với tòa Eden. Nhưng người Sài Gòn đi ngang qua khu vực ấy vẫn thấy Brodard sáng đèn và tấp nập cà phê ngay ngã ba Đồng Khởi - Nguyễn Thiệp. Tên Brodard vẫn còn đây nhưng “gu” cà phê đã chuyển sang phong vị Gloria Jean’s. Người Việt, khách Tây hòa vào nhau bên ly cà phê. Mỗi năm, khi những người xưa cũ của cuộc chiến tranh Việt Nam quay lại thăm thành phố nhiều ký ức này, Brodard - Gloria Jean’s vẫn làm dấy lên những vùng rất rõ nét trong tâm trí họ. Ở đó, đám nhà báo ngồi, chính trị gia đi lại, thông tin khuấy động, Sài Gòn rung chuyển khi những trang tin đến tay thế giới.

  1. Bên cạnh những quán cà phê gắn liền lịch sử, Sài Gòn xưa còn có những quán cà phê bình dân như bộ mặt khác rõ nét và chân thực về người xứ này. Thầy giáo Hoàng Hữu Phước bồi hồi nhớ mãi thuở cầm cốc ra quán cà phê Năm Dưỡng mua cho cha. Ông kể: “Bà chủ cho cả cái vợt đầy bột cà phê nhúng vào bình, vợt lên xuống rồi đổ cà phê ra cốc. Xong bà lại tống nước sôi vào, tiếp tục vợt và đậy nắp lại. Ba tôi ghiền, ông ngoại tôi cũng ghiền”.

Quán cà phê Năm Dưỡng ngày ấy nằm trên đường Nguyễn Thiện Thuật. Cả cái kiểu pha cà phê dùng vợt [còn gọi là “cafe vớ” - vì vợt để bã giống cái vớ] cũng hiếm còn thấy ở Sài Gòn. Sau này bôn ba khắp nơi, ông Phước vẫn nhớ cà phê vợt ngày nào: “Đó là cách pha của các chàng cao bồi, vì khi nấu nước nóng, hương khói tỏa ra nồng nàn cả phòng...”.

Đạo diễn Tường Phương, ngày xưa còn là chàng sinh viên văn khoa Sài Gòn, nhớ mãi chuyện muôn năm cũ: “Bà lão bán cà phê bị hô nhưng lúc nào cũng cười toe toét. Bà biết hết từng người thích gì. Tay vợt vợt cho cà phê ra nước, ông bà bán hàng chẳng lúc nào ngớt chuyện với khách. Quán Năm Dưỡng bình dân nên đông khách, có lúc chẳng có ghế ngồi. Cà phê thơm thiệt thơm”.

Với Tường Phương, cà phê vỉa hè là nơi đã cho ông gặp được những người quan trọng nhất của đời làm phim. Một lần, khi đang tìm hiểu để quay bộ phim tài liệu về quái kiệt cải lương Ba Vân, ông đã được chính nghệ sĩ già này nhắc nhở về những ly cà phê buổi sớm.

Nhà ở Bàu Sen, ông Ba Vân dậy sớm ra chợ Bàu Sen uống cà phê và nhìn người ta chở bông, chở rau quả, rồi buồn vui chuyện trúng mùa, thất bát. Ly cà phê buổi sớm đã giúp ông lão cảm nhận nhân gian thế sự chảy trong máu mình để thăng hoa trong vai diễn.

Ở Sài Gòn, người ta thấy ở quán cóc vỉa hè hoặc tận xó xỉnh nào đó, những bậc thầy văn chương, thi sĩ như Sơn Nam, Bùi Giáng... ngồi cạnh những người xích lô lam lũ. Ông Hoàng Hữu Phước tâm sự: “Hồi ông Bùi Giáng còn sống, đám sinh viên tụi tôi hay đến quán cà phê trong ngõ, đối diện với chùa Kỳ Viên đường Nguyễn Đình Chiểu và gặp ông ngồi đó với ba bốn ông bạn gần tuổi nhau. Rồi tôi cũng thấy ông xích lô bỏ xe ngay đó, vác điếu cày vô ngồi gọi cà phê trong quán”.

Rồi bao chuyện đất và người Nam bộ đã đến với ly cà phê cùng nhà văn Sơn Nam. Cuộc sống và giọt mồ hôi anh xe kéo, ông bốc vác cũng từ ly cà phê ấy mà trôi vào từng dòng tác phẩm của cụ Vương Hồng Sển, vào từng dòng thơ say tỉnh, hư thực của nhà thơ Bùi Giáng.

  1. Người Sài Gòn thập niên 1960-1970 cũng khó quên những quán cà phê nghèo khó, thô mộc, mà đôi khi dữ dằn ở những “ốc đảo” Mả Lạng, quận 4 của người nghèo khó, sa cơ lỡ vận, trốn quân dịch, kể cả anh chị giang hồ, bán sương ...

Sâu trong hẻm hun hút, tăm tối như hang rắn có những quán cà phê của bà Ba lé, chị Bảy mồ côi, đại ca Năm thọt. Người ta có thể chỉ mặc quần xà lỏn ngồi uống cà phê, sôi nổi chuyện tin đồn, bày kế trốn quân dịch và sẵn sàng chửi thề đủ thứ chuyện trên trời dưới đất.

Nhiều chủ quán không biết nửa chữ cắn làm đôi, nhưng luôn thủ sẵn cuốn sổ nợ cho người uống ghi nợ. Giá ly cà phê rẻ mạt mà lắm kẻ vẫn không trả nổi nợ. Cứ ít hôm chủ quán lại thở dài nghe tin tay anh chị, cô gái “buôn hương” nào đó ở xóm mình không thể trở về. Trang giấy ghi nợ đành phải xé đi vì người bất hạnh đã bỏ thân ở góc hẻm, đầu chợ lạnh lẽo nào đó...

Sài Gòn nay trở thành một “thiên đường” cà phê với rất nhiều phong cách, thứ hạng. Người uống cà phê là “uống” cả một nền văn hóa độc đáo của miền đất mới này.

Khác với Hà Nội xưa nay lúc nào cũng nổi tiếng với nhịp sống chầm chậm cổ kính bên văn hóa “trà đá vỉa hè” thân thuộc, Sài Gòn vội vã, người Sài Gòn cũng tất bật bên li cà phê sáng đậm hương cho cả ngày mới. Sài Gòn cà phê buổi sáng - một cụm từ phổ biến mỗi khi nhắc đến những đặc điểm nổi bật và độc đáo ở Sài Gòn, một niềm cảm hứng sáng tác của biết bao nghệ sĩ xưa và nay để cho đời những giai điệu hân hoan của ly cà phê ở Sài Gòn, thậm chí, nó còn trở thành một trong những nét văn hóa vừa lâu đời mà vừa hiện đại của thành phố hoa lệ xưa và nay. ​

Sài Gòn đã “phải lòng” từ thế kỷ XIX ​

Cuối thế kỉ XIX, Người Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa và họ cũng thiết lập tại đây những đồn điền trồng các loại cây mà sau này gọi là “cây công nghiệp”: cây cao su tại miền Nam từ năm 1879, cây cà phê năm 1888 tại miền Bắc và sau đó là cây chè năm 1924. ​ Cà phê do người Pháp mang đến Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX và xuất hiện tại Sài Gòn năm 1864. Miền Nam, nói theo ngôn ngữ bây giờ là “đi sau, về trước” trong lịch sử cà phê vì cây cà phê được trồng trước tiên tại miền Bắc vào năm 1888 nhưng những quán cà phê lại mọc lên như nấm tại miền Nam. Theo nhà văn Sơn Nam, Sài Gòn năm 1864 đã xuất hiện hai tiệm cà phê do người Pháp làm chủ, đó là quán Lyonnais trên đường De Lagrandière [nay là đường Lý Tự Trọng] và Café de Paris trên đường Catinat [nay là đường Đồng Khởi]. ​

[Quán cà phê sang trọng đông đúc của Sài Gòn xưa - Ảnh: Internet]

Từ đó trở về sau, cứ dạo dăm ba bước ở Sài Gòn là lại thấy một “quán cà phê” nổi lên với đôi câu chuyện Sài thành muôn thuở. Cà phê dành cho khách sang cũng nhiều, chẳng hạn các quán sang phục vụ những người bản địa giàu có sớm hấp thụ văn hóa phương Tây như Café de la Musique, Grand Café de la Terrasse, Café des Fleurs…, mà “cà phê vỉa hè”, “cà phê lộ thiên” dành cho tầng lớp bình dân muốn nhấm nháp chút dư vị đăng đắng ở Sài Gòn cũng không thiếu, điển hình là những quán cà phê của các Chú Ba gốc Quảng Đông - nơi thường bán cà phê kèm với các món ăn sáng như hủ tiếu, mì hoằn thắn, bánh bao, xíu mại…, hay ở góc đường Lê Lợi – Nguyễn Trung Trực có nhà hàng Kim Sơn với bàn ghế bày ra hiên để người ta vừa được dịp thưởng thức cà phê vừa được “rửa mắt” ngắm nhìn những người đẹp “bát phố Bonard”

[“Cà phê vỉa hè” ở Sài Gòn xưa - Ảnh Internet]

​Sài Gòn “chuyển mình” bên li cà phê

Hồi xưa, người “sành điệu” còn nhắp cà phê qua đĩa chứ không uống qua ly. Người ta giải thích khi đổ cà phê từ ly vào đĩa cà phê sẽ mau nguội hơn. Các cụ già còn có thế ngồi một chân chạm đất còn chân kia để trên ghế như vậy sẽ cảm thấy “thoải mái” hơn khi nhâm nhi cà phê sáng.

Người “sành điệu” cho rằng cách pha cà phê vợt và cách chứa trong siêu đất sẽ giữ độ nóng của cà phê lâu hơn cách pha cà phê trong “phin” [filtre] làm bằng kim loại. Cũng vì thế nhiều người lớn tuổi vẫn trung thành với “cái vợt” hơn là “cái phin” khi việc pha cà phê được cải tiến. ​ Thậm chí Sài Gòn còn du nhận những loại cà phê rất lạ và độc đáo. Điển hình là “cà phê vớ” [dzớ, vợt] hay còn gọi là “cà phê kho” - thứ cà phê được để trong một cái túi bằng vải hình phễu. Vợt chứa cà phê để trên miệng siêu [loại siêu sắc thuốc] trước khi chế nước sôi vào, thế là có ngay một ly cà phê thơm phức. Gọi là cà phê “kho” vì chứa trong siêu, nấu đi nấu lại như kho. Nếu “kho” nhiều lần có thể sánh lại, mất hẳn mùi thơm của cà phê, chỉ còn vị như… thuốc bắc trong siêu!

[Cà phê “vợt” nghi ngút khói ở Sài Gòn - Ảnh: Internet]

​Ngày nay, để phù hợp với nhịp sống khác nhau của người Sài Gòn, cà phê cũng mang trong mình những cách thức và biến thể khác nhau. Đó là cà phê ở những quán bên vỉa hè, hay còn có tên gọi thân thương là cà phê cóc - nơi mỗi buổi sáng đều bắt đầu bằng một tờ báo, li cà phê mười ngàn hay những câu chuyện không bao giờ kết ở Sài Gòn và chỉ của người Sài Gòn. Đó cũng là những hàng cà phê takeaway phục vụ riêng cho người bận rộn dọc theo đường Nguyễn Thị Minh Khai hay trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Đó là những quán cà phê chuyên cho những người chơi xe độ, mê nhiếp ảnh, cà phê tattoo hay không gian chuyên nhạc acoustic - bên ly cà phê, người ta có thể thao thao bất tuyệt về chiếc máy ảnh film, hay chia sẻ về một chuyến đi băng rừng đáng nhớ. Hay thậm chí đó còn là câu chuyện của những quán cà phê không ngủ ở Sài Gòn, nơi ta có thể bắt gặp những người già hoài niệm với chủ quán 80 tuổi về Sài Gòn xưa, nhóm khách trẻ ngồi tại quán tâm tình, đôi khi còn có người lao động bình thường như anh công nhân quét rác hay bác xe ôm đến suốt đêm.

[Cà phê “cóc” ngày nay của Sài Gòn - Ảnh: Internet]

​Người Sài Gòn kể chuyện về Sài Gòn bên những li cà phê ​

Cà phê từ đó hình thành nên một dòng chảy văn hóa, những đôi bạn tri âm, tri kỷ của bao lớp người Sài Gòn từ xưa đến nay. Từ các quán cà phê sang trọng ở khu trung tâm cho đến cà phê vỉa hè. Người Sài Gòn có thể ngồi hàng giờ đọc báo, nhìn ngắm phố phường, tán gẫu với bạn bè và nhâm nhi giọt cà phê.

Những câu chuyện Sài Gòn cứ thế đầy lên theo những li cà phê đắng buổi sáng sớm, hương cà phê ngất ngây đã phảng phất bay ở Sài Gòn qua nhiều thế kỉ để giờ đây tạo thành một văn hóa rất riêng bên những cuộc hàn thuyên bất tận của người Sài Gòn nhiệt thành và đáng mến - “văn hóa cà phê sáng”

Chủ Đề