Cảm hóa thuyết phục đối tượng đấu tranh năm 2024

Nhằm ngăn ngừa, đấu tranh với những quan điểm trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một số cán bộ, đảng viên, văn nghệ sĩ, trí thức bất mãn, cơ hội chính trị, Quân khu 1 đã triển khai nhiều biện pháp đấu tranh cảm hóa, chấn chỉnh những đối tượng chống đối Đảng, Nhà nước và quân đội; qua đó đã góp phần bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ cán bộ, đảng viên, văn nghệ sĩ, trí thức phòng, chống có hiệu quả âm mưu thủ đoạn mua chuộc, kích động, dụ dỗ, lôi kéo cán bộ, đảng viên chống phá chế độ.

Hiện nay xuất hiện một số cán bộ nghỉ hưu có trình độ, học vấn chuyên môn cao, thậm chí đã qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy, quản lý trong lực lượng vũ trang [LLVT] có nhận thức nhạy bén nhưng lập trường, quan điểm chính trị không vững vàng, ngộ nhận, bộc lộ rõ tư tưởng bất mãn, cơ hội chính trị; biểu hiện lệch lạc, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, mất phương hướng và lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, về tương lai và những giá trị của chủ nghĩa xã hội; phát ngôn, viết, đăng tải, phát tán thông tin trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của quân đội, thể hiện thái độ, hành động gây mất đoàn kết trong nội bộ cơ quan, đơn vị, hoang mang trong dư luận, quần chúng nhân dân. Đặc biệt, một số văn nghệ sĩ, trí thức có bản lĩnh chính trị không vững vàng bị tác động lôi kéo vào các tổ chức hội, nhóm bất hợp pháp, biên soạn, ký tên “kiến nghị”, “thư ngỏ”, “tuyên bố”, tập thể… Những đối tượng này được các thế lực thù địch, phản động lợi dụng lôi kéo, tạo dựng “ngọn cờ” tập hợp lực lượng chống phá Đảng, Nhà nước, quân đội và chế độ. Coi việc đấu tranh là “chân lý”, “lẽ phải”, đấu tranh “vì dân”, “vì nước”, tìm “đường đi mới đúng đắn hơn” cho dân tộc.

Tranh minh họa. Nguồn: Tuyengiao.vn

Thực trạng trên đòi hỏi các cơ quan, đơn vị LLVT phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương chủ động rà soát, đánh giá đúng đối tượng, nhận diện rõ những cá nhân bất mãn, cơ hội chính trị, tiến hành phân loại và lựa chọn phương pháp đấu tranh, cảm hóa cho phù hợp. Chủ động xây dựng các kịch bản theo các tình huống, phân công, phân cấp theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Thực hiện bảo mật thông tin theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của quân đội; không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng xuyên tạc chống phá, nhất là trên internet, mạng xã hội.

Phát huy vai trò, hiệu quả của các cơ quan báo chí truyền thông từ Trung ương, Quân khu đến các địa phương và toàn dân trên địa bàn vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch thường xuyên, liên tục, nhanh chóng, kịp thời, tạo sức mạnh tổng hợp của các kênh thông tin chính thống qua việc phản ánh hiệu quả và thành tựu đạt được trong thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới xây dựng đất nước của Đảng, những vấn đề của đời sống xã hội và Quân đội để tuyên truyền, giáo dục, cảm hóa những đối tượng có suy nghĩ lệch lạc. Đồng thời, đấu tranh, cảm hóa thông qua các sự kiện gặp mặt nhân kỷ niệm ngày truyền thống của các ngành, cơ quan, đơn vị; gặp mặt dịp lễ, tết, gặp mặt thông qua các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp nhằm “thu phục nhân tâm” đối tượng, tạo cho đối tượng cảm giác được gần gũi, được quan tâm, không bị “bỏ rơi”, vẫn còn “giá trị” trong tập thể.

Cùng với đó, chỉ huy các cơ quan, đơn vị và lãnh đạo các địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn, tiến hành đấu tranh cảm hóa qua đối thoại trực tiếp, kết hợp răn đe, cảnh báo đối tượng. Thông qua trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, đối thoại để tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trực tiếp phê phán, chỉ rõ những cái sai và tác hại của các quan điểm sai trái, định hướng nhận thức đúng và phân tích những yếu tố sai phạm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội để nhắc nhở, răn đe, cảnh báo những đối tượng có biểu hiện suy thoái “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”… giữ vững sự ổn định chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong đại bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để các địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội.

Thời gian qua, lực lượng công an đặt ra nhiều giải pháp để phòng ngừa tội phạm. Trong đó, công tác cảm hóa, giáo dục các đối tượng có nguy cơ phạm tội và cả tội phạm luôn được đặc biệt quan tâm.

Cuộc chiến với các loại tội phạm trên tất cả các lĩnh vực luôn là vấn đề được lực lượng công an đặc biệt quan tâm. Mục đích cuối cùng của các giải pháp đấu tranh, phòng ngừa vẫn là hướng đến một môi trường xã hội an toàn, lành mạnh để phát triển kinh tế - xã hội, người dân được sống trong bình yên.

Thượng tá Phan Trọng Lộc, Trưởng Công an H.Xuân Lộc trao tiền hỗ trợ gia đình chị L.T.T. [ngụ xã Xuân Hiệp, H.Xuân Lộc] để vượt qua khó khăn. Ảnh: Quang Hảo

Xác định vai trò, trách nhiệm của người chiến sĩ công an nhân dân, thời gian qua, lãnh đạo và tập thể cán bộ - chiến sĩ [CB-CS] Công an H.Xuân Lộc đã đặt ra nhiều giải pháp để phòng ngừa tội phạm trên địa bàn. Trong đó công tác cảm hóa, giáo dục những đối tượng lầm lỡ, đối tượng có nguy cơ phạm tội và cả tội phạm đã được Công an huyện đặc biệt quan tâm.

* “Không đánh người chạy lại”

Đó là tâm niệm mà lãnh đạo và CB-CS Công an H.Xuân Lộc đã và đang thực hiện trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình. Việc đấu tranh với các loại tội phạm không chỉ có bắt, khởi tố, điều tra, mà tại Công an H.Xuân Lộc còn chú trọng cảm hóa, giúp đỡ đối tượng để giáo dục phòng ngừa.

Cụ thể như trong thời gian vừa qua, Công an huyện đã trích nguồn quỹ từ công tác vận động xã hội hóa để hỗ trợ một đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt vừa bị lực lượng công an xử lý về hành vi trộm cắp tài sản.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an H.Xuân Lộc vừa khởi tố nhưng cho tại ngoại đối với L.T.T. [35 tuổi, ngụ xã Xuân Hiệp, H.Xuân Lộc] để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản. Theo điều tra của cơ quan công an, T. làm nghề thu mua phế liệu từ nhiều năm nay để nuôi sống gia đình. Ngày 4-7, T. tháo gỡ, lấy trộm 16 vòi phun nước tại khu vực Đài tưởng niệm liệt sĩ H.Xuân Lộc, sau đó đem bán cho một chủ cơ sở phế liệu trên địa bàn được 420 ngàn đồng.

Theo thống kê của Công an H.Xuân Lộc, từ năm 2010 đến nay, Công an huyện đã tổ chức cho 125 trường hợp là những người lầm lỡ vay vốn làm ăn với số tiền hơn 2,9 tỷ đồng. Riêng năm 2019 đã cho 8 người vay với số tiền 320 triệu đồng để đầu tư làm ăn, sớm hòa nhập cộng đồng.

Sau khi vụ việc xảy ra, Công an H.Xuân Lộc vào cuộc điều tra đã xác định được T. chính là người lấy trộm số vòi nước nói trên. Kết quả giám định xác định, số tài sản bị lấy trộm trị giá 13 triệu đồng.

Qua xác minh nhân thân lai lịch của đối tượng, cơ quan công an xác định T. là đối tượng mồ côi cha và mẹ, phải đi nhặt ve chai từ nhỏ để kiếm sống. Sau khi lập gia đình, chồng làm phụ hồ còn T. tiếp tục nghề cũ để mưu sinh. Hiện T. mới sinh con được 1 tháng và đang nuôi 3 con nhỏ. Vì gia đình quá khó khăn nên T. đã “làm liều” lấy trộm số vòi nước trên bán kiếm tiền mua sữa cho con.

Sau khi tiếp nhận và xác nhận thông tin về đối tượng trong vụ việc nói trên, thượng tá Phan Trọng Lộc, Trưởng Công an H.Xuân Lộc đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ, xử lý đối tượng theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, qua xác minh, xác định động cơ của đối tượng xuất phát từ hoàn cảnh quá khó khăn nên thượng tá Lộc quyết định, trích số tiền 20 triệu đồng từ nguồn quỹ vận động xã hội hóa để hỗ trợ cho vợ chồng T. có vốn mua sắm phương tiện để làm ăn, nhằm trang trải cuộc sống.

Nói về quyết định này thượng tá Phan Trọng Lộc cho biết, việc đấu tranh, xử lý hành vi vi phạm của đối tượng phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với tinh thần tương thân tương ái, “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”, trước hoàn cảnh khó khăn của đối tượng, Công an huyện cũng tìm cách giúp đỡ để họ vượt qua hoàn cảnh, vươn lên sống tốt, không vi phạm pháp luật.

Nhận được sự giúp đỡ từ chính lực lượng công an, gia đình T. rất cảm kích và bản thân T. cảm thấy ăn năn vì đã có những hành động vi phạm pháp luật. T. đã cam kết không tái phạm và cố gắng vươn lên bằng chính sự nỗ lực, lao động của bản thân.

* Phía sau những cuộc chiến thầm lặng

Sau hơn 4 năm thực hiện cuộc vận động Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ được Bộ Công an, Công an tỉnh tổ chức, Công an H.Xuân Lộc đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, tạo được rất nhiều chuyển biến tích cực, những dấu ấn quan trọng trong kết quả thực thi nhiệm vụ.

Cụ thể như tặng quà, học bổng cho những người có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó; đến tận nhà làm chứng minh nhân dân cho người già neo đơn, bệnh nhân đi lại khó khăn; duy trì thực hiện các mô hình: Giọt máu nghĩa tình, Ngày chủ nhật hồng, Ngày thứ bảy vì dân...

Trong cuộc chiến với các loại tội phạm đã có nhiều CB-CS dũng cảm trước sự manh động của tội phạm. Đó là những CB-CS dù gặp khó khăn và ngay cả khi bị thương tích vẫn bất chấp để đeo bám đối tượng, xử lý vụ việc. Cụ thể như: đồng chí Dương Thiện Trung [cán bộ cảnh sát giao thông] bị đối tượng vi phạm chống trả dẫn đến bị thương; đồng chí Trần Văn Phượng [cán bộ Đội Cảnh sát hình sự] bị thương khi truy bắt nhóm đối tượng trộm cắp tài sản; đồng chí H.V.T. [cán bộ Đội Cảnh sát hình sự], đồng chí N.N.T. [Đội Cảnh sát điểu tra tội phạm về kinh tế, ma túy] bị phơi nhiễm HIV khi truy bắt đối tượng gây án. Đặc biệt như đồng chí Hoàng Quốc Sự [công an viên Công an xã Xuân Bắc] đã bất chấp nguy hiểm truy đuổi bắt bằng được 2 đối tượng trộm cắp tài sản và bị đối tượng đâm trọng thương…

Bên cạnh bản lĩnh, sự mưu trí và tinh thần dũng cảm của các CB-CS trực tiếp chiến đấu còn là “nghệ thuật” trong việc giáo dục, cảm hóa các đối tượng tội phạm. Qua đó sẽ góp phần ngăn chặn những mầm mống của tội phạm khi chưa kịp manh nha.

Thượng tá Phan Trọng Lộc chia sẻ: “Bên cạnh những cuộc đấu tranh trực diện với các loại tội phạm còn có những cuộc chiến thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng. Ở đó là cuộc đấu tranh, đấu trí với những đối tượng có nhân thân đặc biệt, đối tượng có nguy cơ tái phạm tội hoặc phạm tội. Những tình huống đó đòi hỏi CB-CS phải thực sự có tâm, có tầm nhìn, sự hiểu biết để cảm hóa, giáo dục và phòng ngừa”.

Thượng tá Phan Trọng Lộc nhấn mạnh, bản lĩnh, nghị lực và tinh thần xả thân vì nhân dân phục vụ không ở đâu xa mà nằm ngay trong mỗi hành động, trong từng quyết định hằng ngày của CB-CS. Nếu sự cảm hóa, giáo dục được vận dụng và thực hiện thành công thì sẽ giúp không ít người kịp dừng lại trước những bờ vực của cám dỗ, tội lỗi và ranh giới của vi phạm pháp luật.

Với phương châm đó, thời gian vừa qua, Công an H.Xuân Lộc không những đã thuyết phục, cảm hóa và giúp không ít đối tượng “bỏ tối về sáng” mà còn tạo thêm những động lực để họ trở thành nguồn tin có giá trị cho công tác giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.

Chủ Đề