Cảm nhận về nhân vật An trong Hai đứa trẻ

    Thạch Lam, cây bút văn xuôi lãng mạn nổi tiếng của văn học Việt Nam. Tác phẩm của ông không đi sâu vào những sự kiện, biến cố mang tính chất gay cấn, cũng không đi vào cái lãng mạn tiểu tư sản đang là thời thượng lúc bấy giờ. Thạch Lam tìm chất lãng mạn trong những thứ bình dị, đời thường nhất. Hai đứa trẻ là tác phẩm thành công nhất của ông, một tác phẩm đượm buồn, bàng bạc chất thơ được nhìn nhận dưới con mắt của cô gái mới lớn – Liên. Liên là cô gái có tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước cuộc sống và thiên nhiên.

    Liên vốn sinh sống ở Hà Nội, cô từng được hưởng cuộc sống tràn ngập ánh sáng, niềm vui và hạnh phúc. Nhưng do biến cố của gia đình cô cùng mọi người chuyển về nơi phố huyện nghèo nàn, hiu hắt. Liên đã quen dần với cuộc sống nơi đây, yêu mùi đất ngai ngái, yêu cả những ngõ tối sâu thẳm nhưng hơn hết trong Liên vẫn bừng lên khao khát về một cuộc sống khác, cuộc sống của mơ ước, hi vọng.

    Liên là một cô gái có tầm lòng nhân hậu, giàu lòng yêu thương. Nhìn thấy cảnh những đứa trẻ con nhà khó khăn nhặt rác, cô bé thương cảm cho số phận của chúng song không thể làm gì bởi chính gia đình Liên cũng nghèo, bản thân hai chị em đang phải phụ giúp gia đình kiếm sống bằng cửa hàng tạp hóa nhỏ. Thấy gia cảnh chị Tí cô cũng ái ngại thay cho họ. Họ ngày đi mò cua bắt ốc, tối lại bán hàng nước mà cuộc sống chẳng khấm khá hơn. Liên ân cần hỏi han và trong lời nói chứa đựng sự xót xa, thương yêu và ái ngại cho gia cảnh của chị Tí. Đối với bà cụ Thi điên, nghe tiếng cười từ xa, như một lẽ tự nhiên, Liên quay vào rót một chén rượu rồi đưa cho cụ, ánh mắt dõi theo cho đến khi cụ đi khuất hẳn. Liên là một cô gái nhân hậu, biết yêu thương, cảm thông cho số phận và nỗi bất hạnh của những người xung quanh. Đôi mắt yêu thương đó cũng chính là tình cảm mà nhà văn Thạch Lam dành cho những người lao động nghèo khổ.

    Không chỉ vậy, Liên còn là cô gái tinh tế, nhạy cảm trước sự biến chuyển của thiên nhiên trong khoảnh khắc của ngày tàn. Tác phẩm mở đầu bằng một buổi chiều êm ả như nhung và thoảng qua gió mát, gió ngoài đồng đưa vào cùng tiếng ếch nhái kêu ran. Khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng, thanh bình mà đượm buồn hiu quạnh. Tâm hồn Liên nâng niu, cảm nhận từng chuyển động của cuộc sống xung quanh, là mùi ẩm mốc còn lại sau phiên chợ “một mùi âm ẩm bốc lên trộn lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá”. Đó là mùi của sự thân thuộc, gắn bó với quê hương. Trong khoảnh khắc ngày tàn, Liên ngồi yên lặng bên mấy cái thuốc sơn đen, nỗi buồn của cảnh vật thấm dần vào tâm hồn nhạy cảm của một cô bé mới lớn.

    Khi màn đêm buông xuống, Liên thích thú ngắm nhìn bầu trời với hàng ngàn vạn ánh sao lung linh, lấp lánh trên bầu trời. Và tâm hồn ngây thơ, trong sáng ấy tưởng tượng ra dòng sông ngân hà với hai con vịt đi theo chân ông thần nông, thế giới cổ tích của tuổi thơ ùa về trong tâm hồn chị. Những cánh hoa bàng mỏng manh khẽ rơi trên vai cũng được tâm hồn nhạy cảm của Liên cảm biết hết. Không chỉ vậy, ẩn sâu trong tâm hồn Liên, cô luôn đi tìm những nguồn sáng khác nhau xung quanh cuộc sống của mình, đó chỉ là những khe sáng, vệt sáng, quầng sáng, … dù nhỏ bé, yếu ớt không thể đi cái tối tắm ngập đầy hết cả không gian nhưng nó cũng cho thấy khát vọng đổi đời mãnh liệt của nhân vật.

    Vậy tại sao khao khát đổi đời lại thể hiện ở nhân vật Liên mạnh mẽ đến vậy. Bởi trước hết Liên còn là một đứa bé, cô đang ở độ tuổi mười bốn, mười lăm, không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn, cô có những nhận biết, cảm nhận thế giới xung quanh rất rõ ràng. Liên lại còn từng được sống trong cuộc sống hạnh phúc, cuộc sống “mơ ước” nên hơn ai hết cô hiểu vị ngọt của cuộc sống đầy ánh sáng ấy. Nếu như những người dân nơi đây cũng khao khát được đổi đời, nhưng chưa bao họ được hưởng thụ cuộc sống đó nên khao khát ấy vẫn mơ hồ, không xác định. Bởi vậy, khao khát mơ ước đổi đời đặt vào nhân vật Liên là hoàn toàn hợp lí, Liên còn trẻ và còn nhiều cơ hội để thay đổi cuộc sống, để biến mơ ước thành hiện thực. Khao khát đổi đời thoát khỏi cuộc sống quẩn quanh, bế tắc cũng cho thấy tấm lòng nhân đạo cao cả của Thạch Lam đối với con người: thương cảm cho số phận của những kiếp người sống mòn nơi phố huyện. Nâng niu và trân trọng mơ ước của Liên và những con người nơi đây.

    Và khao khát đổi đời đó được tập trung thể hiện rõ nhất trong cảnh chờ đoàn tàu nơi phố huyện đi qua. Chị em Liên thức đợi tàu không phải để bán thêm một vài món hàng như lời mẹ dặn, mà thức để hưởng thụ đôi chút khoảnh khắc lung linh, rực rỡ ánh sáng của một cuộc sống khác thoáng qua phút chốc. Đây có lẽ không phải đêm đầu tiên hai chị em Liên thức đợi tàu, mà rất nhiều đêm kể từ khi chuyển về nơi phố huyện sinh sống, nhưng khao khát đợi tàu vẫn không thôi cháy bỏng, đặc biệt là với Liên. Cô không ngủ, mà chờ bằng được đoàn tàu đi qua. Tiếng gọi em không chỉ đơn thuần là tiếng gọi mà nó còn như một tiếng reo vui, hân hoan khi đoàn tàu sắp đi qua. Liên đợi tàu từ khi đèn ghi xuất hiện cho đến khi nó đi khuất chỉ còn một chấm đỏ ở sau đuôi và chìm vào tắm tôi. Bằng còn mắt quan sát tinh tường và tâm hồn nhạy cảm, ngay lập tức Liên đã nhận ra đoàn tàu hôm nay hình như kém sáng hơn. Nếu không phải ngày nào cũng khao khát ngắm nghía dõi theo thì sao Liên có thể nhận ra sự thay đổi ấy khi đoan tàu chỉ vụt qua phố huyện trong vài giây ngắn ngủi.

    Đối với Liên đoàn tàu không chỉ đơn thuần là một sự vật lướt nhanh qua phố huyện, mà bản thân đoàn tàu đó còn mang rất nhiều ý nghĩa. Đoàn tàu là hình ảnh của quá khứ xa xôi, đẹp đẽ, của Hà Nội xa xăm, đó là thế giới thần tiên mà cô đã từng được sống. Đoàn tàu còn là biểu tượng của thế giới hạnh phúc mà không chỉ Liên mà tất cả người dân phố huyện nơi đây đều khao khát. Đoàn tàu là mơ ước đổi đời mãnh liệt, tha thiết của con người nơi đây đặc biệt là Liên. Với hình ảnh đoàn toàn, Thạch lam cũng gửi gắm nhiều tình cảm, xót thương cho những đứa trẻ, người dân phố huyện. Ông trân trọng khát vọng đổi đời chân chính của họ. Đồng thời cũng gửi gắm thông điệp con người cần phải vượt thoát khỏi thực tại nghèo nàn, tù túng để vươn đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

    Nhân vật Liên được tác giả miêu tả chủ yếu ở phương diện nội tâm. Với lời văn giàu chất thơ, đi sâu miêu tả những rung động tinh tế của nhân vật trước thiên nhiên và những khao khát mãnh liệt được đổi đời của nhân vật.

    Nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam không chỉ là một cô gái có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu thương những người xung quanh, mà còn là một cô gái có khao khát sống, đổi đời mãnh liệt. Tâm hồn trẻ thơ đó luôn hướng đến một cuộc sống đẹp hơn, đáng sống hơn. Qua nhân vật này tác giả cũng gửi gắm những giá trị nhân đạo sâu sắc.

(1)

Văn mẫu lớp 11: Phân tích nhân vật An trong


Hai đứa trẻ (Thạch Lam)



1. Dàn ý phân tích nhân vật An trong Hai đứa trẻI/ Mở bài


- Thạch Lam là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn xiViệt Nam hiện đại. Ơng là thành viên của nhóm Tự lực văn đồn nhưng có mộtgương mặt riêng so với các nhà văn của Tự lực văn đoàn. Văn của Tự lực văn đoànthường đượm nỗi buồn lãng mạn còn văn của Thạch Lam lại chất chứa những nỗiđau hiện thực. Nó như một thứ “hương hoàng lan” được chưng cất từ những nỗiđời.


- Truyện ngắn Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn (1938), rất tiêu biểucho phong cách nghệ thuật Thạch Lam. Đó là kiểu truyện ngắn trữ tình đượmbuồn. Nét phong cách này thể hiện sâu sắc ở truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, khơng chỉở nhân vật chính là Liên, mà còn ở em trai của Liên là An.


- Nhân vật An tuy chỉ là một cậu bé, nhưng giống như chị, An cũng có mộttâm hồn nhạy cảm, trái tim trẻ thơ biết yêu thương và tâm hồn biết mơ ước, khátkhao hạnh phúc.


II/ Thân bài


a. Luận điểm 1: Tâm hồn trẻ thơ mà nhạy cảm, tinh tế


- Nhận thức được những biến động rất khẽ của thời gian ("chiều, chiềurồi...", “trời nhá nhem tối”, “trời đã bắt đầu đêm").


- Cảm nhận được không gian phố huyện nhỏ hẹp, nghèo nàn, vừa thơ mộnglại đượm buồn.

(2)

đang bám sát vào mọi cảnh vật, khiến cho tâm hồn trẻ thơ của An và chị cũng thấmbuồn.


b. Luận điểm 2: Trái tim biết yêu thương, thông cảm với những kiếpsống tù đọng


- Giống như chị, An cũng biết thương chị Tí, ngày mị cua bắt ốc, đêm lạidọn hàng nước mà chẳng kiếm được bao nhiêu


- Thương những đứa trẻ nghèo lom khom nhặt nhạnh trên nền đất sau buổichợ


- Thương gia đình bác xẩm “chưa hát vì chưa có người nghe"- Thông cảm với bà cụ Thi hơi điên


=> Tuy không sâu sắc và tinh tế như Liên, nhưng An cũng có tâm hồn biếtyêu thương những kiếp người khổ sở, tàn tạ nơi phố huyện nghèo, tù túng.


c. Luận điểm 3: Tâm hồn biết ước mơ về một tương lai tươi sáng


- Vì cảnh nhà sa sút, An cùng chị là Liên phải theo gia đình về vùng quê hẻolánh, trông coi cửa hàng hộ mẹ, tối ngủ luôn ở cửa hàng.


- An không như Liên, tâm hồn trẻ thơ của cậu chưa hiểu và chịu đựng nhữngnỗi đau như chị. Tuy sớm giã từ tuổi thơ êm đềm, cậu vẫn tìm được một niềm vui,một nỗi mong mỏi là được chờ đợi và ngắm nhìn đồn tàu từ Hà Nội chạy quatrước cửa hàng mỗi đêm.


- An buồn ngủ ríu mắt nhưng vẫn dặn với chị: “Chừng nào tàu đến, chị đánh
thức em dậy nhé!". An đợi tàu khơng phải để bán hàng mà vì muốn được nhìnchuyến tàu - hoạt động cuối cùng trong đêm.


- Khi tàu đến, An “nhỏm dậy”, “dụi mắt cho tỉnh hằn” cậu bé rất háo hức vàvui mừng khi đoàn tàu đến, mặc cho cơn buồn ngủ còn chưa dứt hẳn.

(3)

- Khi đoàn tàu đi khỏi, An giục chị đi ngủ -> nỗi buồn khi tàu đi khỏi củacậu bé khơng nhiều bằng chị. Đối với An, đồn tàu như chỉ đơn giản là một sự gợinhớ, một mơ ước của cậu bé.


- An không suy tư, không buồn và tâm trạng như Liên, nhưng đối với cậu,đoàn tàu cũng mang một ý nghĩa riêng, mang mong ước cũng như niềm vui nhỏnhoi cho An trong cuộc sống tẻ nhạt ở phố huyện.


- Đoàn tàu gợi nhớ cho An về một cuộc đời xưa cũ, và khơi trong lòng cậunhững ước mơ, khát khao mới, mơ về Hà Nội, về những đổi thay, thoát khỏi cuộcđời buồn chán, quẩn quanh nơi phố huyện tù túng.


d. Nghệ thuật


- Truyện khơng có cốt truyện, khơng hấp dẫn, khơng có nhiều chi tiết kịchtính, mà có nhiều hiện thực gần gũi, sinh động.


- Thiên về miêu tả nội tâm nhân vật, thể hiện cảm quan tinh tế, nhạy cảmtrước mọi biến chuyển của tạo vật và lòng người


- Giọng văn nhẹ nhàng, tâm tình sâu sắc


- Lời văn trong sáng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu=> Thể hiện rõ phong cách Thạch Lam


III/ Kết bài


- Nhân vật An tuy không sâu sắc, nhạy cảm và chịu nhiều nỗi đau như nhânvật Liên, nhưng cậu cũng mang một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, một trái tim giàutình yêu thương, biết mơ ước, biết khát khao được thay đổi cuộc đời.


2. Bài văn mẫu phân tích nhân vật An trong Hai đứa trẻ

(4)

chị em Liên với những tâm trạng những tính cách và suy nghĩ của những đứa trẻtưởng chừng ngây ngô nhưng lại rất sâu sắc.


Trước hết là giờ khắc ngày tàn trên không gian nơi phố huyện, hình ảnh củahai chị em Liên và An hiện lên với những nét ngây thơ nhưng cũng sâu sắc, suy tư.Sự vơ tư thì là của An, cậu em út nhất, vì nó cịn rất bé vì thế cho nên nó chưa hiểuđược những gì đang diễn ra là buồn. Nó chỉ nghe theo lời mẹ dặn và nghe theo sựhướng dẫn của chị mà thơi. Chẳng qua nó ra cùng chị cũng chỉ để là ngắm tàu màthôi. Trong cái suy nghĩ của nó những hình ảnh của giờ khắc ngày tàn thật sựkhơng có gì ấn tượng. Cịn Liên thì khác khi ngày tàn với những dấu hiệu âm thanhấy đã khiến cho Liên cảm thấy lịng mình buồn man mác, một nỗi buồn không hiểutại sao lại buồn. Liên cảm nhận được cái buồn trong chính những màu sắc của ngàytàn khi thấy những áng mây màu hồng, những hình cây tre cắt rõ rệt trên nền trời.Âm thanh rời rạc của tiếng trống thu không và những tiếng ếch nhái văng vẳng,tiếng muỗi vo ve cũng tác động rất lớn đến nhân vật Liên. Tất cả những tính từ đểchỉ cho những âm thanh ấy đều gợi lên những sự rơi rụng. Phải chăng một bức họađồng quê đẹp thật đấy nhưng cũng thật đượm buồn.

(5)

chơi thế nhưng cuộc sống nghèo khổ đã ném hai chị em vào cuộc sống mưu sinhquá sớm khiến cho nhân vật Liên đã biết suy tư.



Đêm đến trên phố huyện những hình ảnh thiên nhiên với những con ngườinơi đây hiện lên thật sự rất buồn. Chính vì thế mà hai đứa trẻ cũng có những tâmtrạng nhất định.


Hai chị em ngồi trên võng mà ngắm phố huyện trước hết là cảnh thiên nhiên,Liên gọi em ra chõng ngồi cho đỡ muỗi. Hai chị em ngồi bên nhau ngắm nhữngngọn đèn leo lét, những hột sáng, khe sáng. Cả hai như đang tìm kiếm nhữngnguồn sáng để thắp sáng phố huyện trong chính tâm hồn mình. Thế rồi tìm đến cảnhững ánh sáng của hàng ngàn ngơi sao trên bầu trời thế nhưng lại không thể xuađi được bóng tối. Hai chị em thu vào mắt mình cái mịt mờ hun hút thăm thẳm củaban đêm. Con đường từ nhà ra ngõ rồi đến cửa sông tất cả đều tối hết cả.


Và trong cái đêm mùa hạ “êm như nhung và thoảng qua gió mát” ấy hìnhảnh những con người xuất hiện qua cái nhìn của chị em Liên mà chủ yếu là Liên.An đã khá buồn ngủ, Liên dặn em nằm lên đùi mình ngủ khi nào tàu đến thì sẽ gọidậy. Nào là chị Tý, gia đình bác Xẩm, bác Siêu và bà cụ Thi điên. Tất cả nhữngcon người ấy khiến cho chúng ta như thấy được những cuộc sống của con ngườitrong phố huyện. Họ đại diện cho những con người nơi đây. Họ có thể đổi nghềcho nhau chứ khơng thể đổi phận cho nhau được. Thế nhưng tất cả những conngười ấy vẫn cứ lầm lũi trong bóng tối để mong một điều gì đó tươi sáng hơn đếnvới cuộc sống của họ.

(6)

khổ ấy thì chính những đứa trẻ ấy cũng đã biết tìm đến những khát khao được nhưtuổi thơ nói cách khác thì là ước mong có một cuộc sống tốt đẹp hơn.