Cán cân thương mại tính như thế nào

Cán cân thương mại là một thuật ngữ kinh tế học chắc có lẽ đã quá quen thuộc đối với các chuyên gia kinh tế. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu biết đến khái niệm này. Thật không dễ dàng để hiểu cán cân thương mại là gì. Vì vậy, hãy cùng Luận Văn 2S tìm hiểu rõ hơn cơ sở lý luận về cán cân thương mại và thực trạng cán cân thương mại ở Việt Nam nhé!

Cán cân thương mại là gì?

Cán cân thương mại [trong tiếng anh là “Balance of Trade” - BOT] đề cập đến sự chênh lệch giữa tổng giá trị tiền tệ của hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Hay nói cách khác, cán cân thương mại cho biết tình hình bán hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước [xuất khẩu] có nhiều hơn so với mua sản phẩm từ nước ngoài [nhập khẩu] hay không. Do đó, cán cân thương mại được coi là chỉ số kinh tế chính của các hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia và là một tham số quan trọng để đánh giá tăng trưởng kinh tế.


Khái niệm cán cân thương mại là gì?

Khi tổng giá trị xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, cán cân thương mại dương và tạo ra  thặng dư thương mại. Thặng dư thương mại có nghĩa là quốc gia thu được lợi nhuận từ hoạt động thương mại quốc tế. Chính phủ có thể sử dụng ngân sách bổ sung này để tăng đầu tư địa phương nhằm nâng cao mức sống hoặc đầu tư nước ngoài để tạo ra nguồn thu nhập mới cho đất nước.

Khi tổng giá trị xuất khẩu thấp hơn nhập khẩu, cán cân thương mại âm và dẫn đến thâm hụt thương mại. Thâm hụt thương mại có nghĩa là quốc gia đang chi tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được trên trường toàn cầu. Do đó, chính phủ có thể buộc phải thực hiện các loại thuế mới hoặc vay từ các quốc gia, các tổ chức tiền tệ quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF] để trang trải cho sự thiếu hụt ngân sách.

Công thức tính cán cân thương mại

Cán cân thương mại được thể hiện bằng xuất khẩu ròng qua công thức:

TB = X - M 

Trong đó:

  • TB [Trade Balance]: Cán cân thương mại
  • X [Export]: Tổng giá trị xuất khẩu
  • M [Import]: Tổng giá trị nhập khẩu

Có 3 trường hợp xảy ra:

  • Nếu NX > 0, gọi là cán cân thương mại thặng dư, có nghĩa là thu nhập từ hoạt động xuất khẩu nhiều hơn chi từ hoạt động nhập khẩu.
  • Nếu NX < 0, gọi là cán cân thương mại thâm hụt, thể hiện thu nhập từ xuất khẩu thấp hơn việc chi cho nhập khẩu.
  • Nếu NX = 0, gọi là cán cân thương mại cân bằng, có nghĩa là thu nhập từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu ngang nhau.

Có thể bạn quan tâm:

Cách làm một bài luận văn thạc sĩ kinh tế từ A - Z

Vai trò của cán cân thương mại đối với nền kinh tế là gì?

Cán cân thương mại là yếu tố giúp quốc gia đó nhìn một cách bao quát tình hình xuất khẩu và nhập khẩu trong một thời gian dài và có những điều chỉnh để cân đối và phù hợp với mục tiêu đề ra của mình.


Vai trò của cán cân thương mại đối với nền kinh tế

  • Thứ nhất, cán cân thương mại thể hiện rõ tình hình nhu cầu tiền tệ của một quốc gia, thể hiện khả năng cạnh tranh của đồng tiền của quốc gia đó thông qua sự thay đổi hóa đoái của đồng nội tệ trên đồng ngoại tệ
  • Thứ hai, cán cân thương mại thể hiện tình trạng của cán cân vãng lai. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến ổn định nền kinh tế vĩ mô của một quốc gia. Dựa vào quan sát tình hình của cán cân thương mại, quốc gia đó sẽ dễ dàng điều chỉnh các chính sách hoặc đưa ra những phương án kịp thời và phù hợp để ổn định nền kinh tế vĩ mô trong nước.
  • Thứ ba, cán cân thương mại thể hiện được mức đầu tư, tiết kiệm và thu nhập của một quốc gia trên cán cân thương mại quốc tế. Nếu cán cân thương mại thâm hụt, điều đó có nghĩa là quốc gia đó đang chi tiêu nhiều hơn thu nhập, tiết kiệm cũng ít hơn đầu tư và ngược lại. Từ đó, có những chính sách cải thiện tình hình, ổn định nền kinh tế trong nước.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại


Yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại là gì?

Dưới đây là ba yếu tố chính tác động lên cán cân thương mại của một quốc gia:

Nhập khẩu

Từ công thức ta có thể thấy, nhập khẩu là yếu tố đầu tiên quết định đến cán cân thương mại. Khi GDP của một quốc gia tăng thì nhập khẩu có xu hướng tăng. Ngoài ra, nhập khẩu còn phụ thuộc vào giá trị tương đối giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa quốc tế, khi giá cả trong nước tăng tương đối với giá cả thị trường quốc tế thì giá trị nhập khẩu sẽ tăng theo và ngược lại. Từ đó, cán cân thương mại sẽ được điều chỉnh tăng hoặc giảm 

Xuất khẩu

Xuất khẩu cũng là một yếu tố tác động đến cán cân thương mại. Nhưng xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào tình hình của các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác, vì thế nó phụ thuộc rất lớn vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì điều này, trong mô hình kinh tế, người ta thường coi nhập khẩu là yếu tố tự định.

Ngoài những yếu tố trên, cán cân thương mại còn chịu tác động của các yếu tố khác như: Thu nhập và chính sách thương mại quốc tế, giá cả hàng hóa/dịch vụ, lạm phát,... Giá trị của cán cân thương mại phụ thuộc rất lớn của giá trị các yếu tố tác động cũng như là độ tin cậy của số liệu và phương pháp thu thập số liệu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận diện, đánh và và quyết định các chính sách điều chỉnh.

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá trị mà đồng tiền này được trao đổi với một đồng tiền khác. Tỷ giá hối đoái là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến giá trị tương đối giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa quốc tế. Nếu tỷ giá đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá trị nhập khẩu các sản phẩm/dịch vụ sẽ giảm và giá xuất khẩu những hàng hóa, dịch vụ trong nước sẽ tăng.

Bạn đang thực hiện viết luận văn? Bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn đề tài? Tìm kiếm tài liệu? Thu thập dữ liệu nghiên cứu… Hãy liên hệ với Luận Văn 2S. Dịch vụ LÀM THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ  của chúng tôi chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng!

Thực trạng & Nguyên nhân thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam

Về thực trạng, theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2019 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt khoảng 516,96 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 263,45 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa của nước ta trong năm 2019 đạt xuất siêu đến 9,9 tỷ USD cao nhất trong 4 năm trở lại đây. 

 


Cán cân thương mại giai đoạn 2011 - 9/2019 [Nguồn: Tổng cục Hải quan]

Sở dĩ có tình trạng thâm hụt cán cân thương mại tại Việt Nam là do những yếu tố sau:

Do thâm hụt ngân sách

Thâm hụt ngân sách cũng chính là thâm hụt tài khoản vãng lai, điều này do:

  • Trong những năm gần đây, Việt Nam theo đuổi mục tiêu là tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, cùng với đó là những thời điểm suy thoái kinh tế, khiến cho Chính phủ phải tăng chi tiêu ngân sách để duy trì những điều kiện trên.
  • Ngoài ra, việc xây dựng tràn lan, không quy hoạch đã khiến các khoản chi ngân sách nhà nước không thực sự hiệu quả, không mang lại lợi nhuận.

Do cơ cấu hàng hóa xuất - nhập khẩu

Hiện nay, có đến ⅔ giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Vì thế, gia tăng xuất khẩu cũng chính là gia tăng nhập khẩu, giá cả hàng hóa sẽ bị nâng lên rất cao đây là vấn đề khá lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu cần được giải quyết. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của nước ta còn hạn chế, năng lực sản xuất còn nhiều mặt yếu kém, doanh nghiệp của chúng ta đa phần chỉ là các doanh nghiệp lắp ráp chua hòa toàn gia nhập vào chuỗi giá trị trong khu vực.

Chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư

Khi chính sách tiền tệ được nới lỏng, lãi suất trong nước giảm, điều này dẫn đến

  • Đầu tư tăng cao: Lãi suất giảm, thị trường ít rủi ro, nhà đầu tư mạnh dạn vay vốn đầu tư hơn
  • Mức tiết kiệm thấp: Mức tiết kiệm giảm do mức đầu tăng. Ngoài ra, việc tăng trưởng của thị trường chứng khoán và bất động sản cũng đã kích thích tiêu dùng của người dân tăng do đó tiết kiệm giảm

Do lạm phát tăng cao

Lạm phát có tác động rất lớn đến cán cân thương mại. Khi lạm phát tăng, giá trị hàng hóa/dịch vụ của quốc gia đó tăng, tác động làm tăng chỉ số cạnh tranh hàng hóa/dịch vụ của quốc gái với các nước và ngược lại. Đây là một quy luật vô cùng tự nhiên.Tuy nhiên, khi không kiểm soát được lạm phát dẫn đến lạm phát tăng cao, lúc này tình trạng sẽ biến thành một câu chuyện khác. Lạm phát tăng cao dẫn đến năng lực cạnh tranh của đồng tiền trong nước giảm so với quốc tế. Vì thế, giá trị thực của hàng hóa khi nhập khẩu hàng hóa/dịch vụ lớn hơn giá trị phải trả trước đây. Bên cạnh đó, giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng cao, các quốc gia sẽ lựa chọn một thị trường mới với giá trị thấp hơn, hàng hóa xuất khẩu giảm dẫn đến giá trị xuất khẩu giảm. Kết quả này dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại.

Chính sách giảm thuế nhập khẩu

Khi Việt Nam gia nhập WTO, song song với việc được hưởng ưu đãi và viện trợ từ các nước, Việt Nam cũng bắt đầu thực hiện chính sách giảm thuế nhập khẩu theo cam kết của thỏa thuận thương mại. Điều này đã tác động khá lớn đến cán cân thương mại. Vì khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khi chính sách mở cửa được áp dụng hàng hóa nước ngoài chất lượng cao giá cả thấp sẽ là đối thủ lớn với hàng hóa trong nước.

Hy vọng bài viết này đã giải đáp thắc mắc cán cân thương mại là gì? và mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết.

Video liên quan

Chủ Đề