Cận lâm sàng đánh giá béo phì

Đái tháo đường thai kỳ, mổ lấy thai, thừa cân, béo phì

Trước đây, nếu như béo phì chỉ được nhìn nhận ở khía cạnh về vóc dáng, thẩm mỹ thì quan điểm y học hiện đại đánh giá béo phì dưới góc độ bệnh lý về sức khỏe. Để đánh giá béo phì, chúng ta thường sử dụng chỉ số BMI (Body Mass Index). Tuy nhiên, chỉ sử dụng chỉ số BMI là chưa đủ để đánh giá béo phì một cách toàn diện.

  1. BMI (Chỉ Số Khối Lượng Cơ Thể):

BMI là một công cụ đánh giá phổ biến được sử dụng để xác định mức độ thừa cân hoặc béo phì của một người dựa trên chiều cao và cân nặng. Công thức tính BMI là:

BMI = Cân nặng (kg) / (Chiều cao (m))^2

Cận lâm sàng đánh giá béo phì

Dưới đây là bảng chỉ số BMI của người Châu Á để giúp bạn tự đánh giá tình trạng sức khỏe của mình:

Cận lâm sàng đánh giá béo phì

Tuy nhiên, chỉ số BMI không nói lên tất cả vấn đề về bệnh béo phì. Để đánh giá toàn diện hơn về bệnh lý này, chúng ta còn cần quan tâm đến tỷ lệ % mỡ cơ thể và chỉ số mỡ nội tạng.

  • Tỷ lệ % mỡ Cơ Thể:

Chỉ số BMI không phân biệt giữa khối cơ, khối xương, khối mỡ và dịch cơ thể. Vì vậy, một người có chỉ số BMI bình thường có thể có lượng mỡ cơ thể cao và ngược lại.

Thông thường tỷ lệ % mỡ cơ thể bình thường ở nam giới nên dưới 25% và nữ giới nên dưới 30%.

Cận lâm sàng đánh giá béo phì

  • Chỉ số mỡ nội Tạng:

Mỡ nội tạng, đặc biệt là mỡ bao quanh cơ tim và gan, có thể là một yếu tố nguy cơ cho nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường. Để đánh giá tỷ lệ % mỡ cơ thể và chỉ số mỡ nội tạng cần sử dụng các công cụ chuyên biệt như cân thành phần cơ thể.

Cận lâm sàng đánh giá béo phì

Vậy, làm thế nào để đối mặt với béo phì và bảo vệ sức khỏe của bạn?

  • Đảm bảo duy trì một chế độ ăn uống cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng.
  • Tập thể dục đều đặn để giảm mỡ cơ thể và cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Theo dõi chỉ số BMI và thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ với bác sĩ để kiểm tra mỡ nội tạng và các yếu tố nguy cơ khác.

Hãy nhớ rằng sức khỏe không chỉ dựa trên số liệu, mà còn phụ thuộc vào cách bạn chăm sóc và yêu thương bản thân. Và nếu như bạn có những thắc mắc, nhất là những vấn đề liên quan đến bệnh lý, sức khỏe, đừng ngần ngại, hãy tìm đến những lời khuyên của các bác sĩ và những chuyên gia Y tế.

Béo phì, lâm sàng, cận lâm sàng

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét lâm sàng, cận lâm sàng, bệnh kèm theo ở bệnh nhân béo phì có chỉ định đặt bóng dạ dày qua nội soi. Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân có tuổi từ 18-60 tuổi. Chỉ số BMI ≥ 30kg/m2 kèm theo bệnh phối hợp: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu... hoặc BMI ≥ 35kg/m2. Các thông số cần theo dõi: Tuổi, giới, đặc điểm lâm sàng, cân nặng, chỉ số BMI, bệnh kèm theo. Kết quả: Bệnh nhân béo phì < 30 tuổi chiếm tỉ lệ nhiều nhất: 52,8%. Tuổi trung bình là: 30 ± 9. Tỉ lệ nữ/nam: 49/23 (2,1). Béo phì độ 1, 2 và 3 chiếm tỉ lệ tương ứng: 56,9%, 25,0% và 18,1%, BMI trung bình là: 35,3 ± 4,8kg/m2. Cân nặng trung bình: 93,5 ± 19,8 (kg). Rối loạn lipid máu chiếm tỉ lệ cao nhất: 70,8%, tăng huyết áp: 37,5%. Kết luận: Béo phì có các bệnh lý kèm theo khá cao và cần phải điều trị tích cực.

Béo phì là trọng lượng tăng quá mức, được định nghĩa là chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥30 kg/m2. Các biến chứng bao gồm rối loạn tim mạch (đặc biệt ở những người thừa mỡ bụng), đái tháo đường, một số bệnh ung thư, bệnh sỏi mật, gan nhiễm mỡ, xơ gan, bệnh thoái hóa khớp, rối loạn sinh sản ở nam giới và nữ giới, rối loạn tâm lý, và tử vong sớm đối với người có BMI ≥ 35. Chẩn đoán dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI. Điều trị bao gồm thay đổi lối sống (ví dụ trong chế độ ăn, hoạt động thể chất và hành vi), và đối với một số bệnh nhân, các loại thuốc hoặc phẫu thuật giảm cân (mất cân.

Tỷ lệ mắc béo phì ở Mỹ cao ở mọi lứa tuổi (xem bảng ). Từ năm 2017-2018, 42,4% số người lớn bị béo phì ( ). Tỷ lệ hiện hành thấp nhất ở người lớn gốc Á không phải gốc Tây Ban Nha (17,4%) so với người lớn da đen không phải gốc Tây Ban Nha (49,6%), người lớn gốc Tây Ban Nha (44,8%) và người lớn da trắng không phải gốc Tây Ban Nha (42,2%). Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ hiện hành giữa nam và nữ ở người lớn da trắng không phải gốc Tây Ban Nha, người lớn châu Á không phải gốc Tây Ban Nha hoặc gốc Tây Ban Nha; tuy nhiên, tỷ lệ hiện hành ở phụ nữ da đen không phải gốc Tây Ban Nha (56,9%) cao hơn tất cả các nhóm khác.

Cận lâm sàng đánh giá béo phì

Tại Mỹ, béo phì và các biến chứng của nó gây ra 300.000 ca tử vong sớm mỗi năm, khiến nó là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 có thể phòng tránh được, chỉ đứng sau hút thuốc lá.

  • 1. Hales CM, Carroll MD, Fryar CD, et al: Prevalence of obesity and severe obesity among adults: United States, 2017–2018. NCHS Data Brief, no 360. Hyattsville, MD: National Center for Health Statistics, 2020.

Những nguyên nhân của sự béo phì có thể là đa nhân tố và bao gồm khuynh hướng di truyền. Cơ bản, béo phì là kết quả của sự mất cân bằng kéo dài giữa lượng năng đưa vào và năng lượng tiêu hao, bao gồm năng lượng sử dụng cho các quá trình trao đổi chất cơ bản và năng lượng tiêu hao từ hoạt động thể chất. Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác dường như làm tăng khuynh hướng mắc béo phì, bao gồm rối loạn nội tiết (ví dụ, chất bisphenol A, BPA), vi khuẩn đường ruột, chu kỳ ngủ/thức, và các yếu tố môi trường.

Di truyền của BMI là khoảng 66%. Các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến nhiều tín hiệu phân tử và thụ thể được sử dụng bởi các bộ phận của vùng dưới đồi và đường tiêu hóa để điều chỉnh lượng thực phẩm đưa vào (xem thanh bên ). Các yếu tố di truyền có thể được di truyền hoặc là kết quả từ các điều kiện lúc thai nhi (được gọi là sự đóng dấu gen). Hiếm khi, béo phì là hậu quả từ mức độ bất thường của peptide điều chỉnh lượng thực phẩm đưa vào (ví dụ, leptin) hoặc các bất thường trong các thụ thể của chúng (ví dụ thụ thể melanocortin-4).

Trọng lượng tăng khi lượng calo đưa vào vượt quá nhu cầu năng lượng. Các yếu tố quan trọng xác định năng lượng đưa vào bao gồm

  • Kích thước khẩu phần ăn
  • Độ đậm năng lượng của thực phẩm

Các thực phẩm có hàm lượng năng lượng cao (ví dụ, các thực phẩm chế biến), các chế độ ăn có lượng carbohydrate tinh chế cao, và sử dụng các đồ uống nhẹ, nước hoa quả, và rượu làm tăng cân. Các chế độ ăn nhiều rau quả tươi, chất xơ, carbohydrate phức hợp, và các chất đạm nạc, với nước là chất lỏng tiêu thụ chính, làm giảm thiểu sự tăng cân.

Một lối sống tĩnh tại góp phần tăng cân.

Sự béo phì của mẹ trước khi sinh, mẹ hút thuốc trước khi sinh, và việc hạn chế tăng trưởng trong thai kỳ có thể làm rối loạn điều chỉnh cân nặng và góp phần tăng cân trong thời thơ ấu và sau đó. Béo phì ở thời thơ ấu làm cho việc giảm cân trong cuộc sống sau này khó khăn hơn.

Tiếp xúc sớm với chất gây béo phì, một loại hóa chất gây rối loạn nội tiết (ví dụ khói thuốc lá, bisphenol A, ô nhiễm không khí, chất chống cháy, phthalates, polychlorination biphenyls) có thể làm thay đổi vị trí chuyển hóa thông qua vận động hoặc tăng kích hoạt hạt nhân ( ).

Khoảng 15% phụ nữ tăng vĩnh viễn ≥ 20 Ib mỗi lần mang thai.

Ngủ không đủ giấc (thường được coi là < 6 giờ đến 8 giờ/đêm) có thể dẫn đến tăng cân bằng cách thay đổi nồng độ hormone tạo cảm giác no, điều này thúc đẩy cảm giác đói.

Các thuốc, bao gồm corticosteroids, lithium, thuốc chống trầm cảm truyền thống (tricyclic, tetracyclic, thuốc ức chế monoamine oxidase [MAOIs]), thuốc benzodiazepine, thuốc chống co giật, thuốc thiazolidinedione (ví dụ rosiglitazone, pioglitazone), thuốc chẹn bêta và thuốc chống rối loạn thần kinh, có thể gây tăng cân.

Hiếm khi, một trong những rối loạn sau đây gây tăng cân:

  • Tổn thương não do khối u gây ra (đặc biệt là u sọ hầu) hoặc nhiễm trùng (đặc biệt những nhiễm trùng ảnh hưởng đến vùng dưới đồi), có thể kích thích tiêu thụ năng lượng quá nhiều

Ít nhất 2 hình thức ăn bệnh lý có thể liên quan với béo phì:

  • Hội chứng ăn đêm bao gồm chán ăn sáng, ăn nhiều buổi tối, và chứng mất ngủ, với bữa ăn vào giữa đêm. Ít nhất 25 đến 50% lượng thức ăn hàng ngày được đưa vào sau bữa ăn tối. Khoảng 10% người muốn điều trị bệnh béo phì nặng có thể có rối loạn này. Hiếm khi, một rối loạn tương tự được gây ra bởi việc sử dụng thuốc ngủ như zolpidem.

Hình thức tương tự nhưng mức độ nhẹ hơn có thể góp phần làm tăng cân ở nhiều người hơn. Ví dụ, ăn thêm sau bữa ăn tối góp phần tăng cân quá mức ở nhiều người không có hội chứng ăn đêm.

  • 1. Ajslev TA, Andersen CS, Gamborg M, et al: Childhood overweight after establishment of the gut microbiota: The role of delivery mode, pre-pregnancy weight and early administration of antibiotics. Int J Obes 35 (4): 522–529, 2011. doi: 10.1038/ijo.2011.27
  • 2. Heindel JJ, Newbold R, Schug TT: Endocrine disruptors and obesity. Nat Rev Endocrinol 11 (11):653–661, 2015. doi: 10.1038/nrendo.2015.163
  • 3. Williamson DF, Thompson TJ, Anda RF, et al: Body weight and obesity in adults and self-reported abuse in childhood. Int J Obes Relat Metab Disord 26(8):1075-82, 2002. doi: 10.1038/sj.ijo.0802038
  • 4. Anda RF, Felitti VJ, Bremner JD, et al: The enduring effects of abuse and related adverse experiences in childhood. A convergence of evidence from neurobiology and epidemiology. Eur Arch Psychiatry Clin Neurosci 256(3):174-86, 2006. doi: 10.1007/s00406-005-0624-4

Các biến chứng của béo phì bao gồm:

  • Các rối loạn tim mạch
  • Các rối loạn gân và cân
  • Các vấn đề về xã hội, kinh tế, và tâm lý

, rối loạn mỡ máu Rối loạn lipid máu Rối loạn mỡ máu là tình trạng tăng cholesterol, triglycerid (TG), hoặc cả hai trong huyết tương, hoặc nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL-C) thấp góp phần vào sự phát triển... đọc thêm

Cận lâm sàng đánh giá béo phì
, và tăng huyết áp Tăng huyết áp Tăng huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ (≥ 130 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ (≥ 80 mm Hg), hoặc cả hai. Tăng huyết áp mà không có nguyên nhân rõ ràng... đọc thêm
Cận lâm sàng đánh giá béo phì
(hội chứng chuyển hóa) có thể phát triển, thường dẫn đến bệnh đái tháo đường Đái tháo đường (DM) Đái tháo đường là suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi dẫn đến tăng đường huyết. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều... đọc thêm và bệnh động mạch vành Tổng quan bệnh động mạch vành Bệnh động mạch vành (CAD) bao gồm sự suy giảm lưu lượng máu qua các động mạch vành, thông thường là do các mảng xơ vữa. Biểu hiện lâm sàng bao gồm thiếu máu cơ tim thầm lặng, đau thắt ngực,... đọc thêm
Cận lâm sàng đánh giá béo phì
. Những biến chứng này hay xảy ra ở những bệnh nhân có tập trung mỡ ở bụng (béo bụng), nồng độ triglyceride cao trong huyết thanh, tiền sử gia đình bị tiểu đường loại 2 hoặc bị bệnh tim mạch ở giai đoạn sớm hoặc kết hợp các yếu tố nguy cơ này.

Béo phì có thể gây ra hội chứng giảm thông khí do béo phì (hội chứng Pickwick). Rối loạn thở dẫn đến tăng CO2 máu, giảm độ nhạy cảm đối với CO2 trong việc kích thích hô hấp, thiếu hụt oxy máu, bệnh tim phổi, và nguy cơ tử vong sớm. Hội chứng này có thể xảy ra đơn độc hoặc sau ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ.

Các rối loạn da là phổ biến; tăng bài tiết mồ hôi và da, bị mắc kẹt trong các nếp gấp dày của da, thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển, làm cho nhiễm trùng hăm đặc biệt phổ biến.

Béo phì dẫn đến các vấn đề xã hội, kinh tế và tâm lý như là kết quả của sự thành kiến, sự phân biệt đối xử, hình ảnh cơ thể xấu xí, và lòng tự trọng thấp. Ví dụ, nhiều người có thể thiếu công ăn việc làm hoặc bị thất nghiệp.

  • Chỉ số khối cơ thể (BMI)
  • Chu vi vòng eo
  • Đôi khi phân tích thành phần cơ thể

Ở người trưởng thành, BMI, được định nghĩa là cân nặng (kg) chia cho chiều cao bình phương (m2), được sử dụng để sàng lọc người thừa cân hoặc béo phì (xem bảng: ):

  • Thừa cân = 25 đến 29,9 kg/m2
  • Béo phì = ≥ 30 kg/m2

Tuy nhiên, BMI là một công cụ sàng lọc thô và có những hạn chế trong nhiều bộ phận dân cư. Một số chuyên gia cho rằng điểm cắt BMI nên khác nhau dựa trên chủng tộc, giới tính và độ tuổi. Ví dụ, trong một số quần thể không phải da trắng nhất định, các biến chứng của béo phì phát triển ở mức BMI thấp hơn nhiều so với người da trắng.

Cận lâm sàng đánh giá béo phì

Người châu Á và nhiều dân bản địa có điểm cắt thấp hơn (23 kg/m2) cho mức thừa cân. Ngoài ra, BMI có thể cao ở những vận động viên nhiều cơ bắp do họ không có mỡ thừa, và có thể ở mức bình thường hoặc thấp trên những người đã từng bị thừa cân trước đây nay bị mất khối lượng cơ.

Chu vi vòng eo và sự xuất hiện của hội chứng chuyển hóa có vẻ báo hiệu nguy cơ các biến chứng chuyển hóa và tim mạch tốt hơn so với chỉ số BMI.

Mức chu vi vòng eo dẫn đến tăng nguy cơ gây ra các biến chứng do béo phì thay đổi theo nhóm dân tộc và giới tính.

Thành phần cơ thể – phần trăm mỡ và cơ của cơ thể – cũng được xem xét khi chẩn đoán béo phì. Mặc dù có thể không cần thiết trong thực hành lâm sàng thông thường, phân tích thành phần cơ thể có thể hữu ích nếu các bác sĩ lâm sàng nghi ngờ BMI tăng cao là do cơ hoặc mỡ quá thừa.

Phân tích trở kháng điện sinh học (BIA) có thể ước tính tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể đơn giản và không xâm lấn. BIA ước tính trực tiếp tỷ lệ phần trăm của tổng lượng nước cơ thể; tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể được suy ra gián tiếp. BIA là đáng tin cậy nhất ở người khỏe mạnh và ở những người chỉ có một vài rối loạn mạn tính không làm thay đổi tỷ lệ phần trăm của tổng lượng nước cơ thể (ví dụ, béo phì mức độ vừa, đái tháo đường). Việc đo lường BIA có đặt ra rủi ro ở những người mang máy khử rung tim được cấy ghép là không rõ ràng.

Trọng lượng dưới nước (thuỷ tĩnh) là phương pháp chính xác nhất để đo tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể. Nó được sử dụng trong nghiên cứu hơn là trong chăm sóc lâm sàng do tốn thời gian và kinh phí. Cần phải thở ra hoàn toàn mới có thể đo được chính xác trọng lượng dưới nước.

Các phương thức chụp hình, bao gồm chụp CT, MRI, và X quang hấp thụ năng lượng kép (DXA), cũng có thể ước lượng được tỷ lệ phần trăm và sự phân bố mỡ cơ thể nhưng thường chỉ được sử dụng cho nghiên cứu.

Bệnh nhân béo phì nên được sàng lọc các rối loạn phổ biến kèm theo như ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) bao gồm nhiều giai đoạn đóng một phần hoặc hoàn toàn đường hô hấp trên xảy ra trong khi ngủ và dẫn đến ngừng thở (được định nghĩa là khoảng thời gian ngưng... đọc thêm , , rối loạn lipid máu Rối loạn lipid máu Rối loạn mỡ máu là tình trạng tăng cholesterol, triglycerid (TG), hoặc cả hai trong huyết tương, hoặc nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL-C) thấp góp phần vào sự phát triển... đọc thêm

Cận lâm sàng đánh giá béo phì
, tăng huyết áp Tăng huyết áp Tăng huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ (≥ 130 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ (≥ 80 mm Hg), hoặc cả hai. Tăng huyết áp mà không có nguyên nhân rõ ràng... đọc thêm
Cận lâm sàng đánh giá béo phì
, gan nhiễm mỡ Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) Gan nhiễm mỡ là sự tích tụ lipid trong tế bào gan. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) bao gồm thâm nhiễm mỡ đơn độc (một tình trạng lành tính gọi là gan nhiễm mỡ), trong khi viêm gan nhiễm... đọc thêm và . Các công cụ sàng lọc có thể giúp ích; ví dụ đối với chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, các bác sĩ lâm sàng có thể sử dụng dụng cụ như bảng câu hỏi STOP-BANG (xem bảng ) và thường là chỉ số ngưng thở-giảm hô hấp Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) bao gồm nhiều giai đoạn đóng một phần hoặc hoàn toàn đường hô hấp trên xảy ra trong khi ngủ và dẫn đến ngừng thở (được định nghĩa là khoảng thời gian ngưng... đọc thêm (tổng số cơn ngưng thở hoặc giai đoạn giảm hô hấp xảy ra trong mỗi giờ ngủ). Ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ thường là không được chẩn đoán, và chứng béo phì làm tăng nguy cơ này.

Béo phì có xu hướng tiến triển nếu không được điều trị. Xác suất và mức độ nghiêm trọng của các biến chứng tỷ lệ thuận với

  • Khối lượng chất béo tuyệt đối
  • Sự phân bố chất béo
  • Khối lượng cơ tuyệt đối

Sau khi giảm cân, trong vòng 5 năm hầu hết mọi người quay trở lại trọng lượng của họ trước khi điều trị, và do đó, béo phì đòi hỏi một chương trình quản lý suốt đời tương tự như các rối loạn mạn tính khác.

  • Quản lý chế độ ăn
  • Hoạt động thể chất
  • Can thiệp hành vi
  • Thuốc (ví dụ: phentermine, orlistat, lorcaserin [không có ở Hoa Kỳ vì nguy cơ bị ung thư có thể xảy ra], phentermine/topiramate, naltrexone/bupropion giải phóng kéo dài, liraglutide, semaglutide)
  • Phẫu thuật giảm béo

Giảm cân thậm chí từ 5 đến 10% giúp cải thiện sức khoẻ tổng thể, giúp giảm nguy cơ phát triển các biến chứng tim mạch (ví dụ như tăng huyết áp Tăng huyết áp Tăng huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ (≥ 130 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ (≥ 80 mm Hg), hoặc cả hai. Tăng huyết áp mà không có nguyên nhân rõ ràng... đọc thêm

Cận lâm sàng đánh giá béo phì
, rối loạn lipid máu Rối loạn lipid máu Rối loạn mỡ máu là tình trạng tăng cholesterol, triglycerid (TG), hoặc cả hai trong huyết tương, hoặc nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL-C) thấp góp phần vào sự phát triển... đọc thêm
Cận lâm sàng đánh giá béo phì
, ) và giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và làm giảm nhẹ các biến chứng và các rối loạn kèm theo khác như ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) bao gồm nhiều giai đoạn đóng một phần hoặc hoàn toàn đường hô hấp trên xảy ra trong khi ngủ và dẫn đến ngừng thở (được định nghĩa là khoảng thời gian ngưng... đọc thêm , gan nhiễm mỡ Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) Gan nhiễm mỡ là sự tích tụ lipid trong tế bào gan. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) bao gồm thâm nhiễm mỡ đơn độc (một tình trạng lành tính gọi là gan nhiễm mỡ), trong khi viêm gan nhiễm... đọc thêm , vô sinh Tổng quan về vô sinh Vô sinh thường được định nghĩa là không có khả năng thụ thai sau 1 năm quan hệ tình dục thường xuyên, không có biện pháp bảo vệ. Vô sinh được định nghĩa là một bệnh bởi Tổ chức Y tế Thế giới... đọc thêm , và trầm cảm Các rối loạn trầm cảm Các rối loạn trầm cảm được đặc trưng bởi buồn trầm trọng hoặc dai dẳng đủ để ảnh hưởng vào hoạt động chức năng và thường là do giảm sự quan tâm hoặc thích thú trong các hoạt động. Nguyên nhân... đọc thêm .

Sự hỗ trợ từ các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ, đồng nghiệp, các thành viên trong gia đình và các chương trình hỗ trợ khác nhau có thể giúp giảm và duy trì cân nặng.

Ăn cân bằng là quan trọng cho việc giảm và duy trì cân nặng.

Các chiến lược bao gồm

  • Ăn các bữa nhỏ và tránh hoặc lựa chọn cẩn thận các đồ ăn nhẹ
  • Thay thế hoa quả tươi và rau và salad cho carbohydrate tinh chế và thực phẩm chế biến
  • Dùng nước uống thay cho nước giải khát hoặc nước hoa quả
  • Hạn chế tiêu thụ rượu đến mức độ vừa phải
  • Dùng các sản phẩm sữa không béo có hoặc ít chất béo, là một phần của chế độ ăn lành mạnh và giúp cung cấp đủ một lượng vitamin D

Sử dụng các bữa ăn thay thế có thể giúp giảm và duy trì cân nặng; các sản phẩm này có thể được sử dụng định kỳ hoặc liên tục.

Tập thể dục làm tăng tiêu hao năng lượng, tỉ lệ trao đổi chất cơ bản và sinh nhiệt từ chế độ ăn. Tập thể dục dường như điều chỉnh sự ngon miệng tương đồng hơn với nhu cầu năng lượng. Các lợi ích khác liên quan đến hoạt động thể lực bao gồm

  • Tăng độ nhạy cảm của insulin
  • Cải tiến cấu hình lipid
  • Huyết áp thấp
  • Thân thể khỏe mạnh tốt hơn
  • Tâm lý thoải mái
  • Giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư đại tràng
  • Tăng tuổi thọ trung bình

Tập thể dục, bao gồm những bài tập tăng sức bền (sức đề kháng) làm tăng khối cơ. Bởi vì khi nghỉ mô cơ đốt cháy nhiều năng lượng hơn mô mỡ, tăng khối lượng cơ tạo ra sự gia tăng kéo dài trong tỉ lệ trao đổi chất cơ bản. Bài tập mà thú vị và thư giãn có nhiều khả năng được duy trì. Sự kết hợp giữa tập thể dục nhịp điệu và tập luyện sức đề kháng tốt hơn so với tập đơn lẻ. Các hướng dẫn đề xuất hoạt động thể chất 150 phút/tuần để có lợi cho sức khỏe và 300 đến 360 phút/tuần để giảm và duy trì cân nặng. Phát triển lối sống với hoạt động thể lực có thể giúp giảm cân và duy trì cân nặng.

Các nhà lâm sàng có thể khuyến cáo các can thiệp hành vi khác nhau để giúp bệnh nhân giảm cân. Chúng bao gồm

  • Hỗ trợ
  • Tự theo dõi
  • Kiểm soát căng thẳng
  • Quản lý dự phòng
  • Giải quyết vấn đề
  • Kiểm soát các kích thích

Ủng hộ có thể đến từ một nhóm, một người bạn thân, hoặc các thành viên trong gia đình. Tham gia vào một nhóm hỗ trợ có thể tăng sự gắn bó với các thay đổi lối sống và do đó thúc đẩy giảm cân. Càng tham gia thường xuyên vào các cuộc họp nhóm, sự hỗ trợ, động cơ và sự giám sát sẽ càng cao hơn và họ cũng thấy trách nhiệm cao hơn, kết quả là sẽ giảm cân nhiều hơn.

Tự theo dõi có thể bao gồm lưu trữ 1 bản ghi thực phẩm (bao gồm số lượng calo trong các thực phẩm), cân đều đặn, và quan sát và ghi lại các hành vi. Một thông tin hữu ích khác là ghi lại thời gian và địa điểm tiêu thụ thực phẩm, sự có mặt hay vắng mặt của người khác, và tâm trạng khi đó. Các nhà lâm sàng có thể cung cấp phản hồi về cách bệnh nhân có thể cải thiện thói quen ăn uống của họ.

Quản lý căng thẳng bao gồm huấn luyến các bệnh nhân xác định các tình huống căng thẳng và phát triển các chiến lược quản lý căng thẳng mà không cần phải ăn (ví dụ đi bộ, thiền, thở sâu).

Quản lý đột xuất bao gồm cung cấp những phần thưởng hữu hình cho những hành vi tích cực (ví dụ như tăng thời gian đi bộ hoặc giảm tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định). Các phần thưởng có thể được trao bởi người khác (ví dụ, từ các thành viên của một nhóm hỗ trợ hoặc một người đang hành nghề chăm sóc sức khoẻ) hoặc bởi bản thân người đó (ví dụ, mua quần áo mới hoặc vé xem ca nhạc). Khen thưởng bằng lời (sự tán dương) cũng có thể có ích.

Giải quyết vấn đề bao gồm nhận dạng và lập kế hoạch cho các tình huống làm tăng nguy cơ ăn không lành mạnh (ví dụ đi du lịch, đi ra ngoài ăn tối) hoặc làm giảm cơ hội cho hoạt động thể dục (ví dụ lái xe đi chơi xa).

Kiểm soát các kích thích bao gồm nhận dạng những trở ngại đối với ăn lành mạnh và một lối sống tích cực và phát triển các chiến lược để vượt qua chúng. Ví dụ, mọi người có thể tránh đi ăn ở nhà hàng ăn nhanh hoặc không giữ các loại kẹo trong nhà. Để có một lối sống tích cực hơn, họ có thể tiếp nhận một hoạt động ưa thích (ví dụ, làm vườn) đăng ký vào một nhóm các hoạt động (ví dụ, lớp tập luyện, nhóm thể thao), đi bộ nhiều hơn, tạo thói quen đi thang bộ thay vì thang máy và đỗ xe ở cuối bãi đậu xe (sẽ phải đi bộ xa hơn).

Các nguồn từ Internet, các ứng dụng cho thiết bị di động và các thiết bị công nghệ khác cũng có thể giúp tuân thủ những thay đổi lối sống và giảm cân. Các ứng dụng có thể giúp bệnh nhân đặt mục tiêu giảm cân, theo dõi tiến bộ của họ, theo dõi tiêu thụ thực phẩm và ghi lại hoạt động thể lực.

Orlistat ức chế lipase ruột, giảm hấp thu chất béo và cải thiện đường và các lipid huyết. Vì thuốc orlistat không bị hấp thu nên các ảnh hưởng toàn thân là rất hiếm. Đầy hơi, phân sống, và tiêu chảy là thông thường nhưng có khuynh hướng hết trong năm thứ hai của điều trị. Một liều 120 mg đường uống 3 lần một ngày được dùng với các bữa ăn bao gồm chất béo. Vitamin bổ sung nên được dùng ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi dùng orlistat. Chứng kém hấp thu và ứ mật là chống chỉ định; hội chứng ruột kích thích và các rối loạn GI khác có thể làm cho orlistat khó chịu đựng. Orlistat có sẵn không cần kê đơn.

Phentermine là chất tác động lên trung ương ức chế sự thèm ăn được dùng trong ngắn hạn (≤ 3 tháng). Liều khởi đầu thông thường là 15 mg x 1 lần/ngày và có thể tăng liều lên 30 mg x 1 lần/ngày, 37,5 mg x 1 lần/ngày, 15 mg x 2 lần/ngày hoặc 8 mg x 3 lần/ngày trước bữa ăn. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm tăng huyết áp và nhịp tim, chứng mất ngủ, lo âu và táo bón. Không nên sử dụng Phentermine ở những bệnh nhân có các rối loạn tim mạch từ trước, kiểm soát huyết áp kém, cường giáp, hoặc có tiền sử lạm dụng thuốc hoặc nghiện. Dùng 2 lần/ngày có thể giúp kiểm soát sự thèm ăn tốt hơn suốt cả ngày.

Sự kết hợp của phentermine và topiramate (dùng để điều trị co giật và chứng đau nửa đầu) được cho phép sử dụng lâu dài. Sự kết hợp thuốc này làm giảm cân trong thời gian tới 2 năm. Liều khởi đầu của dạng phóng thích kéo dài (phentermine 3,75 mg/topiramate 23mg) có thể tăng lên 7,5 mg/46 mg sau 2 tuần; sau đó liều có thể dần dần tăng đến tối đa là 15 mg/92 mg nếu cần thiết để duy trì sự giảm cân. Bởi vì có nguy cơ gây ra các khuyết tật bẩm sinh, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chỉ nên dùng hợp chất này nếu họ đang sử dụng phương pháp tránh thai và được kiểm tra hàng tháng xem có thai không. Các tác dụng phụ tiềm tàng bất lợi khác bao gồm các vấn đề về giấc ngủ, suy giảm nhận thức, và tăng nhịp tim. Các tác động dài hạn lên hệ tim mạch vẫn chưa được biết, các nghiên cứu sau khi tiếp thị đang được tiến hành.

Lorcaserin (không có ở Hoa Kỳ) ức chế sự thèm ăn qua chủ vật chọn lọc chủ động các thụ thể serotonin 2C (5-HT2C) não. Không giống như các thuốc serotonergic trước đây được sử dụng để giảm cân, lorcaserin hướng chọn lọc tới các thụ thể 5-HT2C trong vùng dưới đồi, trong đó, khi nhắm mục tiêu, gây ra sự chán ăn; nó không kích thích các thụ thể 5-HT2B ở van tim. Trong các nghiên cứu lâm sàng, tỷ lệ mắc bệnh van tim không tăng đáng kể ở những bệnh nhân dùng lorcaserin so với dùng giả dược. Liều thông thường và tối đa của lorcaserin là 10 mg uống mỗi 12h. Các tác dụng phụ thường gặp nhất ở những bệnh nhân không măc đái tháo đường là nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, khô miệng và táo bón; những tác dụng phụ này thường tự giới hạn. Không nên sử dụng Lorcaserin cùng với các thuốc serotonergic, chẳng hạn như các chất ức chế thu lại serotonin chọn lọc (SSRIs), chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI), hoặc chất ức chế monoamine oxidase (MAOI), bởi vì hội chứng serotonin Hội Chứng Serotonin Hội chứng serotonin là một tình trạng có khả năng đe dọa tính mạng do tăng hoạt động serotonergic của hệ thần kinh trung ương thường liên quan đến thuốc. Triệu chứng có thể bao gồm sự thay đổi... đọc thêm là một nguy cơ. Lorcaserin đã bị rút khỏi thị trường Hoa Kỳ sau khi xác định là tăng nguy cơ bị ung thư trong một thử nghiệm sau khi lưu hành sản phẩm trên thị trường.

Các viên nén phóng thích Naltrexone/bupropion kéo dài có thể được sử dụng như một chất giảm cân bổ sung. Naltrexone (được sử dụng để giúp cai rượu) là một chất đối kháng opioid và được cho là ngăn chặn phản hồi tiêu cực đối với các con đường cảm giác no trong não. Bupropion (được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm và để giúp cho việc cai thuốc lá) có thể gây ra chứng chán ăn qua hoạt động adrenergic và dopaminergic ở vùng dưới đồi. Liều khởi đầu là một viên duy nhất naltrexone 8 mg/bupropion 90mg; liều được chuẩn độ trên 4 tuần tới liều tối đa 2 viên 2 lần/ngày. Các tác dụng phụ thường gặp nhất gồm buồn nôn, nôn ói, nhức đầu, và tăng huyết áp tâm thu và tâm trương từ 1 đến 3 mmHg. Các chống chỉ định đối với thuốc này bao gồm tăng huyết áp không kiểm soát và có tiền sử hoặc đang có các yếu tố nguy cơ gây co giật bởi vì bupropion làm giảm ngưỡng co giật.

Liraglutide là một thuốc chủ vận glucagon-like peptide 1 (GLP-1) được sử dụng ban đầu trong điều trị đái tháo đường loại 2. Liraglutide làm tăng giải phóng insulin trung gian glucose từ tuyến tụy để tạo ra kiểm soát đường huyết; liraglutide cũng kích thích cảm giác no và giảm khối lượng thực phẩm ăn vào. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng liraglutide 3 mg hàng ngày dẫn đến giảm 12,2% cân nặng sau 56 tuần. Liều khởi đầu là 0,6 mg tiêm dưới da, một lần/ngày; tăng liều 0,6 mg/tuần đến liều tối đa 3mg x 1 lần/ngày. Liraglutide phải được dùng bằng đường tiêm. Các tác dụng phụ bao gồm buồn nôn và nôn ói; liraglutide có các cảnh báo bao gồm viêm tụy cấp và nguy cơ của khối u tế bào C tuyến giáp.

Semaglutide là một loại thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 được phê duyệt để điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Semaglutide làm tăng giải phóng insulin qua trung gian glucose và làm giảm cảm giác thèm ăn cũng như năng lượng tiêu thụ thông qua tác động lên các trung tâm thèm ăn ở vùng dưới đồi. Semaglutide 2,4 mg tiêm dưới da đã làm giảm trọng lượng cơ thể trung bình là 14,9% sau 68 tuần so với 2,4% ở bệnh nhân được điều trị bằng giả dược ( ). Bệnh nhân dùng semaglutide cũng có những cải thiện lớn hơn về các yếu tố nguy cơ tim mạch cũng như hoạt động thể chất theo báo cáo của bệnh nhân. Giống như liraglutide, các tác dụng bất lợi phổ biến nhất của semaglutide bao gồm buồn nôn và tiêu chảy, thường thoáng qua và từ mức độ nhẹ đến mức độ trung bình. Cảnh báo đối với semaglutide bao gồm khối u tuyến giáp và viêm tụy. Liều khởi đầu là 0,25 mg mỗi tuần một lần trong 4 tuần, tăng liều 4 tuần một lần đến liều duy trì là 2,4 mg mỗi tuần một lần vào tuần thứ 17.

Cần phải ngừng dùng thuốc giảm cân nếu các bệnh nhân không thấy giảm cân rõ sau 12 tuần điều trị.

Hầu hết các thuốc giảm cân không kê đơn đều không được khuyến cáo bởi vì chúng không chỉ ra hiệu quả. Các ví dụ cho loại thuốc này là brindleberry, l-cititine, chitosan, pectin, chiết xuất từ hạt nho, hạt dẻ ngựa, chromium picolinate, fucus vesiculosus, và gingko biloba. Một số (ví dụ, caffeine, ephedrine, guarana, phenylpropanolamine) có nhiều tác dụng bất lợi hơn là lợi ích của chúng. Ngoài ra, một số loại thuốc này được pha hoặc chứa các chất độc hại bị Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cấm (ví dụ, ephedra, cam đắng, sibutramine).

Béo phì là mối quan tâm đặc biệt ở trẻ em và người trưởng thành.

Sau tuổi dậy thì, thực phẩm đưa vào tăng; ở trẻ trai, lượng calo dư thừa được sử dụng để tăng sự lắng đọng protein, nhưng ở trẻ gái, dự trữ chất béo tăng.

Đối với trẻ em béo phì, các biến chứng về tâm lý (ví dụ, tự trọng kém, những khó khăn xã hội, trầm cảm) và các biến chứng cơ xương có thể phát triển sớm. Một số biến chứng cơ xương, chẳng hạn như trật khớp háng Chứng trượt đầu trên xương đùi (SCFE) Chứng trượt đầu trên xương đùi là sự di chuyển của cổ xương đùi lên trên và về phía trước so với đầu xương đùi. Chẩn đoán bằng chụp X-quang cả hai khớp háng; đôi khi cần chẩn đoán hình ảnh khác... đọc thêm

Cận lâm sàng đánh giá béo phì
, chỉ xảy ra ở trẻ em. Các biến chứng sớm khác có thể bao gồm ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) ở trẻ em Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) là những đợt đường thở trên tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ xảy ra trong khi ngủ và dẫn đến ngừng thở. Các triệu chứng bao gồm ngáy và đôi khi ngủ... đọc thêm , , tăng lipid máu, và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) Gan nhiễm mỡ là sự tích tụ lipid trong tế bào gan. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) bao gồm thâm nhiễm mỡ đơn độc (một tình trạng lành tính gọi là gan nhiễm mỡ), trong khi viêm gan nhiễm... đọc thêm . Nguy cơ biến chứng tim mạch, hô hấp, chuyển hóa, gan, và các biến chứng liên quan đến béo phì khác tăng lên khi những trẻ em này trưởng thành.

Nguy cơ mắc béo phì trong tuổi trưởng thành phụ thuộc một phần vào thời điểm trẻ bắt đầu bị béo phì:

  • Trong thời kỳ sơ sinh: Nguy cơ thấp
  • Giữa 6 tháng đến 5 tuổi: 25%
  • Sau 6 tuổi: \> 50%
  • Trong thời gian thanh thiếu niên nếu bố mẹ có béo phì: \> 80%

Ở trẻ em, phòng ngừa tăng cân trong tương lai, thay vì giảm cân, là một mục tiêu hợp lý. Chế độ ăn nên thay đổi, và hoạt động thể lực tăng lên. Tăng các hoạt động chung và vui chơi có khả năng hiệu quả hơn một chương trình tập luyện. Tham gia vào các hoạt động thể chất trong thời thơ ấu có thể thúc đẩy một lối sống năng động suốt đời. Hạn chế các hoạt động tĩnh tại (ví dụ, xem TV, sử dụng máy tính hoặc thiết bị cầm tay) có thể giúp ích. Các thuốc và phẫu thuật nên tránh nhưng, nếu các biến chứng của béo phì đe dọa tính mạng, có thể rất có ích.

Các biện pháp kiểm soát cân nặng và phòng ngừa béo phì ở trẻ em có thể có các lợi ích lớn nhất cho sức khỏe cộng đồng. Các biện pháp nên được thực hiện trong gia đình, trường học, và các chương trình chăm sóc ban đầu.

Ở Mỹ, tỷ lệ người cao tuổi béo phì đang gia tăng.

Với tuổi già, mỡ cơ thể tăng và được tái phân bố vào vùng bụng, và khối lượng cơ bị mất, ở mức lớn, bởi vì không hoạt động thể chất, nhưng giảm hormone nam và hormone tăng trưởng (được đồng hóa) và các cytokines viêm sinh ra khi béo phì có thể đóng một vai trò.

Nguy cơ của các biến chứng phụ thuộc vào

  • Sự phân bố mỡ cơ thể (tăng chủ yếu là mỡ phân bố ở vùng bụng)
  • Khoảng thời gian và mức độ nghiêm trọng của béo phì
  • Liên quan thiếu cơ

Tăng vòng bụng, đề xuất phân bố mỡ bụng, dự đoán tỉ lệ mắc bệnh (ví dụ, tăng huyết áp Tăng huyết áp Tăng huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ (≥ 130 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ (≥ 80 mm Hg), hoặc cả hai. Tăng huyết áp mà không có nguyên nhân rõ ràng... đọc thêm

Cận lâm sàng đánh giá béo phì
, đái tháo đường Đái tháo đường (DM) Đái tháo đường là suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi dẫn đến tăng đường huyết. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều... đọc thêm , bệnh động mạch vành Tổng quan bệnh động mạch vành Bệnh động mạch vành (CAD) bao gồm sự suy giảm lưu lượng máu qua các động mạch vành, thông thường là do các mảng xơ vữa. Biểu hiện lâm sàng bao gồm thiếu máu cơ tim thầm lặng, đau thắt ngực,... đọc thêm
Cận lâm sàng đánh giá béo phì
) và nguy cơ tử vong tốt hơn ở người cao tuổi so với BMI. Với sự già hóa, chất béo có xu hướng tích nhiều hơn trong vùng eo.

Đối với người lớn tuổi, bác sĩ có thể khuyến nghị giảm lượng calo nạp vào và tăng hoạt động thể chất. Tuy nhiên, nếu những bệnh nhân lớn tuổi mong muốn giảm đáng kể lượng calo đưa vào, chế độ ăn của họ nên được bác sĩ giám sát. Hoạt động thể chất cũng cải thiện sức mạnh cơ, tính dẻo dai, sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ phát triển các rối loạn mạn tính như đái tháo đường. Hoạt động nên bao gồm các bài tập tăng sức khỏe và tăng sức bền.

Dù lượng calo được xem xét đưa vào như thế nào thì dinh dưỡng cũng cần phải được tối ưu hóa.

Ngủ tốt và có chất lượng, quản lý căng thẳng và giảm lượng cồn đưa vào cũng rất quan trọng.

  • Béo phì làm tăng nguy cơ gặp nhiều vấn đề sức khoẻ và là nguyên nhân gây ra 300.000 trường hợp tử vong sớm mỗi năm tại Hoa Kỳ, khiến cho nó chỉ đứng sau hút thuốc về nguyên nhân gây tử vong có thể ngăn ngừa được.
  • Lượng calo đưa vào quá mức và ít hoạt động thể chất góp phần lớn vào sự béo phì, nhưng tính nhạy cảm di truyền và các rối loạn khác nhau (bao gồm rối loạn ăn) cũng có thể góp phần.
  • Sàng lọc những bệnh nhân qua chỉ số BMI và đo chu vi vòng eo và, khi có chỉ định phân tích thành phần cơ thể, bằng cách đo độ dày lớp mỡ dưới da hoặc sử dụng phân tích trở kháng điện sinh học.
  • Sàng lọc những bệnh nhân béo phì cho các rối loạn phổ biến kèm theo, như ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ, và trầm cảm.

Động viên bệnh nhân giảm thậm chí từ 5 đến 10% trọng lượng cơ thể bằng cách thay đổi chế độ ăn của họ, tăng hoạt động thể lực và sử dụng các can thiệp hành vi nếu có thể.