Câu 10: các bệnh lây lan nhanh thành dịch, làm chết nhiều vật nuôi nguyên nhân là gì?

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Khương - Bác sĩ truyền nhiễm - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Lịch sử loài người đã chứng kiến rất nhiều các địa dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người. Hiện nay một số căn bệnh đã có phương thuốc điều trị cũng như vắc-xin phòng bệnh. Tuy nhiên việc nhận thức và thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh từ động vật sang người vẫn cần được tuyên truyền, giáo dục vì có nhiều căn bệnh mới xuất hiện, điển hình là đại dịch Covi-19, bệnh có nguồn gốc từ loài dơi xuất hiện ở Vũ Hán - Trung Quốc.

Dịch bệnh từ động vật lây sang người hết sức nguy hiểm, đòi hỏi chúng ta cần phải có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Hiện nay, các bệnh truyền nhiễm mới nổi và thường gặp lây từ động vật gây ra mối đe dọa không chỉ đối với sức khỏe của động vật và con người mà còn đối với an ninh y tế toàn cầu. Ước tính có khoảng 60% các bệnh truyền nhiễm đã biết và tới 75% các bệnh truyền nhiễm mới hoặc đang phát sinh có nguồn gốc từ động vật. Trên toàn cầu, các bệnh truyền nhiễm chiếm 15,8% tổng số ca tử vong và 43,7% số ca tử vong ở các nước có nguồn tài nguyên thấp. Người ta ước tính rằng bệnh truyền nhiễm từ động vật gây ra 2,5 tỷ ca bệnh ở người và 2,7 triệu ca tử vong ở người trên toàn thế giới mỗi năm. Bệnh truyền nhiễm từ động vật mới nổi là nguyên nhân gây ra một số dịch bệnh nguy hiểm và có sức tàn phá lớn nhất. Tuy nhiên, bệnh cúm động vật thực sự có thể gây ra một mối đe dọa âm ỉ và lâu dài hơn đối với sức khỏe con người và động vật.

Gần đây do sự thay đổi về môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu, sự giao lưu giữa các quốc gia và khu vực ngày càng tăng làm cho một số bệnh truyền nhiễm bùng phát trở lại và có xu hướng gia tăng; sự biến chủng của vi sinh vật làm cho một số bệnh truyền nhiễm gây dịch mới nổi như Ebola, SARS, cúm A [H1N1, H5N1] , vào tháng 12 năm 2019, một chủng coronavirus gây bệnh Covid-19 và một số bệnh do tác nhân ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người.

Động vật có thể truyền nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ nhỏ

Trên động vật: Các vật nuôi có thể mang ký sinh trùng và lây truyền ký sinh trùng sang người. Việc rửa tay sạch và hợp lý có thể làm giảm nguy cơ đáng kể. Bệnh lây truyền từ động vật lây sang người và ngược lại [zoonotic disease_ZDs] là một bệnh có thể lây truyền qua lại giữa động vật và con người. Các bệnh ZDs có thể gây ra bởi virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Một số bệnh ất phổ biến. Đối với bệnh ZDs gây ra bởi ký sinh trùng, các triệu chứng và dấu chứng có thể phân biệt được dựa vào loại ký sinh trùng và con người. Đôi khi người nhiễm các bệnh ZDs có thể mắc bệnh nhưng một số khác không biểu hiện triệu chứng và không thấy biểu hiện bệnh. Các người khác có thể có triệu chứng như tiêu chảy, đau cơ và sốt.

Các thực phẩm có thể là nguồn nhiễm các bệnh ZDs khi động vật như bò, heo nhiễm ký sinh trùng Cryptosporidium spp. hoặc Trichinella spp. Người có thể nhiễm phải bệnh cryptosporidiosis nếu họ tình cờ nuốt thức ăn hoặc nước uống nhiễm phân của động vật đang nhiễm bệnh. Chẳng hạn, điều này có thể xảy ra khi các vườn cây ăn quả hoặc nguồn nước gần các đồng chăn thả bò và con người tiêu thụ trái cây không được rửa trong các nguồn nước sạch hoặc chưa được xử lý dùng để uống và rửa tay hợp lý. Con người có thể mắc bệnh giun xoắn do ăn phải thịt còn sống hoặc chưa xử lý chín của gấu, lợn nhiễm ký sinh trùng giun xoắn Trichinella spp.

Hình 1: Các thú cưng có thể mang và đào thải ký sinh trùng sang người

Tài liệu tham khảo

  1. Huỳnh Hồng Quang.Y học thường thức về phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người, Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn,[ 17/07/2018]
  2. Salyer SJ, Silver R, Simone K, Barton Behravesh C. Prioritizing zoonoses for global health capacity building—themes from One Health zoonotic disease workshops in 7 countries, 2014–2016. Emerg Infect Dis. 2017 Suppl.
  3. Mark E.J. Woolhouse* and Sonya Gowtage-Sequeria. Host Range and Emerging and Reemerging Pathogens. Emerg Infect Dis. 2005 Dec; 11[12]: 1842–1847.

XEM THÊM:

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ cao cấp, Tiến sĩ Vũ Văn Tâm - Bác sĩ Nội truyền nhiễm - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều là bệnh lây và diễn biến khá phức tạp, làm cho cơ thể người bệnh suy sụp nhanh chóng nếu không nhận được sự trợ giúp y tế kịp thời. Hiểu rõ về đặc điểm chung của các bệnh truyền nhiễm sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc nhận biết bệnh và kịp thời chữa trị.

Bệnh truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh lây. Đây là nhóm bệnh thường gặp ở tất cả các châu lục nhưng đặc biệt là ở các nước có khí hậu nóng ẩm [nhiệt đới]. Căn nguyên bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây ra, hay còn gọi là mầm bệnh. Bệnh có khả năng lây truyền trong cộng đồng bằng nhiều đường khác nhau và đôi khi trở thành dịch với số lượng người mắc rất lớn. Bệnh thường diễn biến theo các giai đoạn.

Bệnh truyền nhiễm đã được biết từ thời cổ xưa. Ở thời Hypocrat, bệnh truyền nhiễm được người ta biết đến với tên gọi là “bệnh dịch” để nói lên tính chất nặng và phát triển rộng của bệnh. Thời bấy giờ người ta cho rằng bệnh có liên quan đến “Khí độc”. Đến thế kỷ XVI, học thuyết về “Lây” ra đời thay cho quan niệm “Khí độc”.

Học thuyết về sự lây lan bệnh từ người mắc bệnh sang người khỏe được D.S. Samoilovitra đề xuất vào năm 1784, tác giả cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm là một cơ thể sống rất nhỏ bé.

Tuy vậy, mãi cho đến đầu thế kỷ XIX, với sự ra đời của kính hiển vi, những căn cứ khoa học về bệnh truyền nhiễm mới được chứng minh do việc tìm ra một số vi khuẩn. Những thành tựu về vi khuẩn học ở nửa cuối thế kỷ XIX là cơ sở để tách bệnh học truyền nhiễm ra khỏi bệnh học nội khoa chung. Sự phát sinh và phát hiện ngày càng nhiều các vi sinh vật gây bệnh khiến các bệnh truyền nhiễm ngày càng phong phú.

Theo các nghiên cứu dịch tễ học bệnh truyền nhiễm, ngày nay số bệnh truyền nhiễm đã được nghiên cứu lên tới hàng trăm và theo sự phát triển thì sẽ có thêm những bệnh truyền nhiễm mới được đưa vào danh mục các bệnh truyền nhiễm.

Kính hiển vi ra đời giúp chứng minh sự tồn tại của một số vi khuẩn gây bệnh

Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật gây ra, hay còn gọi là mầm bệnh. Thông thường, mỗi một bệnh là do một loại mầm bệnh gây nên, trong trường hợp cá biệt có thể do 2 hoặc nhiều mầm bệnh gây nên [sốt rét do P.falciparum + P.vivax kết hợp...]

Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khoẻ bằng bằng một đường hoặc nhiều đường khác nhau.

Bệnh truyền nhiễm phát triển theo các giai đoạn kế tiếp nhau: Nung bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh, hồi phục. Sau khi mắc bệnh, cơ thể người có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Tùy theo bệnh, thể bệnh và cơ địa mà miễn dịch được hình thành với mức độ khác nhau, thời gian tồn tại cũng khác nhau.

Bệnh truyền nhiễm có khả năng phát triển thành dịch [thậm chí là đại dịch]. Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khoẻ bằng nhiều đường khác nhau. Bệnh truyền nhiễm được phân loại theo đường lây là phân loại theo Grama Xép Ski [Nga] và chia ra 5 nhóm bệnh:

  • Bệnh lây truyền theo đường tiêu hoá
  • Bệnh lây truyền theo đường hô hấp
  • Bệnh lây theo đường máu
  • Bệnh truyền nhiễm lây truyền theo đường da và niêm mạc.
  • Bệnh truyền nhiễm có thể lây bằng nhiều đường khác nhau.

Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh và phát triển thành dịch

Bệnh truyền nhiễm diễn ra qua các giai đoạn sau:

Thời gian được tính từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể người cho đến trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Trong thời kỳ này, người bệnh không cảm thấy triệu chứng. Thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào loại bệnh truyền nhiễm mắc phái, số lượng mầm bệnh, độc tính của mầm bệnh và sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân. Thời kỳ nung bệnh có thể rất ngắn [hàng giờ] nhưng có thể rất dài [hàng tháng], có không ít trường hợp người mang mầm bệnh kéo dài [thể tiềm tàng hoặc thể người lành mang khuẩn].

Khi những triệu chứng đầu tiên xuất hiện nhưng chưa phải lúc bệnh nặng và rầm rộ nhất. Bệnh có thể khởi phát theo một trong 2 kiểu: từ từ hoặc đột ngột. Hầu hết đều có sốt và và sốt cũng là một trong những triệu chứng khởi phát của bệnh truyền nhiễm.

Khi bệnh phát triển rầm rộ nhất và thể hiện đầy đủ các triệu chứng, đồng thời là lúc bệnh nặng nhất. Các biến chứng [nếu có] thường hay xuất hiện trong thời kỳ này.

Phụ thuộc vào khả năng chống đỡ của cơ thể người bệnh kết hợp với tác động điều trị, mầm bệnh và các độc tố dần dần được loại trừ. Người bệnh sẽ cảm thấy đỡ dần, những triệu chứng dần dần mất đi. Tuy nhiên vẫn có một số bệnh truyền nhiễm diễn biến kéo dài, tái phát hoặc để lại hậu quả nghiêm trọng.

  • Thời kỳ hồi phục [lại sức]

Sau khi mầm bệnh và độc tố được loại trừ ra khỏi cơ thể thì những cơ quan bị tổn thương sẽ dần dần bình phục, trở lại hoạt động bình thường hoặc chỉ còn những rối loạn nhẹ, không đáng kể. Bệnh nhân có thể ra viện về nhà, có thể nghỉ ngơi hoặc có thể tiếp tục lao động trở lại. Tuy nhiên, cần phải được tiếp tục theo dõi vì một số trường hợp có tái phát.

Vắc xin: Đã có vắc xin phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn và vi rút gây ra: Sởi, Ho gà, Bại liệt, Uốn ván, Viêm gan...

  • Phòng chống không đặc hiệu
  • Thực hiện vệ sinh cá nhân, ăn chín, uống sôi.
  • Thực hiện vệ sinh môi trường, nơi ở, nơi làm việc...

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh bại liệt

Tiêm vắc xin ho gà ở trẻ sơ sinh

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề