Câu 2 trang 37 sgk ngữ văn 7 tập 2 năm 2024

– Dành quá nhiều thời gian làm lãng phí thời gian học tập, thời gian cho các hoạt động cần thiết.

– Hại sức khỏe: Các hoạt động trò chơi, ca nhạc hay truyền hình thường khiến người ta ngồi lì một chỗ, ít vận động, cơ thể ít được rèn luyện. Đồng thời khi chơi điện tử, xem truyền hình nhiều làm mắt phải điều tiết mạnh, liên tục.

– Trò chơi điện tử đôi khi gây “nghiện”, gây nhiều hậu quả vô cùng tai hại : bỏ bê học tập, không quan tâm người thân, bạn bè làm mất tình cảm, …

– Thiên nhiên đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận:

+ Thiên nhiên rất rộng lớn, có thể là đồng cỏ xanh, là bầu trời nắng gió, … Những hàng cây xanh ngày ngày thải ô-xi cho chúng ta hít thở không khí trong lành hơn. Màu xanh của cây lá, màu sắc tự nhiên tạo ra cảm giác thoải mái, tinh thần tươi khỏe, ..

+ Thiên nhiên đem cho ta những hiểu biết vô tận về thế giới, giúp ta hiểu rõ hơn về sự phong phú, đa dạng các loài động vật.

+ Khi lớn lên, kỉ niệm về tuổi thơ với thiên nhiên tươi đẹp hay với chiếc điện thoại, máy tính và những bộ phim sẽ khắc sâu hơn trong tâm trí.

– Chúng ta nên sống gần gũi thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên, giảm bớt những trò chơi điện tử vô bổ, những bài hát, bộ phim, không quá say mê vào chúng.

Đề 2:

– Giải thích các từ Hán Việt :

+ Nhất, nhị, tam: chỉ thứ tự thứ nhất, thứ hai, thứ ba.

+ Canh: làm canh tác.

+ Trì, viên, điền: theo thứ tự là ao, vườn, ruộng.

– Ý nghĩa của câu tục ngữ:

+ Giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông : Làm ao, tức là nuôi cá, tôm sẽ thu được lợi ích kinh tế cao, tiếp đến là làm vườn [trồng hoa quả], cuối cùng là làm ruộng [trồng lúa, hoa màu].

+ Lời khuyên: Trong kinh tế nông nghiệp, muốn làm giàu nhanh thì nên ưu tiên làm nuôi cá, tiếp làm vườn rồi làm ruộng. Hay có thể kết hợp cả ba kiểu loại. Nên lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên.

Giải câu hỏi 2 luyện tập [Trang 37 SGK ngữ văn 7 tập 2] – Phần soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng việt trang 34 – 38 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2

Đề bài:

Câu 2. Tìm năm dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng trong các bài văn, thơ đã học hoặc đọc thêm ở các lớp 6,7.

Trả lời:

– Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

[Tre Việt Nam – Nguyễn Duy]

– Chú bé loắt choắt,

Cái xắc xinh xinh,

Cái chân thoăn thoắt,

Cái đầu nghênh nghênh.

[Lượm – Tố Hữu]

– Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

[Tục ngữ]

– Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân

Đầy đường

[Mưa – Trần Đăng Khoa]

– Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.

Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Hướng dẫn giải và trả lời câu hỏi trong bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội lớp 7 trang 37 Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo chính xác nhất, mời các em học sinh và phụ huynh tham khảo.

Soạn Ngữ văn lớp 7 Bài: Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội trang 37 [Chân trời sáng tạo]

* Hướng dẫn đọc

Nội dung chính: Thể hiện những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội.

Câu 1 [trang 37 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2]: Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 1,6,8,9

Trả lời:

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

1

4

1

1

6

8

1

2

8

8

1

2

9

6

2

2

Câu 2 [trang 37 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2]: Tìm các cặp vần [nếu có] và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên.

Trả lời:

Câu

Cặp vần

3

Thầy – mày

4

Thầy – tày

5

Cả - ngã

7

Non - hòn

8

Bạn – cạn

Tác dụng của vần trong các câu tục ngữ là giúp câu có nhịp điệu, liền mạch hơn.

Câu 3 [trang 37 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2]: Em hiểu các cụm từ “ăn quả”, “nhớ kẻ trồng cây”, “sóng cả”, “ngã tay chèo”, “mài sắt”, “nên kim” như thế nào? Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đây.

Trả lời:

“ăn quả”: hưởng thụ thành quả lao động, những cống hiến xã hội.

“nhớ kẻ trồng cây”: ghi nhớ công lao của những người đã giúp đỡ mình, đã tạo ra thành quả lao động để mình được hưởng thụ.

“sóng cả”: khó khăn, thử thách lớn.

“ngã tay chèo”: từ bỏ trước khó khăn.

“mài sắt”: sự kiên trì, bền bì, cố gắng trong cuộc sống

“nên kim”: thành công.

Câu 4 [trang 37 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2]: Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có gì đặc biệt?

Trả lời:

Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có điều đặc biệt khi nó đặt sự đối lập giữa “mất của” – “mất lòng” để từ đó đề cao tình nghĩa, sự trân trọng nhau trong cuộc sống, giá trị của con người hơn bất kì thứ của cải nào.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Văn 7 Bài: Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội trang 37 Tập 2 - Chân trời sáng tạo file PDF hoàn toàn miễn phí.

Chủ Đề