Cây xoài thường được trồng bằng phương pháp phổ biến nhất là

NHÀ VƯỜN XUÂN KHƯƠNG XIN KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH - XIN TRÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ TIN YÊU QUÝ KHÁCH - CHÚC QUÝ KHÁCH CÙNG GIA ĐÌNH LUÔN MẠNH KHỎE VÀ HẠNH PHÚC !

Cây xoài thường được trồng bằng phương pháp phổ biến nhất là

Nhân giống vô tính cây xoài bằng các phương pháp từ khâu chọn giống đến cách làm.

Bạn đang xem: Phương pháp nhân giống xoài phổ biến là

Có thể áp dụng các phương pháp nhân giống cây ăn quả như gieo hạt, chiết cành, giâm cành và nghép. Phổ biến nhất hiện nay là gieo hạt và ghép.

1. Gieo hạt

Đây là phương pháp nhân giống xoài rất phổ biến ở nước ta và môt số nước khác.

Vì hạt của nhiều giống xoài có hiện tượng đa phôi. Cây mọc lên từ phôi vô tính thường giữ nguyên đước những đặc tính tốt của cây mẹ tuy thời gian ra hoa kết quả có chậm hơn so với cây xoài ghép. Cây mọc từ hạt khoẻ và lâu cỗi hơn so với xoài ghép.

Nên chọn quả để lấy hạt ở những cây giống tốt, có năng suất cao, phẩm chất quả thơm ngon, cây đang thời kì sung sức.

Hạt xoài nếu để lâu thì sức nảy mầm càng kém. Thu hoạch hạt xong cần rửa sạch phơi trong bóng râm sau đó đem gieo vào vườn ươm với khoảng cách 10-15cm, độ sâu 3-5cm. Hạt xoài dẹt hơi cong, khi gieo nên đặt hạt nằm nghiêng, phía cong ở bụng xuống phía dưới.

2. Ghép

Với xoài có thể dùng nhiều phương pháp ghép: Ghép áp, ghép mắt (ghép chữ T, ghép cửa sổ), ghép cảnh, ghép nêm cối, ghép dưới vỏ, ghép chẻ bên… Nhưng phổ biến nhất đối với xoài là ghép áp và ghép mắt.

Gốc ghép

Chọn hạt từ các giống xoài địa phương, các giống bán hoang dại như xoài rừng, xoài lá nhỏ, cây muỗm, cây quéo…, vì những giống này có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu đất đai của địa phương. Nên chọn những giống xoài ở nhóm đa phôi làm gốc ghép để giữ được độ đồng đều trong vườn ươm. Quan sát kỹ vườn gieo hạt thì sẽ thấy cùng một hạt xoài có thể cho nhiều cây con, thông thường cây con mọc yếu ở trường hợp sau. Chăm sóc cây con như đã nói ở phần gieo hạt sau thời gian 1-2 năm là có thể ghép được.

+ Ghép áp: Đây là phương pháp dễ làm nhất trong các phương pháp ghép, đạt tỷ lệ sống cao, cây khoẻ mọc nhanh nhưng mất nhiều công, tốn kém nhất là việc đưa cây con vào sát với cành của cây mẹ được ghép.

Cây con đến tuổi ghép (8-12 tháng) đánh trồng vào chậu đất hoặc giỏ tre (có thể ươm hạt trong bầu polyetylen) sau 2-4 tuần lễ khi cây đã hồi phục thì đặt lên giàn ứng với vị trí của cành ghép. cành ghép chọn trên cây giống tốt, khỏe có độ lớn tương với thân cây gốc ghép.

Dùng dao sắc cắt một lát dài chừng 6-7cm đến tận lõi gỗ ở cả cây ghép lẫn cành ghép. Áp sát hai cành này lại, dùng dây nilông hoặc dây gai buộc chăt, dùng sáp hay nến bôi chỗ buộc để nước mưa khỏi thấm vào, tránh cho chỗ ghép bị mất nước hoặc bị thối. Sau 2-4 tháng vết ghép dính liền và có thể cắt rời khỏi cây mẹ. Muốn cho cây ghép được tốt sau 4 tuần khi ghép xong nên khuyên một vòng ở cành ghép, phía dưới chỗ ghép. Thời vụ ghép nên tiến hành vào thời kí cây xoài sinh trưởng mạnh. Ví dụ ở nước ta nên ghép vào đầu hoặc cuối mùa mưa. Ở Pakistan người ta dùng gốc ghép từ 1-2tháng tuối khi cây còn non, các quá trình phân chia tế bào mạnh ghép áp rất dễ sống và nhanh liền vết ghép.

+ ghép mắt: Cách ghép giống như ghép chữ T, ghép cửa sổ, ghép mắt có mảnh gỗ nhỏ đối với cam quýt.

Xem thêm: Hệ Thống Tin Học Bao Gồm Các Thành Phần, Khái Niệm Hệ Thống Tin Học

KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY XOÀI

Cây xoài được nhân giống bằng nhiều phương pháp như gieo hạt, chiết cành, ghép…nhưng phổ biến nhất vẫn là phương pháp ghép. Cụ thể là: cây xoài giống được ghép trên gốc ghép là giống cây xoài bưởi hoặc là cây xoài hôi, cây xoài được ươm trong bầu nilon màu đen có chiều cao 20-22cm, đường kính bầu 12cm. Bầu không bị dập, vỡ. Cây xoài ghép sinh trưởng tốt, thân cây xoài mập, chiều cao cành ghép 40-50cm, đường kính 1cm (đo phía trên vết ghép khoảng 2cm), có từ 2-3 đợt lộc. Lá cây xoài xanh đậm, không có vết sâu bệnh. Một số phương pháp chiết, ghép mắt cây xoài như sau:

1. Phương pháp chiết cành cây xoài

- Chọn cây, cành chiết:


+ Các nhà làm giống khẳng định có thể nhân giống cây xoài bằng cách chiết cành. Tuy nhiên, với cây xoài khó hơn các cây khác; cần chuẩn bị kỹ để thành công. Trước hết là chiết cành từ cây xoài có đủ sức khỏe với bộ dạng cây sung mãn. Chọn các cây xoài đã từng ra trái, ở độ tuổi 5-15 vì cần khai thác khả năng ra trái sớm của cây giống.

+ Đối với cây xoài cao tuổi, chỉ chiết các cành trẻ tương tự như đã nói trên. Chỉ chiết cành thành công trong thời kỳ sinh trưởng, cây xoài sung sức và không mang hoa trái. Tốt nhất chiết cành cây xoài vào giai đoạn sau thu hoạch và sau khi chăm sóc cây xoài đã phục hồi và đã tạo cơi thứ nhất hoàn chỉnh – bộ lá đã vào bánh tẻ. Việc chiết cành cây xoài quá gần sau ngày bón phân sẽ dễ thất bại.


- Thao tác chiết cây xoài:
+ Cách chiết cành cây xoài giống như chiết cành các cây khác như ổi, vải, nhãn gồm khoanh và lột vỏ, bó bầu... Tuy nhiên, cây xoài rất nhiều mủ nên sau khi khoanh và lột vỏ cần lau sạch lõi gỗ nơi vết lột vỏ, không để sớ vỏ cành sót lại trên lõi gỗ hoặc mủ tràn nối liền hai vết cắt cảnh cây xoài. Có điều kiện thì phơi vết lột vỏ tự nhiên 1-2 ngày sẽ bó bầu sẽ chắc ăn hơn. Rất cần tăng cường khả năng ra rễ của cành cây xoài chiết bằng cách dùng một trong các chất kích thích sinh trưởng như NAA, IBA v.v – tên thương mại hoặc giới thiệu là “thuốc kích thích ra rễ”.

+ Cần sử dụng chất bổi thích hợp cho bó bầu như mụn dừa đã ngâm rửa sạch đủ đô ẩm. Dùng bao nilon trong và dây nhựa, bó chặt tay để bổi giữ độ ẩm cho quá trình phát triển rễ cảnh xoài chiết. Ngoài thời điểm chiết thích hợp ở từng cây xoài còn phải chú ý thời tiết, thành công chiết cành cao vào ngày trời mát, không mưa. Sau 4-5 tháng, rễ trong bầu đã ra đầy và đầu rễ chuyển sang màu vàng sẽ cưa khỏi cây xoài mẹ và đem vào vườn ươm, tháo bao nilon, dưỡng vài tháng trước khi đem trồng Tuy nhiên, do năng suất sản xuất cây xoài giống thấp lại khó thành công nên việc chiết cây xoài ít được áp dụng trong thực tiễn sản xuất.

2. Phương pháp Ghép mắt cây xoài

Quá trình làm cây xoài giống bằng phương pháp ghép mắt phải chuẩn bị gốc ghép trước 1-1,5 năm. Nếu chỉ làm một vài cây xoài giống thì tìm cây xoài con thích ứng bứng về và chuẩn bị ghép. Cũng cần chuẩn bị mắt ghép thật chu đáo và cần thợ ghép có tay nghề cao.

- Làm gốc ghép cây xoài:

+ Các chuyên gia kỹ thuật cho rằng chọn hạt cây xoài làm gốc ghép từ những giống có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu đất đai của địa phương. Chọn hạt của các giống cây xoài trồng ở địa phương, các giống cây xoài bán hoang dại như cây xoài rừng, cây xoài lá nhỏ, cây muỗm, cây quéo đều được. Gần đây có khuyến cáo, lấy hạt của giống cây xoài ngon hoặc chính cây dự tính nhân giống làm gốc ghép sẽ bảo tồn độ ngon cao nhất của cây xoài con do không ảnh hưởng “mặt xấu”của gốc ghép dù chỉ là vài phần trăm. + Nên chọn những giống cây xoài ở nhóm đa phôi làm gốc ghép để có được độ đồng đều trong vườn ươm. Cụ thể là dùng hạt của một cây xoài, dùng kéo cắt bao hạt, tách các phôi trong hạt xoài ra để ươm, một hạt có 5 hoặc 6 phôi cho 5-6 cây con ươm làm gốc ghép. Sau khi phôi cho “cây mạ” sẽ “cấy trên vườn ươm. Đất vườn ươm gốc ghép cây xoài là đất thịt pha cát nhẹ để dễ dàng bứng mà không bị bể bầu sau khi ghép mắt thành công. Vườn ươm giống cây xoài có mật độ rất dầy (25x30cm) nên phải được chăm sóc kỹ, bón phân tưới nước cho cây Xoài đầy đủ để các gốc cây Xoài ghép đạt độ đồng đều. Sau thời gian ươm 1-1,5 năm, cây xoài có đường kính trên dưới 2,5cm (đo ở vị trí cách mặt đất trở lên 20cm) là có thể dùng để ghép được. Khi có gốc ghép cây Xoài đạt đường kính gốc nói trên phải ngưng bón phân, trước khi ghép khoảng 1 tháng nhưng duy trì nước tưới, cây khỏe, có nhiều nhựa, dể bóc vỏ, có khả năng tiếp hợp tốt với mắt ghép.

- Chuẩn bị mắt ghép cho cây Xoài:


+ Chọn những cành cây Xoài khỏe có đường kính tương đồng hoặc nhỉnh hơn chút xíu so với gốc ghép. Đó là các đoạn cành bánh tẻ có lá đóng thưa để dễ lấy mắt. Trước ngày dự định ghép khoảng 2-3 tuần tiến hành khoanh vỏ 2-3 cm gốc đoạn cành lấy mắt ghép. Lại có người dùng kéo cắt hết phiến lá đoạn lấy mắt ghép và cắt phần ngọn non bỏ đi.

+ Cả hai cách trên nhằm làm cho mắt xoài (đỉnh sinh trưởng nằm dưới vỏ cành nơi nách lá) trương lên, dễ bóc và tỷ lệ sống của mắt ghép cao. Dùng kéo cắt cành cắt lấy “đũa ghép” rời khỏi cây xoài, trên mỗi đũa có khoảng 10 mắt ghép để ghép cho 10 gốc phép. Ghép buổi nào lấy đũa ghép buổi nấy, bảo quản trong dụng cụ chuyên dùng , tránh bị nắng và nhẹ tay để các mắt ghép không bị giập “hạt gạo”. Dùng dao bén cắt phần gù cuống lá cho ngắn dễ ghép nhưng đồng thời đạt yêu cầu mắt ghép sống sau khi ghép.
- Thao tác ghép mắt cây Xoài:
+ Phương pháp ghép chữ T hay ghép cửa sổ - chữ H được thực hiện với dao ghép chuyên dùng. Chích mũi dao mở vỏ gốc ghép hình chữ T hoặc chữ H cách gốc 20 cm. Dùng dao chích 4 phía và tách mắt ghép từ đũa ghép. Vết chích ngọt, dứt khoát và độ rộng sao cho vừa lọt vào chữ T hoặc chữ H trên vỏ gốc ghép. Áp mắt ghép vào thân gỗ vừa được mở vỏ và theo chiều mắt ghép hướng lên trên. Dùng dây nilon đen to bản quấn chặt, ép mắt ghép vào thân gốc ghép theo chiều từ trên xuống để có thể chắn nước mưa hoặc nước tưới lọt vào vết ghép. quá trình thao tác phải thật nhanh tay để mủ của gốc ghép và mắt ghép trộn vào nhau để mắt ghép ôm chặt thân gỗ của gốc ghép.

+ Ghép xong mắt này mới chuyển sang mắt khác. Sau khoảng 1 tháng tiến hành kiểm tra mắt ghép bằng cách cắt dây nilon quấn mắt ghép mắt ghép tươi là dấu hiệu tốt. Chờ thêm mươi ngày, đỉnh sinh trưởng của mắt ghép quen môi trường mà vẫn tươi là xem như ca ghép thành công ta tiến hành cắt ngọn cho mắt ghép đâm chồi tạo đọt.
- Bứng và chăm sóc cây xoài giống trước khi trồng:  + Tưới ướt đất vườn ươm từ hôm trước. Sáng hôm sau dùng thuổng hoặc len dao (chuyên dùng bứng gốc ghép) xắn 2 nhát sâu bằng lưỡi len lấy cây xoài con đưa gốc ghép này vào túi nilon đen, thêm đất trộn phân dùng để dưỡng cây con. Sau 3-4 tháng chăm sóc, cây xoài con ra 2 tầng lá hoàn chỉnh là có thể đem trồng ngoài vườn.

+ Lưu ý chỉ sử dụng chất kích thích ra hoa, tăng đậu trái một lần trong năm. Có thể áp dụng cho cây xoài đã mang trái mùa trước nhưng không được sai trái. Không nên kích thích trên hoa. Phun khi cây, lá khô ráo và dự định không có mưa sau khi phun khoảng 6 giờ. Phun KNO3 ướt đẫm lá hoàn toàn nhưng không chảy thành giọt. Phun vào sáng sớm từ khi mặt trời mọc cho đến khoảng 9 giờ sáng, hoặc phun muộn vào chiều mát từ 4 - 5 giờ chiều nhằm tránh khả năng lá bị nám do ánh sáng mặt trời trực tiếp.

                                                                                                                                                                                                 Nguồn: Tham khảo