Chăm sóc bảo vệ cơ quan hô hấp của trẻ lứa tuổi tiểu học

Hiện nay dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát tốt, chính phủ đã thực hiện các biện pháp nới lỏng xã hội và bắt đầu cho trẻ đi học trở lại. Việc quay trở lại trường trong mùa dịch, phụ huynh không chỉ e ngại vấn đề “CÔ VY” mà con có thể dễ mắc phải các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ vì đây là thời điểm giao mùa nên dịch bệnh rất dễ bùng phát. Mẹ cùng tham khảo bài viết để có biện pháp phòng ngừa và bảo vệ tốt nhất cho bé.

Bệnh cúm dễ lây lan và bùng phát thành dịch, phụ huynh cần có biện pháp bảo vệ tốt cho con mình. [ảnh minh họa]

Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm [thường hay gặp như cúm A, cúm B], chúng lây truyền qua đường hô hấp và rất dễ bùng phát thành dịch. Cúm là bệnh hô hâp thường gặp ở trẻ nhỏ do có thể lây từ người này sang người khác qua dịch tiết  bắn ra từ cơ quan hô hấp qua các hoạt động như ho, hắt hơi, nói chuyện…. Cũng có thể do hít phải giọt tiết [nước bọt, nước mũi] của người mang bệnh có chứa virus lơ lửng ngoài môi trường, hay gián tiếp đụng chạm vào các bề mặt [bàn, đồ chơi…] sau đó trẻ đưa tay lên mũi, miệng, mắt của mình.

Trẻ mắc cúm nếu học tại trường lớp các hoạt động sinh hoạt chung, nói chuyện có thể làm lây lan virus cúm và dễ bùng phát thành đại dịch.

Phụ huynh thường hay nhầm lẫn cúm và bệnh cảm lạnh vì hai bệnh này có các biểu hiện ban đầu tương tự nhau như ho, hắt hơi, nghẹt mũi,… Tuy nhiên khi bị cúm các triệu chứng thường xuất hiện khoảng 1 – 3 ngày sau khi tiếp xúc với virus cúm. Trẻ thường có biểu hiện: hắt hơi, chảy nước mắt, nóng sốt, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ngứa hoặc đau họng, ho, nhức đầu, người mệt mỏi,… các triệu chứng của cúm thường nặng hơn so với cảm lạnh.

Viêm mũi họng

Viêm mũi họng cũng là bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa trẻ tuổi mầm non, tiểu học. Các bệnh thường hay gặp như viêm họng, viêm mũi, viêm VA, viêm amidan, …

Các bệnh này thường ít lây từ trẻ qua trẻ khác thông qua các hoạt động như nói chuyện. Tuy nhiên có thể lây qua sử dụng chung các đồ dùng như ca uống nước, bình đựng nước, dùng chung khăn mặt vì các virus, vi khuẩn từ người nhiễm bệnh có thể lưu trú ở các đồ dùng này và xâm nhập miệng bé và gây bệnh.

Bệnh thường bắt nguồn từ việc tiếp xúc với môi trường khói bụi, khí độc,… các tác nhân này khiến virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan hô hấp [mũi, họng] và gây bệnh. Thời điểm giao mùa chính là thời điểm thích hợp để virus, vi khuẩn phát triển, những trẻ có cơ địa dị ứng sẽ dễ mắc bệnh.

Viêm phế quản

Viêm phế quản có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, phụ huynh cần có biện pháp chăm sóc và thăm khám kịp thời cho trẻ. [ảnh minh họa]

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em chủ yếu xảy ra do nhiễm virus, vi khuẩn và hít phải khí độc, bụi bẩn bên ngoài môi trường. Khoảng 70-80% là do virus gây bệnh, sau đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn.

Bệnh thường do biến chứng viêm đường hô hấp trên như cảm lạnh, ho sổ mũi, cúm hay viêm xoang lâu ngày không điều trị.

Khi bị viêm phế quản trẻ có các biểu hiện như ho nhiều, thở mệt, do đường thở bị viêm và tiết dịch. Ho có thể kéo dài trong vòng từ 2 – 3 tuần, ho nhiều, có cảm giác đau rát cổ họng và xuất hiện đờm đục hoặc có màu vàng hay xanh, sốt, trẻ có thể có cảm giác đau ngực, mệt mỏi, chán ăn hoặc nôn ói.

Viêm phổi

Nguyên nhân khiến bệnh viêm phổi dễ tái phát ở trẻ em là do viêm, nhiễm trùng đường hô hấp lâu ngày không được điều trị dứt điểm. Khiến niêm mạc tại phế nang, phế quản tăng sinh, phì đại và xơ hóa, kéo theo sự đàn hồi của nhu mô phổi, phế nang bị suy giảm. Các virus, vi khuẩn bên ngoài dễ tấn công vào cơ quan hô hấp của trẻ và gây bệnh.

Biểu hiện bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể như ho, sốt, thở nhanh [Nhịp thở trên 60 lần/phút đối với trẻ từ 2 tháng-1 tuổi. Nhịp thở trên 40 lần/phút – đối với trẻ trên 1 tuổi] trẻ thở gắng sức và thường bị đau ngực trong lúc ho.

Làm gì để bảo vệ “cửa ngõ hô hấp” của con khi đến trường

Trẻ quay trở lại trường học có thể mắc phải các bệnh về đường hô hấp, phụ huynh không nên chủ quan trong công tác phòng bệnh cho con. [ảnh minh họa]

Ngoài việc thực hiện các biện pháp vệ sinh sạch sẽ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, phụ huynh cần trang bị một số vật dụng cần thiết trong hành trang phòng dịch theo chân trẻ đến trường như:

  • Nước muối sinh lý NaCl 0.9% [loại nhỏ mắt, rửa vết thương hoặc súc miệng].
  • Dung dịch nước rửa tay khô, sát khuẩn [nếu nhà trường có trang bị nước rửa tay, xà phòng rửa tay và nước sạch thì bé có thể không cần mang theo].
  • Khăn giấy để che miệng khi ho.
  • Bình đựng nước riêng tránh việc dùng chung cốc uống nước tại lớp học.
  • Khẩu trang: vật dụng không thể thiếu trong mùa dịch, nên sử dụng loại có chất liệu mềm, dễ thở.
  • Giữ liên hệ với nhà trường để theo dõi tình hình sức khỏe của bé tại lớp học nếu con có biểu hiện không khỏe cần theo dõi và cho bé đi thăm khám kịp thời.

Địa chỉ khám hô hấp uy tín cho bé

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc là địa chỉ uy tín được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn.

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc là một trong những địa chỉ uy tín khám và điều trị hiệu quả các bệnh lý hô hấp ở trẻ em. Đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, giàu kinh nghiệm [có nhiều bác sĩ từng làm việc tại Bệnh viện Nhi Trung Ương] sẽ trực tiếp khám và điều trị hiệu quả cho con.

Hệ thống trang thiết bị y tế tại Thu Cúc được đầu tư hiện đại có thể kể đến như hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, hệ thống nội soi, chẩn đoán hình ảnh tân tiến, …

Đặc biệt tại Thu Cúc bác sĩ khám cho bé rất tận tình – hạn chế kháng sinh. Đội ngũ nhân viên, điều dưỡng phục vụ mẹ và bé rất chu đáo. Bệnh viện áp dụng thanh toán Bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh để giúp giảm chi phí khám bệnh cho con. Hỗ trợ phụ huynh đặt lịch khám cho con qua tổng đài 1900 55 88 92 để không tốn nhiều thời gian chờ đợi và chủ động đưa bé đi thăm khám. Hơn nữa, trước cửa phòng khám Nhi tại Thu Cúc còn trang bị một khu vui chơi dành riêng cho trẻ rất rộng rãi, thoáng mát, để bé yêu thoải mái vui đùa, xua tan cảm giác lo sợ khi phải đi thăm khám.

Nếu cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho trẻ tại Thu Cúc, ba mẹ chỉ cần liên hệ 1900 55 88 92 sẽ được hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết được viết bởi ThS.BS Ma Văn Thấm - Bác sĩ Nội Nhi, Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Hệ hô hấp gồm: mũi, hầu, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi, lồng ngực và các cơ hô hấp. Trung tâm hô hấp và các thần kinh dẫn truyền cùng góp phần quan trọng trong hệ hô hấp.

1.1. Mũi

  • Trẻ nhỏ: lỗ mũi và ống mũi hẹp, khoang hầu nhỏ và ngắn. Do đó không khí thở vào không được lọc sạch và sưởi ấm đầy đủ.
  • Niêm mạc mũi mềm, nhiều mạch máu nên dễ chấn thương, xây xát gây chảy máu.
  • Chức phận hàng rào niêm mạc mũi kém, do khả năng sát trùng của niêm dịch kém, nên mũi trẻ dễ bị viêm nhiễm.
  • Tổ chức hang ở lớp dưới niêm mạc: ở trẻ nhỏ ít phát triển, còn từ 5 tuổi đến dậy thì lại phát triển mạnh. Nên trẻ dễ bị chảy máu cam.
  • Lúc mới sinh đã có xoang hàm, còn xoang sàng phát triển chưa rõ rệt cho đến 2 tuổi. Xoang tránxoang bướm phát triển từ 2 tuổi cho đến tuổi dậy thì. Vì vậy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ít bị viêm lan tỏa tới các xoang.

1.2. Họng, hầu

  • Hẹp, ngắn có hướng thẳng đứng.
  • Có hình phễu, sụn mềm và nhẵn.
  • Họng phát triển mạnh trong năm đầu và tuổi dậy thì.
  • Ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: họng trẻ trai và gái dài bằng nhau, từ 3 tuổi trở đi, họng trẻ trai dài hơn họng trẻ gái.
  • Vòng bạch huyết Waldayer: phát triển mạnh lúc 4 - 6 tuổi cho đến tuổi dậy thì. Ở trẻ dưới 1 tuổi, tổ chức bạch huyết ít phát triển, thường chỉ thấy V.A phát triển, mà chưa thấy phát triển Amidan khẩu cái. Từ 2 tuổi trở lên Amidan khẩu cái mới phát triển rõ và có thể nhìn thấy được.

Hình ảnh mô tả vòng bạch huyết Waldayer

1.3. Thanh khí phế quản

1.3.1. Thanh quản

  • Hình phễu, mở rộng ở phía trên, ở trẻ bú mẹ: thanh quản nằm ở vị trí cao hơn 2 đốt sống so với người lớn. Thanh quản phát triển từ từ, đến tuổi dậy thì mới phát triển mạnh.
  • Dưới 6 - 7 tuổi: khe thanh âm hẹp, dây thanh đới ngắn. Do đó giọng nói của trẻ em cao hơn. Từ 12 tuổi trở đi thanh đới trẻ trai dài hơn trẻ gái, nên giọng nói trẻ trai trầm hơn.

1.3.2. Khí quản

  • Khí quản trẻ em dưới 6 tháng có hình phễu. Trẻ sơ sinh khí quản dài 4cm, rộng 0,5cm. Trẻ dưới 5 tuổi dài 5,5cm, rộng 0,7 cm.
  • Niêm mạc của khí quản nhẵn, nhiều mạch máu và tương đối khô vì các tuyến của niêm mạc chưa phát triển.
  • Sụn khí quản mềm, dễ bị co dãn.

1.3.3. Phế quản

  • Vị trí chỗ khí quản phân đôi:

+ Sơ sinh: đốt sống lưng III - IV

+ Trẻ 2 - 6 tuổi: đốt sống lưng IV - V

+ Trẻ 12 tuổi: đốt sống lưng V - VI

Nhánh phế quản phải rộng và tiếp tục thẳng theo hướng đi của khí quản, nên dị vật dễ rơi vào hơn.

1.3.4. Đặc điểm chung thanh khí phế quản trẻ em

  • Lòng tương đối hẹp
  • Tổ chức đàn hồi ít phát triển
  • Vòng sụn mềm, dễ biến dạng
  • Niêm mạc có nhiều mạch máu

Do những đặc điểm trên, trẻ em dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, niêm mạc thanh khí phế quản dễ bị phù nề, xuất tiết và dễ bị biến dạng trong quá trình bệnh lý.

1.4. Phổi

Đặc điểm cấu tạo của phổi trẻ em có ý nghĩa quan trọng đối với tình trạng bệnh lý hô hấp. Sự phát triển của phổi trẻ em chia làm 2 quá trình: tăng về khối lượng, diện tích hô hấp của phổi và biệt hoá các tổ chức phổi.

Vị trí và cấu tạo của phổi thuộc hệ hô hấp ở trẻ nhỏ

1.4.1. Phổi trẻ em lớn dần theo tuổi

* Trọng lượng phổi trẻ em

  • Trẻ sơ sinh: 50 - 60g [khoảng 1/34 - 1/54 trọng lượng cơ thể trẻ]
  • Trẻ 6 tháng: gấp 3 lần so với lúc mới đẻ
  • Trẻ 12 tuổi: tăng gấp 10 lần so với lúc mới đẻ
  • Người lớn: nặng hơn phổi trẻ sơ sinh 20 lần

* Khối lượng phổi trẻ em: trong quá trình phát triển tăng lên rất nhanh.

  • Trẻ sơ sinh: 65 - 67 ml
  • Trẻ 12 tuổi: tăng gấp 10 lần so với lúc đẻ

* Kích thước phế nang: tăng dần theo tuổi.

  • Sơ sinh: 0,05 - 0,07 mm
  • Trẻ 5 - 7 tuổi: 0,12 mm
  • Trẻ 12 - 15: 0,17 mm
  • Người lớn: 0,20 mm

Do đó diện tích hô hấp cũng tăng lên: trẻ sơ sinh 6m2, người lớn 50 m2.

1.4.2. Về mặt cấu tạo

  • Đơn vị cấu tạo cơ bản: túi phổi [Acini], mỗi túi phổi gồm khoảng 20 - 25 phế nang và phế quản phế nang. Sự phát triển của phổi từ sơ sinh đến 8 tuổi chủ yếu là do tăng số lượng phế nang, còn thời kỳ sau tăng về kích thước các phế nang.
  • Phổi trẻ em ít tổ chức đàn hồi, do đó dễ bị xẹp phổi, khí phế thũng, giãn phế nang khi bị viêm phổi, ho gà..
  • Phổi trẻ em nhất là trẻ nhỏ có nhiều mạch máu, các mạch bạch huyết và sợi cơ nhẵn. Nên phổi trẻ em có khả năng co bóp lớn, tái hấp thu dịch trong phế nang nhanh hơn.
  • Rãnh liên thuỳ phổi trẻ nhỏ không rõ rệt, phổi phải có 2 rãnh, phổi trái có 1 rãnh. Các rãnh này dần dần sẽ rõ và sâu hơn.

1.4.3. Rốn phổi

  • Gồm phế quản gốc, thần kinh, mạch máu, hạch bạch huyết. Những hạch này có mối liên hệ với các hạch khác ở phổi. Do đó mọi quá trình viêm nhiễm ở phổi đều có thể gây phản ứng đến các hạch rốn phổi.
  • Rốn phổi phải cao hơn rốn phổi trái [rốn phổi phải ngang với D5 - D6, còn rốn phổi trái ngang với D6 - D7].
  • Hạch bạch huyết ở rốn phổi:

+ Gồm: nhóm khí quản, khí phế quản, phế quản phổi, ở chỗ khí quản phân đôi.+ Những nhóm hạch ở rốn phổi có liên quan với hạch bạch huyết ở trung thất, thượng đòn nên rất dễ bị viêm nhiễm.

Hình ảnh vị trí của rốn phổi

1.5. Màng phổi

  • Màng phổi trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: rất mỏng, dễ bị dãn ra khi thở vào sâu hoặc khi bị tràn dịch, tràn khí màng phổi.
  • Khoang màng phổi do 2 lá màng [lá thành và lá tạng tạo nên], khoang màng phổi ở trẻ nhỏ dễ thay đổi vì các lá thành của màng phổi dính vào thành ngực chưa chắc. Sự tích lũy các chất dịch do các quá trình viêm tạo nên trong màng phổi dễ gây ra hiện tượng chuyển dịch các cơ quan trong trung thất.

1.6. Lồng ngực

Hình thể và cấu tạo lồng ngực trẻ em thay đổi theo tuổi và có những đặc điểm sau:

  • Trẻ sơ sinh: lồng ngực ngắn, hình trụ. Đường kính trước sau bằng đường kính ngang. Xương sườn nằm ngang và thẳng góc với cột sống. Cơ hoành nằm cao, cơ liên sườn chưa phát triển đầy đủ.
  • Khi trẻ biết đi: Lồng ngực có sự thay đổi [dẹt lại], đường kính ngang lớn gấp 2 lần đường kính trước sau. Các xương sườn chếch xuống dưới, cơ hoành hạ thấp dần, cơ liên sườn, cơ lồng ngực phát triển dần.

Sự phát triển lồng ngực còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, đặc biệt là việc tập luyện của trẻ, cũng như phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý, nhất là bệnh còi xương sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lồng ngực.

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

>> Xem tiếp: Đặc điểm hệ hô hấp trẻ em - Phần 2

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề