Chăn nuôi ở Đồng bằng sông Hồng phát triển như thế nào

Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.

- Hình thành sớm và phát triển mạnh  trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước [năm 2002].

Biểu đồ cơ cấu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Các ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.

- Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng [vài, sứ, quần áo, hàng dệt kim,..]

Lược đồ kinh tế Đồng bằng sông Hồng.

- Công nghiệp tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Hải Phòng.

b. Nông nghiệp

* Trồng trọt

- Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực; đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ có trình độ thâm canh cao.

- Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao: cây ngô đông, khoai tây, su hào… vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.

- Đồng bằng sông Hồng là một trung tâm dịch vụ lớn cho cả nước: các hoạt động từ tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, du lịch, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải đều phát triển rất mạnh.

- Kinh tế phát triển, dân cư đông đúc, lại có mạng lưới giao thông dày đặc nên dịch vụ vận tải của vùng trở nên sôi động với hai đầu mối chính là Hà Nội và Hải Phòng.

- Nhờ có nhiều địa danh du lịch hướng về cội nguồn, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng mà du lịch ở đây có điều kiện phát triển mạnh.

- Bưu chính viễn thông là ngành phát triển rất mạnh, Hà Nội là trung tâm thông tin tư vấn chuyển giao công nghệ đồng thời là một trong hai trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất cả nước.

5. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

- Hà Nội, Hải Phòng là những trung tâm kinh tế lớn nhất của đồng bằng sông Hồng. Hai thành phố này cùng với thành phố Hạ Long của Quảng Ninh tạo thành tam giác kinh tế mạnh cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả hai vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc bộ .

Khu vực công nghiệp tăng mạnh về giá trị và tỉ trọng trong cơ cấu GDP của vùng. Nghề trồng lúa nước có trình độ thâm canh cao. Chăn nuôi gia súc, đặc biệt là nuôi lợn chiếm tỉ trọng lớn. Vụ đồng với nhiều cây trồng ưa lạnh đang trở thành vụ sản xuất chính. Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm công nghiệp, dịch vụ quan trọng nhất.

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trang chủ » Tại sao

Chăn nuôi lợn ở nước ta có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Vậy vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Cùng GiaiNgo tìm hiểu nhé.

Nuôi lợn là một ngành nông nghiệp phổ biến ở Việt Nam. Nó cung cấp một số lượng đạm rất lớn cho bữa ăn của con người. Vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua chuyên mục Tại sao của GiaiNgo nhé.

Lợn được nuôi nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng vì ba lý do chính:


Được tài trợ
  • Đây là vùng trọng điểm lương thực nên nguồn phụ phẩm thức ăn cho chăn nuôi lợn như ngô, sắn, lúa… lớn.
  • Ở đây có địa hình đồng bằng, khí hậu phù hợp, nguồn nước dồi dào. Đó đều là điều kiện để hình thành các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn.
  • Thị trường tiêu thụ rộng lớn bởi vì dân cư tập trung đông đúc, mật độ dân cư cao nhất cả nước. Đặc biệt là thị trường Hà Nội.

Nêu vai trò của ngành chăn nuôi lợn đối với phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng

Bên trên bạn đã được tìm hiểu lý do vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng. Sau đây là những vai trò của ngành chăn nuôi lợn đối với phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng mà GiaiNgo tổng hợp được.


Được tài trợ

Vai trò của ngành chăn nuôi lợn đối với phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng:

  • Chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm đặc sản tươi sống và sản phẩm chế biến có giá trị cho xuất khẩu.
  • Việc chăn nuôi lợn là hoạt động sản xuất có thể tận dụng được lao động và thức ăn thừa góp phần tiết kiệm chi phí.
  • Chăn nuôi lợn tạo nguồn phân bón hữu cơ cho ngành trồng trọt và cải tạo đất, tăng sức sản xuất cho đất nông nghiệp.
  • Ngoài ra, nó còn là biện pháp hiệu quả để tiết kiệm chi phí mua chất đốt và điện thắp sáng cho các trang tại nhờ sử dụng khí biogas.

Câu hỏi liên quan thường gặp?

Để hiểu rõ hơn về vấn đề vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng, cùng GiaiNgo trả lời những câu hỏi liên quan thường gặp nhé.

Bài tập 1 trang 33 SGK Địa lí 9

Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta.

Trả lời

Nhận xét sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta:

  • Tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
  • Ngoài ra, lúa nước còn được trồng ở đồng bằng duyên hải miền Trung, một số cánh đồng vùng trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

Giải thích sự phân bố:

  • Điều kiện tự nhiên:
    • Địa hình đồng bằng châu thổ rộng lớn, dễ hình thành các vùng thâm canh quy mô lớn; + Đất phù sa màu mỡ;
    • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, ổn định;
    • Nguồn nước dồi dào.
  • Điều kiện kinh tế – xã hội:
    • Ứng dụng được nhiều thành tựu khoa học trong nông nghiệp;
    • Dân cư đông, lực lượng lao động dồi dào, người dân có kinh nghiệm trong canh tác, thâm canh lúa nước;
    • Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu hỏi thảo luận trang 32 SGK Địa lí 9

Kể tên một số cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ. Tại sao Nam Bộ lại trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị?

Trả lời

Một số loại cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ đó là sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, dứa…

Nam Bộ trồng lại trồng nhiều cây ăn quả có giá trị tại vì:

  • Ở đây có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nắng nóng quanh năm thích hợp trồng cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới.
  • Đất xám phù sa cổ, đất bazan phân bố trên các vùng đất rộng lớn ở Đông Nam Bộ, hay đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả lớn.
  • Nguồn nước dồi dào từ sông ngòi, kênh rạch, nước ngầm, ven các con sông ở đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành các khu miệt vườn trù phú, nhiều loại quả đặc sản.
  • Người dân Nam Bộ có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc cây ăn quả.

Câu hỏi thảo luận trang 31 SGK Địa lí 9

Hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta.

Trả lời

Sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm:

  • Lạc: ở Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
  • Đậu tương: Đông Nam Bộ, Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.
  • Mía: đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
  • Dâu tằm: Tây Nguyên.
  • Thuốc lá: Đông Nam Bộ.

Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm:

  • Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
  • Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
  • Hồ tiêu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Điều: Đông Nam Bộ, là Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Dừa: đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Chè: Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

Câu hỏi thảo luận trang 29 SGK Địa lí 9

Hãy trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002.

Trả lời:

Thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980- 2002 đó là đều tăng về diện tích, năng suất, sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người. Cụ thể:

  • Diện tích lúa có sự gia tăng từ 5600 nghìn ha [1980] lên 7504 nghìn ha [2002].
  • Năng suất lúa cả năm tăng liên tục và tăng mạnh từ 20,8 tạ/ha [1980] lên 45,9 tạ/ha [2002]
  • Sản lượng lúa cả năm tăng từ 11,6 triệu tấn [1980] lên 34,4 triệu tấn [2002].
  • Sản lượng lúa bình quân bình quân đầu người tăng từ 217 kg [1980] lên 432 kg [2002].

Câu hỏi thảo luận trang 28 SGK Địa lí 9

Hãy nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi này nói lên điều gì?

Trả lời

Tỉ trọng cây lương thực có giảm. Cụ thể giảm từ 67,1% [1990] xuống còn 60,8% [2002], giảm 6,3%.

Tỉ trọng cây công nghiệp tăng. Cụ thể tăng từ 13,5% [1990] lên 22,7% [2002], tăng 9,2%.

Sự thay đổi này nói lên được cơ cấu ngành trồng trọt nước ta đang có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng cây lương thực; đẩy mạnh cây công nghiệp.

Đặc biệt là tăng tỉ trọng các loại cây công nghiệp lâu năm nhằm đáp ứng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đồng thời qua đó phá thế độc canh trong nông nghiệp, bảo vệ môi trường.

Vừa rồi GiaiNgo đã mang đến những thông tin để trả lời cho câu hỏi vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.

Xem thêm:

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh chủ đề vì sao lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng đừng ngại comment trao đổi phía dưới nhé.

Video liên quan

Chủ Đề