Chân tay bị sưng phù là bệnh gì năm 2024

Khi mắc các bệnh tim mạch, chẳng hạn như bệnh động mạch vành, suy tim và các hình thức khác của bệnh tim mạch, có thể gây ra tình trạng chân sưng lên ở vùng mắt cá chân, bắp chân, cổ tay hoặc ngón tay…Nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra là do hiện tượng giữ nước. Cụ thể tình trạng giữ nước hay phù nề xảy ra khi tim không bơm được máu đầy đủ cho khắp cơ thể và máu không mang được chất thải từ các mô. Phù thường bắt đầu ở bàn chân, mắt cá chân, ngón tay, bàn tay bởi đó là khu vực xa tim, nơi lưu thông máu kém hơn.

Chân tay bị sưng phù là bệnh gì năm 2024

Khi mắc các vấn đề về thận như suy thận, thận hư… cũng có thể dẫn đến hiện tượng sưng, phù ở chân. Cụ thể, các bệnh lý gây suy giảm chức năng thận có thể dẫn đến giữ natri, gây sưng ở bàn chân và mắt cá chân. Nếu bị phù toàn thân, đặc biệt là ở chân, tay và mặt kèm theo da trắng nhạt thì đó là do suy thận gây ra. Bên cạnh đó, thận hư khiến cho các độc tố trong cơ thể không được đào thải ra bên ngoài, chúng sẽ tích tụ và gây ra phù toàn thân.

Chân tay bị sưng phù là bệnh gì năm 2024

Bệnh gan có thể gây ra bởi mọi thứ từ việc sử dụng bia rượu đến béo phì, và một dấu hiệu cảnh báo phổ biến là tình trạng sưng ở chân và mắt cá chân. Theo phân tích của các chuyên gia, nếu mắc các bệnh gan mạn tính, chức năng tổng hợp protein của cơ quan này sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, dẫn đến hiện tượng lượng albumin trong máu bị suy giảm kéo theo hiện tượng giảm áp suất thẩm thấu. Nếu bạn bị phù và không rõ tại sao, thì đi khám bác sĩ là việc làm cần thiết để đảm bảo không có gì nghiêm trọng xảy ra.

Chân tay bị sưng phù là bệnh gì năm 2024

Bàn và mắt cá chân bị phù có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, đặc biệt với người bị tiểu đường hoặc gặp các vấn đề về thần kinh. Nhiễm trùng có thể lan rộng do độ nhạy cảm với sự đau đớn của người bị tiểu đường giảm đi.

Chân tay bị sưng phù là bệnh gì năm 2024

Mặc dù theo các bác sĩ, phù chân và mắt cá chân ở thai phụ là khá phổ biến nhưng nếu sưng phù quá mức cũng cần phải cảnh giác. Đây có thể là một biểu hiện của bệnh tiền sản giật, có thể dẫn tới cao huyết áp gây tổn hại cho sức khỏe của cả bé và mẹ.

Nếu bạn đang mang thai, chân bị sưng phù kèm theo những triệu chứng như đau bụng, đi tiểu không đều, buồn nôn và đau đầu, tốt hơn hết nên đi khám bác sĩ phụ khoa ngay lập tức.

Chân tay bị sưng phù là bệnh gì năm 2024

Hiện tượng tay chân sưng phù rất phổ biến trong viêm khớp dạng thấp. Khi bị viêm khớp dạng thấp, tay chân có dấu hiệu sưng phồng do tích tụ chất dịch quá mức - chủ yếu là nước và natri bị mắc kẹt trong các mô của cơ thể, thường kết hợp với bất thường của hệ tĩnh mạch hoặc bạch huyết. Lúc này, các mạch máu nhỏ (mao mạch) sẽ rò rỉ chất lỏng vào những mô xung quanh. Để bù đắp cho sự mất mát của chất lỏng trong mao mạch, thận sẽ tích tụ nhiều muối và nước. Lưu thông máu tăng lên, gây ra sự rò rỉ chất lỏng từ các mao mạch và tình trạng phù sẽ nặng hơn.

"Phù" là thuật ngữ y tế chỉ tình trạng sưng tấy. Các bộ phận cơ thể sưng tấy do chấn thương hoặc viêm nhiễm. Nó có thể ảnh hưởng đến một khu vực nhỏ hoặc toàn bộ cơ thể. Thuốc men, mang thai, nhiễm trùng và nhiều vấn đề y tế khác có thể gây ra chứng phù nề. Phù xảy ra khi các mạch máu nhỏ rò rỉ dịch vào các mô lân cận. Chất lỏng tích tụ đó làm cho mô sưng lên. Nó có thể xảy ra ở hầu hết mọi nơi trên cơ thể.

Tiền sản giật: Dù thai phụ thường bị sưng chân do tích nước, nếu hiện tượng này đi kèm với đau đầu, buồn nôn, khó thở, đau bụng, đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Tiền sản giật có thể xảy ra sau tuần thai thứ 20, và có liên quan đến huyết áp cao. Tình trạng này có thể gây tổn thương gan hoặc thận.

Phù bạch huyết: Đây là tình trạng khi các hạch bạch huyết bị tổn thương hay loại bỏ, thường xảy ra trong quá trình điều trị ung thư. Hậu quả là cơ thể đào thải được ít chất lỏng hơn, dẫn đến sưng cẳng chân, tay và bàn chân.

Suy tim: Đây là hiện tượng khi tim không thể bơm máu hiệu quả. Khi đó, máu có thể chảy ngược lại cẳng chân và bàn chân gây sưng phù. Suy tim có thể gây khó chịu khi bạn nằm xuống vì tim bạn sẽ đập bất thường và bạn có thể thấy khó thở.

Bệnh thận: Thận lọc độc tố và chất thải khỏi máu. Nếu thận không hoạt động hiệu quả do tiểu đường hay huyết áp cao, muối sẽ tích tụ lại trong máu khiến cơ thể giữ nhiều nước hơn. Theo trọng lực, lượng nước này sẽ tích tụ ở bàn chân gây sưng phù.

Để biết chính xác nguyên nhân của phù chân tay bạn hãy đến bệnh viện khám để có kết quả chẩn đoán chính xác.

Bất cứ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe ở người cao tuổi cũng cần được chú ý trong đó có hiện tượng phù chân. Mặc dù không ít người già gặp phải tình trạng này nhưng căn nguyên lại khác nhau, thậm chí có trường hợp do mắc phải bệnh lý nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây phù chân ở người già là do đâu và khắc phục thế nào?

1. Như thế nào là phù chân ở người già?

Phù chân là hiện tượng chân phồng lên, tăng kích thước hơn bình thường gây cảm giác nặng nề, nhất là khi di chuyển. Một số trường hợp nặng hơn (bội nhiễm) còn kèm theo tình trạng biến dạng mắt cá chân và cẳng chân.

Chân tay bị sưng phù là bệnh gì năm 2024

Phù chân ở người già với biểu hiện chân sưng, da chân căng hơn mức bình thường

Hiện tượng phù chân ở người già thường có biểu hiện:

- Chân sưng, da chân căng hoặc đổi màu.

- Nếu dùng tay ấn vào phần da bị phù sẽ thấy hiện tượng lún xuống.

- Khớp chân cứng hơn bình thường.

2. Nguyên nhân gây ra và cách khắc phục tình trạng phù chân ở người già

2.1. Nguyên nhân khiến cho người già bị phù chân

- Suy giãn tĩnh mạch

Phù chân ở người già tương đối phổ biến, thường gặp nhất là do suy tĩnh mạch mạn tính vì các van trong mạch máu mòn theo thời gian khiến cho máu bị chảy chậm lại. Sự dư thừa chất lỏng do quá trình này khiến cho phần dưới cơ thể bị sưng và tĩnh mạch bị suy giãn.

- Suy tim

Nếu tim hoạt động yếu, bơm máu không hiệu quả sẽ xảy ra suy tim xung huyết làm tĩnh mạch giữ lại chất lỏng. Tình trạng này kéo dài còn khiến cho lưu lượng máu đến thận giảm xuống và cơ thể bị giữ nước, giữ muối sinh ra hiện tượng phù chân.

- Xơ gan

Bệnh xơ gan khiến cho khả năng hoạt động của gan suy giảm, trong đó có việc giảm sản xuất Albumin, khiến cho áp lực keo trong máu giảm khiến thoát dịch ra khỏi lòng mạch gây tràn dịch các màng và phù chân ở người già.

- Đái tháo đường

Căn bệnh này làm tăng quá mức lượng đường trong máu khiến cho tĩnh mạch và van bơm suy yếu, kéo theo suy giảm chức năng bơm máu về tim nên sinh ra ứ đọng dịch và người già bị phù chân.

Chân tay bị sưng phù là bệnh gì năm 2024

Tiểu đường là một trong các nguyên nhân khiến người già bị phù chân

- Bệnh thận

Thận có nhiệm vụ chính là lọc, tái hấp thụ nước và bài tiết chất thải. Khi thận có vấn đề thì những chức năng này cũng bị ảnh hưởng, tạo nên áp lực cho mạch máu và làm rò rỉ dịch ra ngoài. Phù chân ở người già là kết quả của quá trình đó.

- Một vài nguyên nhân khác

+ Chế độ ăn quá nhiều tinh bột hoặc muối, không đảm bảo dinh dưỡng.

+ Chấn thương.

+ Bị thiếu vitamin B1, có vấn đề trong chuyển hóa dinh dưỡng.

+ Tác dụng phụ của việc dùng một số loại thuốc để điều trị bệnh.

+ Cân nặng tăng quá mức, ngồi xuống đứng lên quá nhiều.

2.2. Biện pháp khắc phục phù chân ở người già

Có thể thấy rằng, người già bị phù chân do những nguyên nhân không giống nhau. Vì thế, muốn khắc phục hiệu quả tình trạng này thì trước tiên cần phải tìm ra căn nguyên gây nên. Việc điều trị phù chân thường gồm: chữa trị căn nguyên nền tảng, giảm muối trong chế độ ăn và có thể sẽ cần tới thuốc lợi tiểu để loại bỏ phần dịch thừa.

Đeo vớ áp lực có thể điều trị và ngăn ngừa được phù chân ở người già vì nó tạo ra lực nén lên chân, chủ yếu là ở mắt cá chân. Áp lực này khiến cho áp lực trong mô dưới da tăng lên, nhờ đó mà giảm rò rỉ dịch dư thừa ở bên ngoài mô kẽ. Điều trị bằng vớ áp lực không được chỉ định với người mắc bệnh xơ vữa động mạch ngoại biên, bệnh thần kinh ngoại biên, bị viêm da nghiêm trọng, bệnh suy tim.

Chân tay bị sưng phù là bệnh gì năm 2024

Đeo vớ áp lực hỗ trợ điều trị phù chân cho người già

Giảm muối trong chế độ ăn là cần thiết vì nó khiến cho tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng hơn. Khi giảm được lượng muối tiêu thụ hàng ngày thì có thể giảm được phù nề. Mặt khác, chế độ ăn hàng ngày của người già cũng cần được cân bằng để đảm bảo không bị thiếu hay dư thừa chất, điều này góp phần giảm thiểu nguy cơ bị phù chân.

Thuốc lợi tiểu giúp cho thận bài tiết natri và nước nhiều hơn nên cũng có thể giảm phù chân ở người già. Tuy nhiên, thuốc cần được bác sĩ kê đơn vì nếu không sử dụng cẩn thận sẽ làm chất lỏng bị loại bỏ quá nhanh và quá nhiều dẫn đến tụt huyết áp, ngất, choáng váng và suy giảm chức năng thận.

Nâng cao chân hơn so với vị trí của tim trong 30 phút hoặc mỗi ngày 4 lần có thể cải thiện tình trạng phù chân ở người bị suy giảm tĩnh mạch mức độ nhẹ.

Ngoài những biện pháp khắc phục trên đây thì tùy vào nguyên nhân bệnh lý gây nên phù chân ở người già mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Những trường hợp được bác sĩ kê đơn thuốc cần thực hiện đúng hướng dẫn về thời gian và liều lượng sử dụng để đảm bảo đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất.

Massage vào vùng chân bị sưng phù cũng sẽ giúp giảm cơn co cứng, đau thắt cho người già. Không những thế, việc làm này còn thúc đẩy lưu thông máu, kích thích di chuyển chất lỏng dư ứ đọng ở chân nên cũng sẽ cải thiện cảm giác khó chịu do phù chân gây ra.

Tình trạng phù chân có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi cơ thể trải qua hiện tượng thay đổi nhiệt độ đột ngột. Vì thế, hạn chế sự thay đổi này cũng là yếu tố rất cần thiết khi điều trị phù chân cho người già.

Người già bị phù chân cũng được bác sĩ khuyến cáo nên tích cực tập thể dục để cải thiện khả năng co bóp và vận động của cơ bắp, khả năng bơm chất lỏng thừa trở về tim. Tránh đứng hay ngồi quá lâu một chỗ cũng giúp cải thiện tình trạng phù nề.

Nguyên nhân gây phù chân ở người già không giống nhau trong đó có những trường hợp xuất phát từ bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu phát hiện dấu hiệu phù chân ở người cao tuổi, nên đưa họ đến khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị sớm giúp ngăn chặn các biến chứng không tốt.

Khi cần khắc phục phù chân ở người già, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa đầu ngành. Bằng việc làm này, quý khách sẽ biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình và được tư vấn biện pháp chữa trị hiệu quả.