Chất lượng cao là gì trong sản phẩm

Trên thị trường hiện nay, chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố hàng đầu giúp doanh nghiệp thiết lập hình ảnh thương hiệu và xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Bởi khách hàng thường dễ dàng ra quyết định mua với các thương hiệu mà họ tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến kiến thức để hiểu được chất lượng sản phẩm là gì? Vai trò cùng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng mới nhất và chính xác nhất, cùng với đó là cung cấp cho bạn phương pháp để cải thiện công tác này trong công việc một cách hiệu quả. Đọc ngay!

Mục lục

Chất lượng sản phẩm là bản chất hay khả năng của các loại hàng hóa có thể làm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và đáp ứng các tiêu chuẩn của ngành. Khi thực hiện đánh giá chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp cần xem xét nhiều yếu tố, như khả năng giải quyết vấn đề cụ thể, hoạt động có mang lại hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của khách hàng hay không.

Khái niệm chất lượng sản phẩm là gì?

Tùy vào từng góc nhìn, ta có những quan điểm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Cụ thể:

  • Theo Giáo sư Juran, chất lượng sản phẩm được đánh giá dựa trên sự phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Trong khi đó, theo Giáo sư Crosby, chất lượng sản phẩm đánh giá dựa trên sự phù hợp với các yêu cầu hoặc đặc tính nhất định.
  • Theo Giáo sư Ishikawa, chất lượng sản phẩm được đánh giá dựa trên việc thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất.

Tuy nhiên, từ góc độ của nhà sản xuất, chất lượng sản phẩm được xác định bởi việc đảm bảo các tiêu chuẩn, quy cách và thước đo đã đặt ra trước đó. Trong khi đó, từ góc độ người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm được đánh giá dựa trên sự phù hợp với mục đích và yêu cầu của khách hàng.

Theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế [ISO], chất lượng sản phẩm được định nghĩa là tập hợp các tính năng của sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và được khách hàng đón nhận. Để đạt được sự hài lòng này, sản phẩm phải được cải tiến và không có bất kỳ khiếm khuyết hoặc khiếm khuyết nào.

Vì vậy, để đánh giá chất lượng sản phẩm, chúng ta phải cân nhắc từ nhiều góc độ khác nhau và đưa ra một quyết định chính xác và khách quan. Trong thực tế, việc đảm bảo chất lượng sản phẩm là rất quan trọng để duy trì và phát triển doanh nghiệp, tạo niềm tin và sự hài lòng cho khách hàng.

Tìm hiểu thêm về chất lượng dịch vụ là gì?

2. Vai trò của chất lượng sản phẩm

2.1 Xây dựng niềm tin khách hàng

Sản phẩm và dịch vụ đạt chất lượng tốt giúp giúp doanh nghiệp có được lòng tin và sự trung thành từ phía người tiêu dùng. Qua đó, doanh nghiệp có khả năng đưa ra quyết định tăng giá cho sản phẩm và mang lại nguồn doanh thu dồi dào.

2.2 Xây dựng thương hiệu công ty

Bạn có biết khách hàng thường tin tưởng vào đề xuất từ gia đình và người thân của họ. Vì vậy, cách truyền thông này là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất thúc đẩy khả năng mua hàng. Bằng việc đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đáp ứng tốt các chỉ tiêu, doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt từ phía khách hàng và thúc đẩy lòng trung thành một cách mạnh mẽ.

2.3 Giảm thiểu tình trạng khiếu nại và hoàn trả hàng

Hàng hóa muốn đảm bảo chất lượng cần được dành nhiều thời gian để hoàn thành. Khi đáp ứng được điều này, doanh nghiệp có thể tối thiểu hóa sự phàn nàn về chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. Khách hàng cảm thấy sản phẩm phù hợp sẽ không có ý định hoàn trả hay khó dễ với nhà cung cấp.

2.4 Thúc đẩy sự mua lại và tăng doanh thu

Tất nhiên rồi, khi chiếm được sự tin tưởng từ khách hàng. Họ cảm thấy an tâm và sẵn sàng sử dụng dịch vụ vào những lần kế tiếp. Đây chính là cơ hội giúp doanh nghiệp phát triển doanh thu và lợi nhuận.

3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm chính xác

Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm gồm 2 hệ thống chỉ tiêu: Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu xác định chất lượng trong chiến lược phát triển kinh doanh. Hệ thống các chỉ tiêu nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hoá trong sản xuất kinh doanh.

Những tiêu chí nào cần xem xét để đánh giá chất lượng sản phẩm

3.1 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu xác định chất lượng trong chiến lược phát triển kinh tế

Mục đích: Nhằm kéo dài chu kỳ hoạt động của sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, các chỉ tiêu sau cần được đáp ứng:

  • Chỉ tiêu công nghệ: Sản phẩm phải được chế tạo với quy trình đạt chất lượng cao, tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí, để giảm giá thành.
  • Chỉ tiêu thống nhất hoá: Sản phẩm phải đạt 100% chất lượng trong quá trình sản xuất hàng loạt.
  • Chỉ tiêu độ tin cậy: Thông số kỹ thuật của sản phẩm phải đảm bảo duy trì tính chính xác nhằm đạt được sự hài lòng từ phía khách hàng.
  • Chỉ tiêu độ an toàn: Sản phẩm là công cụ sản xuất và đồ dùng gia đình phải đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
  • Chỉ tiêu kích thước: Sản phẩm phải được thiết kế sao cho thuận tiện cho việc vận chuyển.
  • Chỉ tiêu sinh thái: Sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường.
  • Chỉ tiêu lao động: Thiết kế sản phẩm phải phù hợp với người sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ thể người sử dụng.
  • Chỉ tiêu thẩm mỹ: Sản phẩm phải có tính chân thật hoặc sáng tạo nhưng phải phù hợp với quan điểm mỹ học chân chính.
  • Chỉ tiêu sáng chế phát minh: Phải tuân thủ nghiêm túc các luật bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và quyền sáng chế phát minh.

3.2 Hệ thống các chỉ tiêu kiểm tra đánh giá chất lượng trong sản xuất kinh doanh.

  • Nhóm chỉ tiêu công dụng của sản phẩm: Là nhóm quan trọng nhất và thường được người tiêu dùng quan tâm để đánh giá chất lượng sản phẩm.
  • Nhóm chỉ tiêu công nghệ: Những ứng dụng công nghệ được tích hợp trong sản phẩm, nhóm này thường liên quan đến các thoại thiết bị đồ dùng điện tử.
  • Nhóm chỉ tiêu hình dáng thẩm mỹ: Là việc đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế, hình dáng và tính thẩm mỹ của sản phẩm.
  • Nhóm tiêu chuẩn về bao gói ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản: Cần đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định liên quan đến đóng gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm.
  • Nhóm các chỉ tiêu về nguyên tắc thủ tục: Là các quy định và yêu cầu cần thiết để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả.
  • Nhóm chỉ tiêu kinh tế: Bao gồm các chi phí sản xuất, giá cả và chi phí trong quá trình sử dụng sản phẩm.
    Xem ngay: Quản lý chất lượng là gì? Nguyên tắc và các phương pháp quản lý chất lượng.

4. Ví dụ về quản lý chất lượng sản phẩm tại Toyota

Toyota là một trong những tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu thế giới với những dòng xe luôn nổi tiếng là có chất lượng cao. Cùng xem Toyota xây dựng các chỉ tiêu chất lượng trong sản phẩm như:

  • Xe có độ bền cao: Toyota luôn được biết đến với những dòng xe có thể sử dụng lâu năm, và ít gặp các sự cố kỹ thuật.
  • Sản phẩm có độ chính xác cao: Toyota luôn áp dụng các quy trình sản xuất chặt chẽ như: Lean, 5S, Kaizen… để đảm bảo sản phẩm luôn đảm bảo độ chính xác tuyệt đối các thông số kỹ thuật.
  • Sản phẩm an toàn: Tiêu chí an toàn luôn được Toyota đặt lên hàng đầu. Tất cả dòng xe đều được trang bị và cải tiến liên tục thêm nhiều tính năng an toàn hiện đại, luôn đặt sự an toàn của khách hàng lên hàng đầu.
  • Tiêu chí thẩm mỹ: Không chỉ quan tâm đến chất lượng, Toyota còn luôn chú trọng đến mẫu mã của xe, tạo ra những sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao.
  • Sản phẩm tính năng: Để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, các dòng xe của Toyota đều được trang bị nhiều tính năng hiện đại.
    Toyota – một ví dụ điển hình về cách quản lý chất lượng sản phẩm

Tóm lại, các công việc như: Tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt, thường xuyên tổ chức hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm và lắng nghe phản hồi từ khách hàng là yếu tố cốt lõi giúp Toyota duy trì chất lượng sản phẩm cao và xây dựng thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới.

5. Phương pháp để cải thiện chất lượng sản phẩm

Áp dụng các chiến lược hay công cụ tốt giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất dài hạn nâng cao chất lượng sản phẩm của họ. Dưới đây, PMS đã dựa trên kinh nghiệm tư vấn và đào tạo của chúng tôi để mang đến cho bạn một số phương pháp cụ thể để cải thiện chất lượng sản phẩm:

5.1 Phương pháp Six Sigma

Six Sigma là một phương pháp mà các nhóm sản xuất sử dụng để tối thiểu hóa việc phát sinh các lỗi trong quy trình. Nhờ vào việc đo lường một cách chặt chẽ các hoạt động từ khâu thiết kế, đo lường, phân tích, cải tiến và kiểm soát trong quá trình sản xuất. Từ đó, cung cấp phương án để giảm thiểu sản xuất lỗi và tăng chất lượng sản phẩm.

5.2 Phương pháp Quản lý chất lượng toàn diện [TQM]

TQM là phương pháp tập trung vào quản lý mọi mặt về chất lượng của tổ chức với mục đích là tạo sự hài lòng của khách hàng. Qua đó giúp tăng lợi nhuận và năng suất, giảm hoặc loại bỏ lỗi sản phẩm và giảm chi phí.

5.3 Phương pháp Lean

Lean manufacturing tập trung vào việc cải thiện chất lượng bằng cách loại bỏ tối đa các loại lãng phí trong mọi lĩnh vực của tổ chức. Bằng cách loại bỏ các thứ không cần thiết, các doanh nghiệp có thể tập trung để tạo ra sản phẩm tốt hơn.

Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu được chất lượng sản phẩm là gì trong doanh nghiệp. Hãy xem xét các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm để phát triển luôn đáp ứng được các mong đợi của khách hàng. Do đó, ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn thì những nhà kiểm soát chất lượng – QC còn cần trang bị cho mình những công cụ, kỹ năng về quản lý và giám sát chất lượng để công việc đạt hiệu quả cao nhất. Để thực hiện hiệu quả nhất, các bạn có thể tìm hiểu qua Khóa Học Chuyên Viên Kiểm Soát Chất Lượng QC của chúng tôi để giải quyết các vấn đề trên.

Chủ Đề