Chế độ thai sản mới nhất 2023

Bài viết cụ thể và chi tiết về đối tượng, điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản. Doanh nghiệp có người lao động đáp ứng điều kiện thì cần làm hồ sơ, thủ tục gì? Mức hưởng bảo hiểm thai sản được tính như thế nào? Có ví dụ minh họa cụ thể và dễ hiểu nhất.

Các nội dung chinh trong bài:

  • Đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản
  • Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản
  • Hồ sơ, thủ tục đăng ký nhận bảo hiểm thai sản
  • Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm thai sản

Đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản:

  1. Lao động nữ mang thai
  2. Lao động nữ sinh con
  3. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi
  4. Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản
  5. Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
  6. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội và có vợ sinh con

Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản

  • Trong vòng 12 tháng trước khi sinh, nuôi con nuôi, mang thai hộ, lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên.

Ví dụ: Chị A sinh con vào ngày 03/06/2016

Để được hưởng chế độ thai sản thì từ 06/2015 đến 31/05/2016 chị A phải đóng BHXH đủ 06 tháng thì chị A mới đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

  • Trường hợp lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Lưu ý, đối với trưởng hợp đóng BHXH đủ 12 tháng trở lên không nhất thiết phải năm liền kề năm nghỉ việc, thời gian trước đó cứ đóng đủ 12 tháng là đủ điều kiện.

Ví dụ:

Năm 2016: Chị A tham gia BHXH trọn năm 2016

Tháng 4/2017: Chị A mang thai, dự sinh vào tháng 01/2018. Sau khi mang thai, vì tình trạng sức khỏe kém, theo yêu cầu của cơ sở KCB Chị A phải nghỉ dưỡng thai từ tháng 07/2017.

Theo quy định hưởng chế độ thai sản thông thường, nếu muốn hưởng chế độ thai sản thì chị A trong thời gian từ tháng 04/2017 đến tháng 01/2018, chị A phải đóng từ đủ 06 tháng trở lên.

Nhưng trong trường hợp này Chị A vẫn được hưởng thai sản khi chị A nghỉ trong tháng 07/2017, vì Chị A đã đáp ứng đủ 02 điều kiện của BHXH

Thứ nhất: Chị A đã tham gia BHXH đủ 12 tháng vào năm 2016

Thứ hai: Chị A đã tham gia BHXH đủ 03 tháng trong 12 tháng trước khi sinh và có Giấy yêu cầu nghỉ dưỡng thai của cơ sở KCB.

Hồ sơ, thủ tục đăng ký nhận bảo hiểm thai sản

  • Hồ sơ 201 theo Quyết định 595/QĐ-BHXH – Hồ sơ Giải quyết hưởng chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe
  • Sổ BHXH của lao động nữ
  • Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh hoặc Trích lục khai sinh của con [bản sao có chứng thực, 01 bản/con].

Bên cạnh đó tùy theo từng trường hợp mà còn có những hồ sơ bổ sung khác, được quy định cụ thể chi tiết trong hồ sơ 201.

  • Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ thai sản

BHXH quận, huyện nơi lao động nữ đóng BHXH trước khi nghỉ thai sản.

  • Hình thức nộp hồ sơ:

Nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc Nộp qua đường bưu điện – tùy theo từng cơ quan BHXH.

  • Thời gian giải quyết hồ sơ thai sản

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ lên cơ quan BHXH

  • Hình thức nhận trợ cấp thai sản

Cơ quan BHXH sẽ chuyển khoản tiền trực tiếp vào Tài khoản công ty người lao động nữ làm việc.

Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm thai sản:

Mức hưởng một tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Bên cạnh đó, lao động nữ còn được hưởng thêm trợ cấp một lần [Trợ cấp tã lót] bằng 02 tháng lương cơ sở. Mức lương cơ sở từ 01/07/2017 là 1.300.000 đ.

Ví dụ: 01/07/2017, Chị A đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thai sản

Mức tiền lương bình quân của 6 tháng trước khi chị A nghỉ việc là: 5.000.000 đ

Như vậy mức trợ cấp thai sản chị A được hưởng là:

[5.000.000 * 6] + [1.300.000 * 2] = 32.600.000 đ

Huỳnh Nhã – Phòng pháp lý Anpha

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Chủ Đề