Chen gong là ai

Bữa ăn và giấc ngủ

Sau trận hòa Hàn Quốc ở vòng bảng U23 châu Á, mọi người đều hết sức phấn khích với lối chơi HLV Gong Oh Kyun áp dụng cho U23 Việt Nam. Kết thúc trận đấu, không ít cầu thủ U23 Hàn Quốc thừa nhận họ bị ám ảnh với suy nghĩ sẽ nhận thất bại. Nhưng thay vì suy nghĩ đến đội hình và chiến thuật, HLV Gong Oh Kyun lại khiến tất cả bất ngờ khi nói về mối quan tâm lớn nhất của ông với các cầu thủ trẻ Việt Nam. "Không cần nghĩ vội đến trận đấu tiếp theo. Các em bây giờ cần được lo miếng ăn, giấc ngủ trước đã", ông nói.

Huấn luyện viên Gong Oh Kyun từng làm việc ở các đội trẻ Hàn Quốc.

Thật khó tin khi ở giữa một giải đấu quan trọng như vòng chung kết U23 châu Á, HLV Gong Oh Kyun lại ưu tiên cho chuyện ăn ngủ của các cầu thủ Việt Nam. Nhưng đó hoàn toàn là những lời thật lòng, không chút xã giao của ông thầy 48 tuổi. Với HLV Gong, bóng đá phải đi từ nền tảng cơ bản nhất. Mỗi cầu thủ đều là con người, và họ cần ăn ngủ điều độ mới có thể thi đấu tốt.

Gọi HLV Gong là giáo sư, bởi ông là một trong những HLV nhiều bằng cấp nhất của bóng đá châu Á thời điểm hiện tại. Nếu không theo đuổi trái bóng tròn, ông có lẽ đã trở thành một giảng viên đại học được nhiều người kính trọng. Vào cuối thập niên 90, khi Hàn Quốc phát cuồng với bóng đá, ông lẳng lặng hoàn thành 2 tấm bằng đại học chuyên ngành Giáo dục thể chất và Y tế công.

Năm 2006, ở tuổi 32, cầu thủ Gong Oh Kyun xuất hiện trên một tạp chí chuyên về y học với tư cách nghiên cứu sinh. Ông viết một bài luận có tên “Nghiên cứu về sự phát triển của chế độ ăn uống và tình trạng sức khỏe lên cầu thủ trưởng thành”. Trong thời gian thi đấu, ông cũng thi đỗ chứng chỉ sư phạm thể dục và nhận bằng huấn luyện viên bậc A, cấp 2 của AFC.

Bằng cấp là hành trang đảm bảo cho tương lai của HLV Gong, nhưng nó phần nào khiến ông không có một sự nghiệp bóng đá rực rỡ như những đồng nghiệp khác. Khi còn là cầu thủ trẻ, Gong chỉ chơi bóng ở trường đại học và bước lên sân chơi chuyên nghiệp khi đã 23 tuổi. Thi đấu ở vị trí tiền đạo, nhưng tần suất lập công trung bình 1 lần/7 trận khiến ông không bao giờ được lên đội tuyển quốc gia.

Năm 2002, khi Hàn Quốc đắm chìm trong men say chiến thắng ở World Cup, Gong háo hức trước viễn cảnh... đến Nhật Bản chơi bóng. Tuy nhiên, dự định đó không bao giờ trở thành hiện thực. Phải đến lúc bước sang tuổi 35, Gong mới xuất ngoại lần đầu, và cũng là lần cuối trong sự nghiệp. 3 tháng ở Sunshine Coast FC, đội bóng bán chuyên Australia đến giờ vẫn là hồi ức đẹp với ông.

Bóng đá và giáo dục

Gong được biết đến là một người thú vị, hiểu biết, nhưng khá kiệm lời trong những chuyến xuất ngoại. Rào cản ngôn ngữ là một trong những nguyên nhân khiến ông hiếm khi trả lời phỏng vấn trước truyền thông. Thay vì nói chuyện, ông thầy người Hàn Quốc thích thể hiện bản thân trên sân bóng nhiều hơn, từ những bàn thắng thời còn làm cầu thủ đến phong cách huấn luyện khi đã là HLV.

Để giúp U23 Việt Nam phấn khích trước thềm giải U23 châu Á, HLV Gong mang loa, phát nhạc mạnh ngay trên sân tập. Cách làm chẳng giống ai nhưng thú vị của ông khiến cầu thủ tạm thời quên đi hành trình mệt mỏi ở SEA Games 31. Họ nhanh chóng trở lại guồng quay tập luyện, thi đấu, không có ai mang trong mình tâm lý xả hơi cả.

Ông Gong Oh Kyun nhiều khả năng sẽ gắn bó với U23 Việt Nam nhiều hơn 1 năm.

Bản thân HLV Gong Oh Kyun cũng là một hình mẫu phá cách gây hứng thú cho mọi người. Dáng người cao cùng mái tóc xoăn dài đầy chất nghệ sĩ khiến nhiều người lầm tưởng ông là một nghệ sĩ nhạc rock, chứ không phải HLV bóng đá. Thời còn thi đấu, ông thậm chí thường xuyên nhuộm tóc nâu vàng để thể hiện cá tính.

Bóng đá là mục đích sống, hay đơn thuần chỉ là một công cụ với HLV Gong? Thật khó để biết chắc chắn câu trả lời. Trong khoảng thời gian chơi bóng ngắn ngủi ở Australia, Gong nói ông hy vọng kiếm được hợp đồng ở một CLB chuyên nghiệp, nhưng không phải vì các đội bóng tại đây trả lương cao cho cầu thủ.

"Tôi muốn kết thúc sự nghiệp thi đấu ở Australia, muốn đầu quân cho Brisbane Roar nhưng không được. Nếu có hợp đồng ở đây, tôi có thể đưa cả gia đình sang Australia sinh sống. Bọn trẻ sẽ có điều kiện học hành tốt hơn nếu ở đây", Gong bộc bạch. Hóa ra với Gong, việc xuất ngoại sang Nhật Bản hay Australia chơi bóng chỉ vì điều kiện học hành của 2 cậu con trai.

Ấn tượng đầu tiên về huấn luyện viên Gong là mái tóc xoăn dài nghệ sĩ.

Gong không có thành tích quá nổi bật khi còn làm cầu thủ lẫn HLV, nhưng khả năng chuyên môn giúp ông trở thành cánh tay phải đáng tin cậy với rất nhiều ông thầy tên tuổi. Trong 4 năm, từ 2016 đến 2019, ông làm trợ lý HLV ở các đội U17, U18, U20 và U23 Hàn Quốc. Ông cũng nằm trong thành viên ban huấn luyện U20 Hàn Quốc giành ngôi Á quân U20 thế giới năm 2019.

Khi Hàn Quốc hân hoan với ngôi Á quân thế giới giải trẻ, tất cả đều nhắc đến 2 cái tên: HLV trưởng Chung Jung Yong và thần đồng, tiền vệ Lee Kang In. Gong lặng lẽ đứng bên cạnh những người ăn mừng chiến công, bởi ông đã quá quen với điều đó. Sau kỳ tích U20 thế giới, Gong tiếp tục sự nghiệp trên cương vị một trợ lý HLV thay vì đứng mũi chịu sào.

Điểm đến tiếp theo của Gong là Indonesia, nơi ông được đích thân HLV Shin Tae Yong mời vào đội ngũ ban huấn luyện. Là những người thuộc cùng một thế hệ, từng thi đấu và đối đầu với nhau khi còn chơi bóng, Shin và Gong hiểu họ cần nhau trong hành trình mới nơi đất khách quê người. Gong ở Indonesia 2 năm rồi hồi hương trước khi nhận lời làm HLV trưởng U23 Việt Nam.

Nhiệm kỳ ngắn, ấn tượng lớn

Khi chiêu mộ Gong Oh Kyun làm HLV trưởng đội U23, VFF dường như xác định đây chỉ là một lựa chọn mang tính nhất thời. Gong nhận nhiệm vụ theo cách không giống ai, bởi khi ký hợp đồng mới cùng đội tuyển Việt Nam, HLV Park Hang Seo đã gài khéo một điều khoản. Theo khoản này, thầy Park chỉ nhận trách nhiệm ở đội U23 đến khi SEA Games 31 khép lại, để sau đó tập trung làm HLV trưởng đội tuyển quốc gia.

 Chỉ trong thời gian ngắn, HLV Gong đã gây ấn tượng mạnh cùng lứa cầu thủ U23 Việt Nam.

Vì lý do kể trên, Gong được thông báo làm HLV trưởng đội U23 Việt Nam vào tháng 2, nhưng phải đến cuối tháng 5 mới chính thức nắm quyền. Trong khoảng thời gian 3 tháng, ông làm nhiệm vụ theo kiểu "đánh cờ mù", chủ yếu là quan sát cầu thủ U23 ở các giải chuyên nghiệp. Sau SEA Games 31, ông mới chính thức lĩnh ấn nhưng chỉ có 2 tuần làm quen cùng đội, rồi ngay sau đó dự giải U23 châu Á.

Với điều kiện làm việc hạn chế, lại không có một dàn cầu thủ quá xuất sắc trong đội hình, HLV Gong vẫn đưa U23 Việt Nam vào tới vòng tứ kết. Bên cạnh kết quả vượt ngoài kỳ vọng, đặc biệt là trận hòa U23 Hàn Quốc, HLV Gong còn gây ấn tượng mạnh khi mạnh dạn xây dựng một U23 Việt Nam chơi kiểm soát bóng, tấn công sòng phẳng với những đội cửa trên. Nếu may mắn hơn, chúng ta hoàn toàn có thể nhận kết quả không đến nỗi nào trước đối thủ Saudi Arabia ở tứ kết.

Khép lại U23 châu Á, HLV Gong có khá nhiều thời gian, nhưng ông không dành chúng để xả hơi. Thay vào đó, ông tiếp tục sự nghiệp học hành ở tuổi 48 khi đăng ký theo học khóa đào tạo HLV bậc Pro của AFC. Hiếm có HLV nào thích đi học như Gong. Ông làm vậy vì bản thân muốn thế, cũng như kỳ vọng vào những mục tiêu mới cùng U23 Việt Nam.

Lần đầu không phải lần cuối

Vào thời điểm U23 Việt Nam kết thúc hành trình tại U23 châu Á, nhiều người mới giật mình khi nhận ra đây có thể là giải đấu... cuối cùng của HLV Gong với đội. Trong tình hình hiện tại, U23 Việt Nam không còn giải đấu chính thức nào ở cấp độ khu vực hay châu lục cho đến khi hợp đồng giữa VFF với HLV Gong kết thúc. Bản hợp đồng giữa đôi bên hiện có thời hạn đến tháng 3-2023

Theo lịch thi đấu ban đầu, U23 Việt Nam lẽ ra sẽ tiếp tục thi đấu ở ASIAD 2022 vào tháng 9. Tuy nhiên, Á vận hội đã bị tạm hoãn vô thời hạn sau thông báo của nước chủ nhà Trung Quốc, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại quốc gia này. khiến U23 Việt Nam chưa rõ tham dự Á vận hội vào thời điểm nào.

Một giải đấu quan trọng khác HLV Gong bỏ lỡ với hợp đồng hiện tại là SEA Games 32. Kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á diễn ra tại Campuchia vào đầu tháng 5-2023. Việc này không chỉ làm khó HLV Gong, mà chính VFF cũng sẽ phải bổ nhiệm một vị thuyền trưởng khác thay thế ông thầy người Hàn Quốc nếu họ muốn một gương mặt mới.

Nhằm giúp HLV Gong Oh Kyun có thêm thời gian làm việc cùng đội U23 Việt Nam, VFF cho biết ông vẫn nằm trong kế hoạch của đội tuyển chuẩn bị cho ASIAD, cũng như SEA Games 32 diễn ra năm tới. Đây là quyết định hợp lý trong bối cảnh HLV Gong vừa thổi một luồng gió mới vào U23 Việt Nam nhờ kinh nghiệm huấn luyện, cũng như mắt nhìn người tinh đời của ông.

Đơn Ca

Tam quốc diễn nghĩa: Vì sao đề cao Lưu Bị, hạ thấp Tào Tháo?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ngựa đồng thời Tam quốc

Vì sao Tam quốc diễn nghĩa, tiểu thuyết của La Quán Trung, tập trung ca ngợi Lưu Bị, Quan Vũ, Gia Cát Lượng, châm biếm Tào Tháo, nghiêng hẳn về nhà Thục Hán?

Có thể nói một lý do trụ cột là quan niệm về tính "chính thống" được các trí thức thời Tống, đặc biệt là Chu Hy, cổ vũ trong bối cảnh Trung Quốc bị chia năm xẻ bảy, và "ngoại tộc" đe dọa.

Mikhail Sholokhov: Đời ‘tiến thoái lưỡng nan’ của tác giả Sông Đông êm đềm

Tam quốc diễn nghĩa mô tả cục diện phân tranh một thế kỷ tại Trung Quốc, từ đời Hán Linh Đế [184] đến năm thứ nhất đời Vũ đế [Tư Mã Viêm] Tây Tấn [280].

Quảng cáo

Tam quốc chí của Trần Thọ

Bộ sử đầu tiên về thời đại Tam quốc là Tam quốc chí của Trần Thọ biên soạn vào thế kỉ thứ 3.

Trần Thọ từng làm quan cho nhà Thục Hán. Sau khi Thục Hán diệt vong, ông làm quan cho nhà Tây Tấn.

Tam quốc chí của ông, được chia làm 4 phần gồm 66 quyển: Ngụy quốc chí 30 quyển, Thục quốc chí 15 quyển, Ngô quốc chí 20 quyển, ngoài ra còn có 1 quyển Tự lục [lời tựa] nhưng đã thất truyền.

Là quan nhà Tấn, đương nhiên Trần Thọ phải lấy triều đại đã nhường ngôi cho Tấn là Tào Ngụy làm chính thống.

Đến giai đoạn Tống Văn Đế thời Nam-Bắc triều, nhà vua lệnh cho Bùi Tùng Chi chú thích, bổ sung, hoàn thành năm 429. Ngày nay, bản Tam quốc chí do Bùi Tùng Chi chú giải, được xem là ấn bản chuẩn của Tam quốc chí, còn gọi là Trần chí, Bùi chú.

Bài của Anne E. McLaren, History repackaged in the age of print: the Sanguozhi and Sanguo yanyi [2006], giải thích:

"Trong những thế kỷ sau khi kết thúc thời Tam Quốc, người Trung Quốc vùng trung tâm thường xuyên bị ngoại tộc xâm lược. Đánh giá về tính chính thống trong thời kỳ Tam Quốc đã trở thành nền tảng trong tranh luận về cách hiểu bản chất của tính hợp pháp của triều đại trong thời kỳ chia cắt."

Anne E. McLaren giải thích những người ái quốc trở nên lo lắng trước nhận định của Trần Thọ về tính chính thống của nhà Ngụy của Tào Tháo.

Cho đến tận 1084, khi bộ sử lừng danh Tư trị thông giám của Tư Mã Quang ra mắt, ông này vẫn theo Trần Thọ lấy nhà Ngụy là chính thống kế tục nhà Hán. Tuy nhiên, Tư Mã Quang, khác với Trần Thọ, không gọi chế độ của Lưu Bị là nhà Thục mà gọi là nhà Hán như chính cách dùng của Lưu Bị.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Các nhân vật trong Tam quốc đã thành bất tử

Vai trò Chu Hy

Năm 1127, nhà Nam Tống thành lập ở phía nam sông Dương Tử, lấy kinh đô ở Lâm An, Hàng Châu, sau khi Bắc Tống đã bị quân Kim tiêu diệt. Trong bối cảnh Trung Quốc mất đất, vấn đề chính thống triều đại lại nổi lên.

Anne E. McLaren trong bài đã dẫn, giải thích lúc này, "người ta lập luận rằng tính hợp pháp là dựa trên sự kế thừa huyết thống của đế quốc chứ không phải là sự thống nhất của nhà nước".

"Ý niệm này mang lại sự an ủi cho triều đình Nam Tống, bị đẩy ra khỏi Trung Quốc truyền thống là trung tâm phía bắc."

"Chính trong thời kỳ này, một sự đồng thuận đã xuất hiện rằng nhà nước Thục Hán của Lưu Bị, chứ không phải nhà nước Ngụy của Tào Tháo, mới là chính thống."

Có nghĩa là dù có hùng mạnh như quân Kim đương thời hay Tào Ngụy xa xưa, họ vẫn không thể hợp pháp cai trị Trung Quốc trước các nhà nước dù yếu thế hơn như Thục Hán hay Nam Tống nhưng lại có dòng máu huyết thống và vua quan nhân nghĩa.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Anne E. McLaren nói: "Điều này đã trở thành quan điểm tiêu chuẩn trong suốt nhiều thế kỷ tiếp theo cho đến thế kỷ 20."

Sống dưới thời Nam Tống, Chu Hy [1130-1200], một trong những nhà Lý học quan trọng nhất Trung Quốc, khẳng định trong sách Tư trị thông giám cương mục rằng nhà Thục Hán mới là chính thống.

Sách của Chu Hy là tác phẩm lớn đầu tiên trong lịch sử đặt Thục Hán là nhà nước chính thống kế thừa nhà Hán.

Với ảnh hưởng to lớn của Chu Hy, quan điểm của ông đã trở thành "kim chỉ nam" cho các trí thức Trung Quốc noi theo.

La Quán Trung, sống trong thế kỷ 14, được cho là tác giả của bộ tiểu thuyết Tam quốc chí diễn nghĩa.

Nhưng cần biết rằng trong lịch sử đã từng có rất nhiều bản Tam quốc chí diễn nghĩa khác nhau tuy ghi là của La Quán Trung.

Bản thông dụng nhất ngày nay, mà cũng phổ biến tại Việt Nam, là bản 120 hồi do cha con Mao Tôn Cương sửa chữa đầu đời Thanh.

Trong tiểu luận Phép đọc Tam quốc chí, do Mao Tôn Cương viết cùng Kim Thánh Thán, tác giả khẳng định phải trung thành với quan điểm của Chu Hy:

"Tại sao Ngụy không được coi là chính thống? Vì lấy đất mà luận thì Trung nguyên là chủ, nhưng lấy lý mà luận thì họ Lưu mới là chủ. Luận đất không bằng luận lý, cho nên sách "Thông giám" của Tư Mã Quang đã lầm ở chỗ coi Ngụy là chính-thống. Sách "Cương mục" của Tử Dương [Chu Hy] coi Thục là chính thống, như thế mới chính đáng, đứng-đắn."

Bộ văn sử The Cambridge history of Chinese literature [2010] cho hay ấn bản Tam Quốc năm 1679 của Mao Tôn Cương và cha ông đã "bỏ đi một số đoạn trong ấn bản 1522 ca ngợi lòng hào hiệp và sáng suốt của Tào Tháo".

Bộ văn sử The Cambridge history of Chinese literature [2010] tổng kết:

"Trong lịch sử Trung Quốc, nhà nước Thục không phải lúc nào cũng được xem là thừa kế hợp pháp cho nhà Hán. Trong Tam quốc chí, Trần Thọ [233-297] viết rằng Ngụy thừa kế hợp pháp thiên mệnh sau nhà Hán, và đây vẫn là quan điểm tiêu chuẩn của các nhà sử học trong nhiều thế kỷ."

"Nhưng học giả Tống Nho Chu Hy đã thay đổi tất cả bằng cách tuyên bố rằng Thục là sự kế thừa hợp pháp của nhà Hán."

Quan điểm của Chu Hy đã được chấp nhận rộng rãi tới mức sau này trong dân gian, Lưu Bị đồng nghĩa với Nhân ái, còn Tào Tháo là độc ác.

Tác giả tiểu thuyết Tam quốc chí diễn nghĩa, bằng thiên tài văn chương, đã giúp khắc họa các nhân vật lịch sử thành bất tử - dựa trên quan điểm của Chu Hy.

Video liên quan

Chủ Đề