Hiểu như thế nào về ý kiến: như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần

Ngày viết bài: 25-01-2018 14:05:47

Dưới đây là những gợi ý của thầy cô giáo baitap123 về đề thi minh họa THPT Quốc gia 2018 môn Văn của Bộ GD&ĐT mới công bố ngày 24/01/2018 vừa qua:

✔ Đáp án & Lời giải chi tiết đề thi minh họa 2018 -  Môn Toán: //goo.gl/GxqqW9
✔ Đáp án & Lời giải chi tiết đề thi minh họa 2018 -  Môn Hóa: //goo.gl/XMVkPr
✔ Đáp án & Lời giải chi tiết đề thi minh họa 2018 -  Môn Sinh học: //goo.gl/m1a3JR
✔ Đáp án & Lời giải chi tiết đề thi minh họa 2018 -  Môn Ngữ Văn: //goo.gl/cnpxjX
✔ Đáp án & Lời giải chi tiết đề thi minh họa 2018 -  Môn Lịch sử: //goo.gl/qB6D5E
✔ Đáp án & Lời giải chi tiết đề thi minh họa 2018 -  Môn Vật lý: //goo.gl/ku3ntZ
✔ Đáp án & Lời giải chi tiết đề thi minh họa 2018 -  Môn Địa lý: //goo.gl/9wEFKp
✔ Đáp án & Lời giải chi tiết đề thi minh họa 2018 -  Môn Tiếng anh: //goo.gl/ir2cSy
✔ Đáp án & Lời giải chi tiết đề thi minh họa 2018 -  Môn GDCD: //goo.gl/rqfqGJ

BỘ GD&ĐT

ĐỀ THI THAM KHẢO

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIANĂM 2018

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài:120 phút,

không kể thời gian giao đề

--------------

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận

Câu 2: Theo tác giả, “đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự ” vì:

- Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm. Mọi sự trải nghiệm đều đem lại cho ta những bài học quý giá nếu như ta biết trân trọng.

- Hoàn hảo là một điều không tưởng. Cần phải biết cách chấp nhận, chiêm nghiệm, đồng thời không ngừng nỗ lực để đạt được điều mình mong muốn.

Câu 3: Giải thích cá nhân về ý kiến: “như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần”.

- “Bước tiến xa” là những thành công nhất định đã đạt được và đã được ghi nhận, có hiệu quả tốt đẹp và tác động tích cực đến quá trình học tập, rèn luyện, cũng như mọi điều trong cuộc sống.

- “Bước lùi gần” là những thời điểm khó khăn, gặp nhiều chướng ngại vật, nó khiến cho con đường mà ta đang đi bị chững lại, không những không phát triển mà còn bị thụt lùi.

- Ý kiến trên được hiểu: Thành công luôn song song tồn tại cả những khó khăn. Muốn có được thành công trong cuộc sống, con người ta cần phải biết chấp nhận những khó khăn, khủng hoảng, đồng thời nỗ lực phấn đấu vượt qua nó để vươn đến đích thành công [đó là một lẽ tự nhiên, không gì có thể phủ nhận] .

Câu 4:

* Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến trên. Nếu không đồng tình, học sinh cần phải có lí giải cá nhân đúng đắn, phù hợp chuẩn mực xã hội và có sức thuyết phục.

* Gợi ý cho đáp án đồng tình: “Trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có” vì :

- Con người không ai hoàn hảo bởi “nhân vô thập toàn”, người khác sẽ tồn tại những điểm khiến cho ta không ưng ý. Ngay cả bản thân mình, nhiều khi chúng ta còn tự chưa hài lòng. Do vậy, trên con đường trưởng thành, mỗi cá nhân cần tránh sự hoàn hảo, cầu toàn. Thay vào đó phải biết cách nhìn nhận, chấp nhận  hiện thực đang tồn tại, học hỏi, duy trì những điều tốt đẹp, khắc phục những điểm hạn chế của người khác và bản thân để ngày một hoàn thiện mình hơn.

II. Làm Văn

Câu 1

[1] Hình thức:

- Viết 01 đoạn văn khoảng 200 từ

- Trình bày mạch lạc, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

[2] Nội dung

Mở đoạn

- Dẫn dắt đến sự trải nghiệm trong cuộc sống và khẳng định ý nghĩa tích cực của sự trải nghiệm trong cuộc sống.

Thân đoạn

a. Giải thích

- Được hiểu đơn giản “trải nghiệm” là tiến trình hoạt động năng động để thu nhận được những kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân.

b. Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của sự trải nghiệm kết hợp dẫn chứng chứng minh

- Có hai loại trải nghiệm: trải nghiệm để đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó và trải nghiệm không có chủ đích, đơn giản chỉ để thỏa mãn và thử sức mình. Tuy nhiên, dù ở sự trải nghiệm nào đi chăng nữa thì cũng mang lại cho chúng ta những ý nghĩa nhất định

* Tích cực

- Sự trải nghiệm làm cho chúng ta được được thử thách ở nhiều những sự kiện, hành động, việc làm khác nhau ở các thời điểm khác nhau.

+ Khám phá ra nhiều điều lí thú của cuộc sống muôn hình vạn trạng và rút ra được cho bản thân những kinh nghiệm, vốn sống quý giá

+ Mang  đến cho con người ta sự  bản lĩnh, dạn dĩ, tự tin, năng động, hiểu biết rộng và đa diện, nhiều chiều, biết mình biết ta...

+ Khám phá ra được năng lực và giới hạn của bản thân

+ Cuộc sống bớt nhạt nhẽo, nhàm chán mà trở nên sinh động, lí thú.

* Tiêu cực: Sự trải nghiệm chỉ có ý nghĩa khi ta ý thức và có được những trải nghiệm tích cực. Trải nghiệm tiêu cực để lại tác hại và hậu quả

- Dẫn con người ta lún sâu vào những vấn nạn, thói hư, tật xấu, thậm chí nguy hại đến cả tính mạng.

+ Bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, thử các chất kích thích gây nghiện, gây hại cho sức khỏe

+ Thử sức trải nghiệm vào những trò chơi mạo hiểm, nguy hiểm cho tính mạng [đua xe, ...]

c. Bình luận về sự trải nghiệm

- Sự trải nghiệm luôn tồn tại cả hai mặt song song: tích cực và tiêu cực. Vì vậy, mỗi cá nhân cần phải tự ý thức được bản chất của hoạt động trải nghiệm để từ đó lựa chọn cho mình một trải nghiệm đúng đắn, có hiệu quả

- Cần phải biết tận dụng các cơ hội để tham gia thật nhiều trải nghiệm để không hối tiếc bởi những người những ngày tháng sống hoài sống phí.

Kết đoạn: Rút ra bài học và liên hệ bản thân

- Khẳng định sự trải nghiệm luôn cần thiết cho mọi người, đặc biệt là thanh niên, nên tham gia vào những trải nghiệm có chọn lọc để rèn luyện và  ngày một hoàn thiện bản thân.

Câu 3:

[1] Về phương pháp: cần các kĩ năng: phân tích, chứng minh, cảm nhận, so sánh, bình luận

[2] Về hình thức

-  Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học: đầy đủ và rõ ràng 3 phần. Thí sinh biết kết hợp và khái quát kiến thức để hành văn.

- Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, có cảm xúc và đảm bảo tính chính xác về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

[3] Về nội dung

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, hai tác phẩm Người lái đò sông Đà và Chữ người tử tù

- Nguyễn Tuân là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại với một phong cách văn xuôi độc đáo. Nhân vật trong các tác phẩm, dù ở lĩnh vực nào, cũng luôn hiện lên trong vẻ đẹp tài hoa và nghệ sĩ.

- “ Người lái đò sông Đà” và “Chữ người tử tù”  là hai tác phẩm kết tinh được những thành tựu nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Trong “Người lái đò sông Đà”, thông qua việc khắc họa thành công hình tượng người lái đò sông Đà đã ngợi ca “thứ vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn những người lao động ở Tây Bắc. Vẻ đẹp đó đã được tập trung thể hiện tập trung qua cuộc vượt thác.

Thân bài:

[*] Khái quát về hai tác phẩm: nằm ở hai giai đoạn sáng tác của Nguyễn Tuân.

- Người lái đò sông Đà được nằm trong tập “Sông Đà [1960] thời điểm sau Cách mạng tháng Tám thành công

- Chữ người tử tù được in trong tập truyện “Vang bóng một thời” [1940], nằm ở giai đoạn sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

a. Cảm nhận về hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác:

* Giới thiệu chung về chân dung, lai lịch:

- Được gọi là người lái đò Lai Châu, tuổi đã cao [70 tuổi]

- Chân dung: Gầy gò nhưng nhanh nhẹn, chắc khỏe

+ “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cái cái cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước mặt ghềnh sóng, nhỡn giới ông vòi vòi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù”

+ “Cái đầu bạc quắc thước ...đặt lên thân hình gọn quánh chất sừng chất mun”.

* Vẻ đẹp trí dũng, tài hoa của nhân vật

- Ở vòng vây thứ nhất [với đặc điểm năm cửa trận, trong đó có bốn cửa tử một cửa sinh],  người lái đò hiện lên với một bản lĩnh gan dạ, dũng cảm phi thường. Những miếng đòn hiểm độc của sóng thác sông Đà đã làm ông bị thương nhưng không thể đánh gục sự kiên định tinh thần chèo lái con thuyền. Ông vẫn cố nén vết thương, bình tĩnh, tỉnh táo chỉ huy con thuyền sáu bơi chèo để vượt qua sóng dữ, giành chiến thắng

- Ở vòng vây thứ hai [tăng thêm nhiều cửa tử]: người lái đò hiện lên với một trí nhớ siêu phàm, kinh nghiệm dày dạn và hết sức tài hoa.

+ Ông nhớ mặt từng hòn đá lòng sông và “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá”, “thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”...

+ Từng động tác lái đò của ông vô cùng chuẩn xác, dứt khoát, khéo léo và tài hoa: cưỡi lên thác sông Đà như cưỡi hổ, lái miết một đường chéo,tránh, rào, đè sấn, chặt đôi...

- Ở vòng vây thứ ba: nhân vật hiện lên với sự tài hoa, khéo léo và sức mạnh thể lực đáng ngưỡng mộ.

+ Điều khiển con thuyền với tốc độ “như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước”; mọi động tác của ông đều đạt tới sự chính xác tuyệt đối.

* Vẻ đẹp bình dị, khiêm tốn của nhân vật

-  Sau cuộc chiến đấu ác liệt với sóng nước, ghềnh thác sông Đà, người lái đò lại trở về lại về với những sinh hoạt bình dị, có phần hoang dã: đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, nướng cá anh vũ...

- Dù là người chiến thắng giòn giã trước “trùng vi thạch trận” tử thần của sông Đà, nhưng người lái đò không có một lời bàn về chiến thắng vừa qua. Ông tỏ ra hết sức bình thản, như một lẽ thường tình đối với công việc của một người lái đò nhiều năm có kinh nghiệm.

* Nghệ thuật khắc họa nhân vật

- Giọng văn sắc sảo, mạnh mẽ, nhịp điệu câu văn như cao trào của một bản hùng ca

- Cách kể chuyện hấp dẫn, linh hoạt, đầy kịch tính

- Ngôn ngữ chọn lọc trau chuốt, điêu luyện, thể hiện sự uyên bác của người viết [huy động ngôn ngữ và kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống].

b. Liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù

Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, hình tượng nhân vật Huấn Cao được hiện lên thông qua ba phương diện: anh hùng khí phách, tài hoa nghệ sĩ và thiên lương trong sáng 

- Anh hùng khí phách: Thể hiện ở sự mạo hiểm, bản lĩnh dũng cảm dám bẻ khóa vượt ngục để cầm đầu đoàn quân chống lại triều đình nhà Nguyễn.

+  Khi bị bắt giam trong ngục giam, Huấn Cao vẫn tỏ ra là một người nghĩa khí [lạnh lùng dỗ gông để khỏi bị rệp cắn; thản nhiên nhận thịt rượu, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm; tỏ vẻ khinh bỉ với viên quản ngục : "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây"] 

- Tài hoa nghệ sĩ: thể hiện ở tài viết chữ đẹp, nổi tiếng cả một vùng tỉnh Sơn, nét chữ vuông vắn tươi tắn, nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người

- Thiên lương trong sáng [bản tính tốt đẹp mà trời phú cho]: Huấn Cao luôn giữ vững bản tính tốt đẹp, không vì hoàn cảnh khách quan làm lay động phẩm chất và nghĩa khí. Đồng thời, ông cũng yêu và trân trọng những người biết yêu và thưởng thức cái đẹp, chính vì vậy mà ông đã cảm nhận được và quyết định cho chữ viên quản ngục. Bên cạnh đó, khuyên viên quản ngục nên bỏ nghề, rời xa chốn xô bồ này đi để giữ cho thiên lương được lành vững, sống tốt.   

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao 

+ Bút pháp lãng mạn, đặt nhân vật vào tình huống truyện và nghệ thuật dựng cảnh độc đáo với các thủ pháp đối lập [đối lập giữa khí phách hiên ngang, ung ung tự tại, bản tính tốt đẹp của Huấn Cao với hoàn cảnh ngục giam tù đày, với một xã hội triều Nguyễn với nhiều kẻ vào luồn ra cúi] 

+ Ngôn ngữ trang trọng, cố kính và giàu tính tạo hình

c. Bình luận so sánh và rút ra nhận xét về quan niệm của nhà văn về vẻ đẹp con người

- Người lái đò sông Đà và Huấn Cao, hai người ở hai độ tuổi khác nhau, mỗi người một nghề nghiệp, tính cách  khác nhau, được nhà văn Nguyễn Tuân khắc họa ở những thể loại văn học và bút pháp nghệ thuật khác nhau nhưng  đều giống nhau ở vẻ đẹp tài trí [năng lực nổi trội ở các lĩnh vực học thuật gắn công việc chuyên môn] và  vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ [khả năng mẫn cảm, nhạy bén của một tâm hồn].

- Người lái đò và Huấn cao đều là những người đại diện cho vẻ đẹp của những con người tài giỏi và tài hoa trong xã hội đương thời [Huấn Cao là đại diện trong xã hội phong kiến, còn người lái đò là “chất vàng mười”, vẻ đẹp của con người lao động trong xã hội mới] và kết tinh được đặc điểm trong đối tượng sáng tác, quan điểm sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân.

- Nguyễn Tuân là một ngòi bút suốt đời đi tìm kiếm và tôn vinh vẻ đẹp. Với ông, những nhân vật vừa tài trí, vừa tài hoa đã trở thành một chủng loại nhân vật và là quan niệm khi sáng tác về vẻ đẹp của con người. Đây được coi như chìa khóa vàng để khám phá, đi sâu vào tư tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ nói chung cũng như nhà văn Nguyễn Tuân nói riêng

Kết bài

- Thông qua sự phân tích, cảm nhận về nhân vật người lái đò sông Đà và liên hệ với nhân vật Huấn Cao, ta nhận thấy và rút ra được đặc điểm quan niệm về vẻ đẹp của con người trong sáng tác, góp phần làm nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật.

- Đồng thời cho thấy được sự nhất quán và độc đáo trong phong cách văn học của nhà văn Nguyễn Tuân.

>>> Tham khảo thêm: Phân tích đánh giá về đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Ngữ Văn 2018.

 Baitap123 Team

Video liên quan

Chủ Đề