Chi phí ban quản lý sử dụng như thế nào năm 2024

Trả lời: Tại khoản 5 Điều 40 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công quy định: “Điều 40. Thẩm tra chi phí đầu tư. Thẩm tra chi phí quản lý dự án: thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công”.

Tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư số 108/2021/TT-BTC ngày 08/12/2021 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công quy định: Quyết toán: Đối với chủ đầu tư, ban quản lý dự án trực tiếp quản lý từ 2 dự án trở lên: khi từng dự án được giao quản lý hoàn thành, chi phí quản lý dự án được quyết toán là tổng hợp các giá trị quyết toán chi quản lý dự án phân bổ hằng năm đã được cơ quản lý cấp trên phê duyệt (nếu có) của từng dự án.

Việc thẩm tra quyết toán chi phí quản lý dự án của các dự án sử dụng vốn đầu tư công đã được quy định cụ thể theo các quy định nêu trên. Do đó, đề nghị độc giả nghiên cứu và thực hiện theo đúng quy định./.

Tuy nhiên khi trình thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán thì cơ quan chuyên môn có chức năng thẩm định của Quận căn cứ Khoản 4 Điều 5 Thông tư số 16/2019/TT-BXD về xác định chi phí quản lý dự án và chỉ cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực hưởng 80% chi phí quản lý dự án mà Ban quản lý trình thẩm định.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực hỏi, cơ quan thẩm định của quận áp dụng Khoản 4 Điều 5 Thông tư số 16/2019/TT-BXD đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực có đúng hay không?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng, trường hợp dự án được quản lý theo hình thức chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để trực tiếp quản lý dự án, chi phí quản lý dự án xác định theo định mức ban hành tại Bảng số 1.1 của Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này và điều chỉnh với hệ số k = 0,8.

Đối với Ban quản lý dự án khu vực do UBND cấp huyện thành lập theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 42/2017/NĐ-CP) thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện các dự án được giao không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư số 16/2019/TT-BXD, chi phí quản lý dự án áp dụng hệ số 1.

1. Báo cáo đánh giá đầu tư thuộc nội dung công việc trong công tác quản lý đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư; định mức các khoản chi phí quy định chi tiết tại Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng công bố chi phí quản lý dự án và tư vấn xây dựng. Đồng thời, theo nội dung hỏi của độc giả, Sở Tài chính đã quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, trong đó chi phí quản lý dự án 100 triệu đồng.

Nội dung câu hỏi không nêu rõ giá trị chi phí quản lý dự án đã được phê duyệt bao gồm các công việc gì; do vậy, đề nghị độc giả làm việc với đơn vị quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành để làm rõ, trường hợp cần thiết gửi nội dung câu hỏi về Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn theo đúng chức năng nhiệm vụ.

2. Về công tác quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định chi tiết tại Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Đề nghị độc giả căn cứ quy định tại Thông tư trên và các quy định liên quan để thực hiện theo đúng quy định.

Mới đây, cử tri Kiên Giang đã kiến nghị Bộ Tài chính quy định các điều khoản chuyển tiếp và ban hành hướng dẫn cụ thể để các Ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp (ngoài đầu tư công) khi thực hiện Thông tư số 108/2021/TT-BTC ngày 08/12/2021 và bãi bỏ các Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 và Thông tư số 06/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019.

Trả lời kiến nghị cử tri, Bộ Tài chính cho biết, khoản 1, Điều 42, Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ đã quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Theo đó, Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Như vậy, tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính chỉ được giao quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 108/2021/TT-BTC ngày 08/12/2021 quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Khoản 1, Điều 1, Thông tư số 108/2021/TT-BTC quy định, Thông tư này quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án đầu tư công của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án. Việc quản lý, sử dụng các khoản thu, chi của các dự án đầu tư không phải là đầu tư công của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Khoản 1, Điều 6, Thông tư số 108/2021/TT-BTC quy định, các chủ đầu tư do người quyết định đầu tư giao, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án do chủ đầu tư quyết định thành lập, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực tiếp tục thực hiện theo dự toán thu, chi quản lý dự án năm 2021 đã được phê duyệt đến hết niên độ ngân sách 2021 và quyết toán thu, chi quản lý dự án năm 2021 theo quy định tại Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 và Thông tư số 06/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, Bộ Xây dựng đang chủ trì trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Trong đó, có nội dung sửa đổi quy định quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tại khoản 1 Điều 42 của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Do vậy, sau khi Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng được Chính phủ ban hành, Bộ Tài chính sẽ ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể đối với quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, trong đó có Ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp theo quy định.

Chi phí quản lý dự án bao gồm những chi phí gì?

Nội dung chi phí quản lý dự án gồm tiền lương của cán bộ quản lý dự án; tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng; các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; kinh phí công đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với ...

Chi phí quản lý gồm những chi phí gì?

Chi phí quản lý doanh nghiệp là tổng chi phí để quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm các khoản chi tiêu cho nhân viên quản lý doanh nghiệp (lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm, đào tạo,...), chi phí thuê văn phòng, mua sắm trang thiết bị văn phòng, chi phí marketing, thuế và các chi phí pháp lý khác ...

Chi phí của dự án có bao nhiêu loại?

Chi phí dự án là tổng số tiền cần thiết để kết thúc một giao dịch kinh doanh hoặc một dự án công việc. Có 2 loại chi phí dự án đó là chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

Chi phí quản lý chiếm bao nhiêu phần trăm?

Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia, tỷ lệ chi phí của công ty nên chiếm khoảng 1% đến 5% tổng thu nhập của một tổ chức. Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên tổng doanh thu chỉ từ 2% trở xuống được coi là hợp lý và tối ưu.