Chi phí lập vi bằng khoảng bao nhiêu

Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì hợp đồng đặt cọc chỉ cần lập thành văn bản mà không cần phải công chứng hay chứng thực. Tuy nhiên, trên thực tế không ít tình huống xấu xảy ra khiến người đặt cọc phải chịu thiệt hại.

Đặc biệt, những rủi ro này thường rơi vào việc đặt cọc nhằm đảm bảo cho các giao dịch mua bán, chuyển nhượng những tài sản có giá trị lớn [đất đai, nhà, xe hơi…].

Có cần thiết phải lập vi bằng khi đặt cọc mua nhà đất ?

Từ những rủi ro mà người đặt cọc có thể gặp phải sẽ có những nguyên nhân chính như sau :

Thứ nhất, khi mà hợp đồng đặt cọc không cần phải công chứng thì các bên thường tự soạn hợp đồng đặt cọc và tự ký với nhau. Bên đặt cọc không có đủ khả năng để kiểm chứng các giấy tờ có liên quan đến tài sản là đối tượng của giao dịch đặt cọc, hợp đồng đặt cọc được soạn thảo sơ sài…

Đã có nhiều trường hợp bên nhận cọc đưa ra các giấy tờ giả, giấy tờ không đầy đủ hoặc cung cấp sai thông tin về tài sản là đối tượng của giao dịch cần đặt cọc [tài sản đã chuyển nhượng cho người khác nhưng chưa sang tên, nay tiếp tục chuyển nhượng cho người đặt cọc; tài sản đang thế chấp ở ngân hàng…]



Thứ hai, đối với những giao dịch có giá trị lớn thì giá trị của tài sản đặt cọc càng cao. Việc giao tài sản để đặt cọc cũng cần người chứng kiến để tránh những tranh chấp về sau.

Thứ ba, có thể nói, trong giao dịch này “người nhận cọc là người nắm đầu cán con dao” khi mà tài sản giao dịch do họ nắm giữ và họ nhận được tiền đặt cọc. Còn người đặt cọc chỉ cầm được 1 bản giấy đặt cọc với 1 lời đảm bảo.

Xem nhiều : Kho bản đồ quy hoạch 63 tỉnh thành, cập nhật tháng 01/2023 [Tải miễn phí]


Do đó, hợp đồng đặt cọc nên được soạn thảo theo hướng ràng buộc người nhận cọc với những nghĩa vụ của họ về giao dịch [đảm bảo tài sản giao dịch là có thực, được phép giao dịch; nghĩa vụ thực hiện cam kết giao tài sản đúng hạn…].

Vậy nên, các bên cần đến các tổ chức pháp lý để được tư vấn và soạn thảo hợp đồng đặt cọc với các điều khoản rõ ràng, chặt chẽ tránh những rủi ro về sau.

Chính những lý do trên, khi giao kết hợp đồng đặt cọc, các bên nên đến tổ chức công chứng để công chứng hợp đồng hoặc đến văn phòng Thừa phát lại để được tư vấn, lập vi bằng về việc đặt cọc.


💢 Điểm tin bất động sản ngày 22/01/2023


Chi phí lập vi bằng đặt cọc nhà đất là bao nhiêu ?

Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, vi bằng được định nghĩa như sau:

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Theo đó, khi đặt cọc mua bán đất, nếu hai bên lựa chọn lập vi bằng thì đồng nghĩa, sự kiện đặt cọc mua bán đất được lập giữa bên mua và bên bán đã diễn ra dưới sự chứng kiến trực tiếp của Thừa phát lại.

Khi lập vi bằng đặt cọc mua bán đất, chi phí lập vi bằng do Trưởng Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng thoả thuận mà không giới hạn cụ thể là bao nhiêu.

Tuy nhiên, các chi phí này phải được niêm yết công khai tại Văn phòng Thừa phát lại, trong đó nêu rõ mức tối đa, mức tối thiểu cũng như nguyên tắc tính toán. Trên cơ sở các chi phí được niêm yết cùng với những chi phí phát sinh theo từng vụ việc cụ thể, người yêu cầu và Trưởng Văn phòng Thừa phát lại sẽ thoả thuận thêm.



Bạn cần tìm một nội dung khác, hãy nhập nội dung vào ô tìm kiếm bên dưới:



Trên thực tế, các Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu sẽ xác định chi phí lập vi bằng gồm: Chi phí đi lại; chi phí cho người làm chứng, người tham gia; chi phí ghi âm, quay phim; chi phí dịch vụ khi yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến nhà, đất…

Tổng hợp bởi Duan24h.net

Bài viết tham khảo : Bên mua bỏ cọc, người bán vẫn không bán được đất do vướng quy định

Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
GOOGLE NEWS | ZALO GROUP | TELEGRAM GROUP

Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ, Duan24h.net xin cảm ơn !!

Ngoài nội dung về Vi bằng là gì? Lập vi bằng như thế nào? Thì lập vi bằng hết bao nhiêu tiền? Cũng là câu hỏi mà ai khi có nhu cầu lập Vi bằng đều hướng tới. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Vi bằng Hà Nội. Tìm hiểu về chi phí khi lập 1 vi bằng hoàn chỉnh hết bao nhiêu tiền?

  • Mua Bán Nhà Đất Nên Lập Vi Bằng hay Hợp Đồng Ủy Quyền
  • Sổ Đỏ Đang Thế Chấp Ngân Hàng Có Nhận Cọc Được Không?
  • Không Có Giấy Tờ Chứng Minh Quan Hệ?
  • Đòi Lại Nhà Cho Thuê Bằng Vi Bằng Được Không?
  • Đất Chưa Được Cấp Sổ Đỏ Có Bán Được Không?

  • Danh mục

    Cơ sở pháp lý:

Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020. Của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2020. Của Bộ Tư Pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP. Ngày 08 tháng 01 năm 2020 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Vấn đề chi phí lập vi bằng được khá nhiều người quan tâm. Tuy nhiên pháp luật chưa có quy định rõ ràng mà chỉ khái quát tại Điều 64 Nghị Định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại như sau:

“1. Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu. Và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.

  1. Văn phòng Thừa phát lại quy định và phải niêm yết công khai chi phí lập vi bằng. Và xác minh điều kiện thi hành án, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính”

 

  • Vi bằng Hà Nội phân tích:

Theo quy định trên, không có bảng giá chung cho chi phí lập vi bằng, các văn phòng thừa phát lại tự quyết định phí dịch vụ và tiến hành niêm yết công khai. Tuy nhiên, để đưa ra được mức chi phí lập vi bằng hợp lý, các văn phòng Thừa phát lại cũng cần căn cứ trên những cơ sở theo quy định pháp luật. Cụ thể như sau:

  • Nội dung công việc khách hàng yêu cầu lập vi bằng;

  • Thời gian lập vi bằng;

  • Địa điểm lập vi bằng;

  • Các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình lập vi bằng

  • Phí lập vi bằng trong một số trường hợp cụ thể:

Mục đích của việc lập vi bằng là nhằm ghi nhận các sự kiện, hành vi để làm chứng cứ, bảo vệ quyền lợi của bản thân khi tham gia giao dịch hoặc khi xảy ra các sự kiện, hành vi nhất định.

Do pháp luật hiện hay chưa đưa ra mức phí lập vi bằng chung hoặc tỷ lệ để xác định mức phí chung. Nên căn cứ vào từng trường hợp, khách hàng có thể dựa trên bảng giá được niêm yết để thỏa thuận phí lập vi bằng với Thừa phát lại. Khi đó, các bạn cần nắm rõ một số yếu tố đặc biệt để xác định chi phí lập vi bằng đối với các trường hợp cụ thể như sau:

 

  • Lập vi bằng nhà đất

Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP. Việc lập vi bằng Thừa phát lại không được phép thực hiện đối với trường hợp sau:

“4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.

  1. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai; tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật”.

Vì vậy, các bạn nên lập vi bằng để ghi nhận buổi làm việc giữa các bên; tránh thiệt thòi về bằng chứng nếu xảy ra tranh chấp. Chi phí lập vi bằng thông thường giao động từ 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ.

 

  • Lập vi bằng kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh là một lĩnh vực khá phức tạp; việc phát sinh một rủi do cũng có thể ảnh hưởng đến các giao dịch khác. Vì vậy, trước khi giao dịch, nên chuẩn bị kỹ giấy tờ; thủ tục liên quan để đảm bảo nếu có sự thay đổi hoặc tranh chấp xảy ra; thì các bạn đã nắm chắc chứng cứ bảo vệ lợi ích của mình. Vi bằng trong lĩnh vực cũng là một trong các trường hợp nên lập vi bằng có nội dung cơ bản về các vấn đề như:

Chi phí lập vi bằng trong trường hợp này tại các văn phòng thừa phát lại; thường chỉ dao động từ 3,000,000đ đến 5,000,000đ.

 

  • Lập vi bằng ghi nhận hành vi trên mạng internet

Nội dung ghi nhận các hành vi, sự kiện xảy ra trên không gian mạng là những yếu tố dễ dàng sửa đổi, xóa bỏ. Khi bị thiệt hại hoặc có khả năng bị xâm phạm bởi những hành vi trên mạng; người bị thiệt hại có thể yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ và xử lý hành vi đó theo đúng quy định pháp luật. Để cơ quan Nhà nước tiếp nhận và giải quyết yêu cầu; người bị thiệt hại cần cung cấp được bằng chứng làm căn cứ cho yêu cầu của mình.

Trước khi các thông tin, hình ảnh trên mạng bị xóa bỏ các bạn có thể lập vi bằng; ghi nhận nội dung trên internet làm bằng chứng trong quá trình tố cáo; khởi kiện người có hành vi vi phạm. Các bạn có thể yêu cầu Thừa phát lại; ghi nhận toàn bộ nội dung thể hiện dưới hình thức văn bản, hình ảnh, video, file ghi âm…

Chi phí lập vi bằng trong trường hợp này cũng dao động; từ 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ cho những nội dung ngắn. Nội dung dài dao động từ 10.000.000 – 20.000.000 VNĐ.

……..

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Thừa phát lại tại Hà Nội về Lập vi bằng hết bao nhiêu tiền? Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay băn khoăn nào khác cần được tư vấn, hướng dẫn, giải đáp nào khác liên quan đến vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 08.3679.3678 hoặc vibanghanoi@gmail.com để được các chuyên viên tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Chủ Đề