Chỉ số dwell đo lường như thế nào

Một trong những điều khó nhất về SEO đó là: Làm sao để biết được điều mà bạn làm đang có hiệu quả?

Đặc biệt là hiệu quả có thể cần 6 tháng cho tới 1 năm mới thấy tác động thật sự từ SEO.

Ngày nay với sự phát triển của rất nhiều công cụ, đã cho phép chúng ta đo lường chiến dịch dựa trên các chỉ số SEO.

Dưới đây là 12 chỉ số đo lường quan trọng bạn cần quan tâm trong quá trình làm SEO.

MỤC LỤC

  • 1. Total Clicks
  • 2. Core Web Vitals
  • 3. Backlinks & Referring Domains
  • 4. Organic Traffic
  • 5. User Experience
  • 6. Traffic Cost
  • 7. Indexed Pages
  • 8. Average CTR
  • 9. Keyword Rankings
  • 10. Coverage Errors
  • 11. New & Returning Users
  • 12. Organic Conversions
  • Tóm lại là

1. Total Clicks

Điều quan trọng khi làm SEO đó là nhận được nhiều lưu lượng truy cập từ Google.

Và cách để biết được bao nhiêu traffic Google đưa cho bạn là: Total clicks

“Total clicks” trong Google Search Console – là chỉ số thể hiện bao nhiêu người nhấp vào website của bạn từ kết quả tìm kiếm tự nhiên.

Ngoài ra bạn có thể thấy có thêm các chỉ số khác đi kèm nữa như:

Total impressions: Tổng lượt hiển thị của website trên công cụ tìm kiếm

Average CTR: Lượng click trung bình = Total clicks / Total impressions * 100 [%]

Nhưng nhìn chung thì những chỉ số này không quan trọng bằng Total clicks.

Nếu bạn thấy chỉ số này ngày càng đi lên thì chính lúc đó công việc SEO đang mang lại hiệu quả.

Nếu không bạn cần xem lại quá trình SEO có vấn đề gì không.

Và chỉ số tiếp theo là chỉ số bạn cần cân nhắc nếu cảm thấy kết quả không được tốt …

2. Core Web Vitals

Vào tháng 11/2020 chính thức thông báo rằng Core Web Vitals sẽ trở thành một thuật toán xếp hạng vào tháng 5/2021.

Core Web Vitals là cách mà Google xác định tổng thể trải nghiệm của người dùng trên trang web.

Vì sao chỉ số này quan trọng?

Bạn có thể đã biết, hiện nay Google có một thuật toán xếp hạng gọi là “User Experience Signals” [sau 5/2021 thì thuật toán này sẽ gộp chung với core web vital]

Nói cách khác: Google không chỉ dựa trên các yếu tố truyền thống như: backlinks, tối ưu từ khóa, hình ảnh,…

Mặt khác, Google muốn đảm bảo rằng trang web của bạn mang lại trải nghiệm thân thiện cho người dùng.

Google AI [trí thông minh nhân tạo] dựa trên thuật toán RankBrain để dễ dàng hơn trong việc đo lường cách mà người dùng tương tác với website.

Nguồn: Backlinko

Đây chính là lý do vì sao Google đưa trải nghiệm người dùng làm một yếu tố có tác động lớn trong thuật toán tìm kiếm của họ.

Cho nên bạn cần phải chú ý vào báo cáo Core Web Vitals trong Google Search Console

Nên ưu tiên sửa lỗi và tối ưu cho giao diện Mobile trước khi chuyển qua giao diện Desktop.

Google đã thông báo rằng vào cuối tháng 3/2021 thì Google sẽ ưu tiên lập chỉ mục cho Mobile trước.

Điều này dẫn đến bạn phải qua vòng phê duyệt của Google về trải nghiệm người dùng trên Mobile trước thì mới đến Desktop.

3. Backlinks & Referring Domains

Như bạn đã biết backlinks vẫn là một chỉ số quan trọng trong thuật toán xếp hạng của Google.

Nguồn: Backlinko

Có mối tương quan mật thiết về số lượng backlinks cần có và thứ hạng tìm kiếm trên Google.

Website xếp hạng càng cao thì xu hướng càng có nhiều backlinks trỏ về website đó.

Đồng thời nhiều thống kê khác cho thấy, website càng có nhiều referring domains càng có xu hướng xếp hạng cao tương tự.

Referring domains là số lượng website khác nhau trỏ về trang web của bạn.

Backlinks là tổng số lượng link trỏ về trang webs của bạn [giống nhau domain cũng tính].

Số lượng backlinks luôn luôn lớn hơn hoặc bằng số lượng referring domains.

Vì sao sự phân biệt này là quan trọng?

Bởi vì Google không đánh giá cao nhiều backlinks đến từ 1 domains.

Ví dụ: Mình nhận được 1 backlink đầu tiên đến từ GTVSEO.

Nguồn: Backlinko

Lần đầu tiên mình được trỏ backlink về từ 1 website uy tín như GTVSEO, thì link này được xem có sức mạnh rất lớn truyền cho website của mình.

Nhưng đối với lần thứ 2, thứ 3,… thì sức mạnh truyền về website mình sẽ ngày càng giảm.

Điều mình muốn nói ở đây là bạn nên giữ tỷ lệ [ Backlinks / Referring domains ] gần bằng 1 nhất có thể.

Bạn có thể check 2 chỉ số này bằng công cụ Ahrefs.

Nếu chỉ số Referring domains ngày càng tăng chứng tỏ nội dung của bạn rất chất lượng.

4. Organic Traffic

Công sức, thủ thuật, kỹ năng SEO đều không có giá trị trừ khi mang lại traffic [lưu lượng truy cập] cho website của bạn.

Organic traffic là lưu lượng truy cập tự nhiên vào website của bạn từ các công cụ tìm kiếm [không phải trả phí].

Chỉ số này giúp bạn biết được có bao nhiêu người xem trang bạn mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Bạn dễ dàng có thể xem chỉ số này trong Google Analytics

Trước hết bạn vào Audience -> Overview

Sau đó chọn Add Segment.

Sau đó bạn chọn: Organic Traffic

Ở đây bạn có thể thấy rất nhiều chỉ số liên quan tới Organic Traffic: Người dùng, số phiên, lượt xem trang,…

Vậy chỉ số này có giống với Total Clicks phía trên trong Google Search Console?

Yup!

Organic traffic và Total clicks về cơ bản là tương tự nhau về cách mà chúng đo lường.

Nhưng đôi khi sẽ có sự chênh lệch. [mà mình nghĩ ở Việt Nam thì 2 còn số này same same]

Bởi Total clicks sẽ chỉ tính traffic từ phía Google nhưng Organic traffic sẽ lấy toàn bộ traffic ở các công cụ tìm kiếm khác như: Bing, Coc Coc, Yandex,…

Nếu 2 chỉ số này có xu hướng cùng đi lên thì đây là một điều đáng mừng cho website của bạn.

Ngoài ra bạn có thể phân tích kỹ hơn về nhân khẩu học và hành vi của khách hàng nữa. Để tập trung vào khách hàng tiềm năng mà bạn muốn nhắm đến.

5. User Experience

Chỉ số này nhìn qua bạn sẽ nghĩ nó đã được nói đến ở Core Web Vitals [chỉ số thứ 2 phía trên].

Nhưng Core Web Vitals khó có thể cho bạn nhìn được bức tranh tổng thể về trải nghiệm người dùng được.

Core Web Vitals chỉ tập trung vào 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến UX [User Experience]:

+ Tốc độ tải trang

+ Hiệu suất trên trang

Nhưng nếu chỉ tập trung vào 2 yếu tố trên bạn sẽ khó có thể cải thiện được tốt UX.

Cụ thể hơn có 2 chỉ số khác rất quan trọng mà bạn cần quan tâm:

+ Bounce rate [Tỷ lệ thoát]

+ Dwell time [Thời gian trên website]

Nếu mà nhìn qua thì đây không phải chỉ số thể hiện cách mà người dùng tương tác với website.

Nhưng khả năng xếp hạng có độ tương quan mật thiết với 2 chỉ số này.

Nguồn: Backlinko

Lý do mà mình muốn bạn tập trung vào 2 chỉ số này là vì:

+ Các chỉ số này dễ để bạn đo lường và tối ưu.

Bạn có thể tìm thấy 2 chỉ số này ở trong Google Analytics

Behavior -> Site Content -> Landing Pages

Ở đây bạn tập trung vào 2 cột Bounce Rate và Avg. Session Duration

1. Avg. Session Duration là thời gian mà người dùng ở trên trang của bạn sau khi họ nhấp vào kết quả tìm kiếm [Dwell time].

Chỉ số này càng cao tức là người dùng rất thích nội dung website của bạn.

Bạn không hề muốn chỉ số này chỉ từ 5-10s. Chứng tỏ người dùng không tỏ ra hứng thú với nội dung bạn viết mà chỉ lướt qua cho vui.

Hoặc có thể website bạn tải quá chậm và người dùng sẽ vào rồi ra luôn.

Bạn cần phải để ý tốc độ tải trang. Có thể kiểm tra tại PageSpeed Insights 

2. Bounce Rate là tỷ lệ thoát trang mà không xem trang khác trên website của bạn.

Chỉ số này càng thấp càng tốt tức là người dùng mong muốn đọc nhiều bài viết khác.

Nhưng đôi khi chỉ số này vẫn nằm ở mức cao đối với những người dùng họ đã tìm được cái họ cần ở trang đầu tiên.

Đối với chỉ số Bounce Rate này bạn không nên quá máy móc là cần phải thấp xuống ở mọi bài viết.

Bạn cần xác định rõ nội dung nào bạn không quan tâm chỉ số này thấp, nội dung nào không cần tối ưu.

6. Traffic Cost

Bạn có muốn biết được kết quả SEO thu về được bao nhiêu so với chi phí bỏ ra?

Liệu kết quả thu về được có xứng đáng hay không?

Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng xếp hạng Top 1 đối với nhiều từ khóa nhưng sẽ không mang về cho bạn bất kỳ chuyển đổi nào.

Ví dụ những từ khóa sau khả năng cao sẽ không mang lại giá trị cho bạn: Vì sao mây lại màu xanh? Ngủ bao nhiêu tiếng là đủ? Đèn vàng có được vượt không? Luật rẽ phải áp dụng khi nào?,…

Trong quá trình nghiên cứu từ khóa có thể sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên. Bởi vì bạn chọn từ khóa dựa trên nhu cầu tìm kiếm từ khách hàng tiềm năng của bạn.

Đây là lý do bạn không nên chỉ nhìn vào chỉ số Organic Traffic.

Bạn cần phải kết hợp với chỉ số Traffic Cost.

SEO Traffic Cost là chi phí tương đối bạn cần phải bỏ ra cho Google Ads để có được lưu lượng truy cập từ công cụ tìm kiếm Google.

Bạn có thể xem chỉ số này ở Ahrefs.

Ở đây mình cần cho bạn hiểu rõ đây là chỉ là chỉ số mang tính chất tương đối.

Nhưng đây là chỉ số có thể cho bạn thấy giá trị lưu lượng truy cập hiện tại là bao nhiêu.

Mình lấy ví dụ 1 site mình lấy hiện tại có Traffic Cost là $76 ~ 1.900.000đ mỗi tháng.

Chỉ số này càng tăng cao thì càng cho thấy website bạn càng có giá trị hơn.

7. Indexed Pages

Index có nghĩa là bài viết trên website của bạn đã được Google lập chỉ mục, cho vào kho lưu trữ dữ liệu của nó.

Có 2 cách để bạn kiểm tra xem hiện tại có bao nhiêu bài viết đã được Google Index.

Cách 1: Bạn sử dụng cú pháp: site:”domain của bạn” và tìm kiếm trên Google.

Số kết quả chính là xấp xỉ số trang của bạn đã được Google index.

Cách 2: Bạn xem trong Google Search Console. Ấn vào Coverage.

Bạn cần theo dõi chỉ số này.

Chỉ số này cần phải khớp với số lượng cũng như nội dung mà bạn muốn Google index.

Lý do?

Quá nhiều trang không liên quan được index sẽ ảnh hưởng đến Technical SEO cũng như dẫn đến vấn đề về nội dung trùng lặp, lỗi index, từ khóa tự cạnh tranh nhau,…

Bạn cần thực hiện noindex đối với những nội dung bạn muốn.

Nhưng sẽ cần khoảng 1 tháng để nội dung đó thật sự được lập chỉ mục trên Google.

8. Average CTR

Average CTR là chỉ số thể hiện % người dùng nhìn thấy website của bạn và nhấp vào xem nội dung của bạn.

Bạn có thể xem chỉ số này ở Google Search Console.

Chỉ số này càng cao càng tốt.

Bạn có thể hiểu đơn giản là: CTR cao = Clicks cao = Traffic cao.

Nhưng đây không phải lý do duy nhất bạn cần quan tâm chỉ số này.

Google sẽ dựa trên chỉ số này để xếp hạng nội dung của bạn trên công cụ tìm kiếm.

CTR cao chứng tỏ tiêu đề và thẻ meta descriptions hấp dẫn trong mắt người dùng.

Vậy CTR ở mức nào là tốt? Bạn không thể nào có một con số chính xác cho câu hỏi này. Lý do?

Bởi vì điều này phụ thuộc vào vị trí mà bạn đang xếp hạng và các kết quả SERPs khác đang cạnh tranh với bạn.

Ví dụ đối với từ khóa “thuê ngoài marketing”

Bạn có thể thấy với từ khóa này sẽ có tới 2 kết quả quảng cáo [đôi khi mình còn thấy 3-4] mới đến kết quả tự nhiên.

Vậy thì đối với từ khóa này lượt CTR sẽ không cao. Thậm chí bạn nằm ở vị trí Top 1.

Hoặc với từ khóa “Seo là gì” thì CTR lại cao nếu bạn xếp thứ hạng tốt.

Điều mà bạn không kiểm soát được là những kết quả khác mà Google đặt trên kết quả tự nhiên.

Điều mà bạn có thể làm là leo lên thứ hạng cao nhất có thể đối với từ khóa bạn mong muốn.

Nếu muốn tăng CTR hơn bạn có thể tối ưu thêm về: Tiêu đề, thẻ meta description, featured snippets, rich snippets, schema,…

9. Keyword Rankings

Đây là chỉ số thể hiện nội dung trang web bạn đang xếp hạng bao nhiêu cho từ khóa bạn mong muốn.

Có 2 cách đơn giản để bạn biết được chỉ số Keyword Rankings.

Cách 1: Sử dụng Google Search Console

Vào mục Performance chọn mục Average Position.

Sau đó bạn kéo xuống phía dưới thì sẽ thấy từ khóa và vị trí của các từ khóa đó.

Cách 2: Sử dụng Ahrefs

Vào mục Organic keywords để xem được thứ hạng mỗi từ khóa cụ thể.

Bạn có thể sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao cho dễ nhìn.

Điểm lợi thế khi bạn sử dụng 2 công cụ trên là không chỉ cho bạn thấy những vị trí xếp hạng của từ khóa mà bạn đang SEO.

Mà còn cho thấy những từ khóa khác liên quan cũng nằm trong các vị trí cao trên công cụ tìm kiếm.

Từ đó bạn có thể nhìn được tổng quan về Keyword Rankings.

Bạn hãy Export 1 trong 2 công cụ phía trên và sắp xếp các cụm từ khóa theo vị trí xếp hạng như: Top 1, Top 3, Top 5, Top 10, Top 20, Top 100.

Bạn sẽ biết được từ khóa nào cần tối ưu hay bài viết nào cần phải chỉnh sửa thêm để có được kết quả SEO tốt hơn nữa.

Note: Hoặc bạn có thể sử dụng công cụ Serprobot để đo lường chỉ số này.

10. Coverage Errors

Coverage Errors là những vấn đề liên quan đến crawling và indexing mà website của bạn đang gặp.

Bạn có thể xem chỉ số này trong Google Search Console.

Error: là lỗi trang không được index. Chủ yếu là lỗi 404

Valid with warnings: trang được index nhưng đang có vấn đề

Valid: trang đã được lập chỉ mục một cách hợp lệ

Excluded: trang không được lập chỉ mục [ví dụ đang bị chặn bởi robots.txt, thẻ meta, canonical,…]

Nếu website bạn càng lớn thì phần Error càng nhiều hơn.

Sẽ rất khó để đảm bảo được Error luôn luôn bằng 0 [ví dụ bạn làm thương mại điện tử với hàng nghìn trang]

Một số lỗi phổ biến bạn có thể gặp như hình dưới.

Ví dụ đối với lỗi Submitted URL marked “noindex” điều này có nghĩa là một số trang web của bạn đang không được lập chỉ mục từ Google.

Nếu trang web không được Google index thì sẽ không xuất hiện trên công cụ tìm kiếm.

Và điều này cần phải chú tâm và sửa ngay lập tức nếu phát hiện. Bạn có thể kiểm tra 1 tuần 1 lần cũng được.

11. New & Returning Users

Khiến cho người dùng đến với website của bạn là điều đầu tiên trong việc làm SEO.

Nhưng khiến cho người dùng đó phải quay lại thì phụ thuộc rất lớn vào giá trị bài viết của bạn cung cấp.

Để xem được chỉ số này bạn hãy xem trên Google Analytics

Audience -> Overview -> Add Segment: Returning Users

All Users: Bao gồm cả người dùng mới lẫn người dùng quay trở lại.

Returning Users: Chỉ bao gồm người dùng quay lại website [tính trong khoảng thời gian bạn chọn]

Ngoài ra bạn có thể xem thêm 1 chỉ số khác cũng tương tự gọi là User Retention [khả năng giữ chân người dùng]

Đây là số người dùng quay lại trong một khoảng thời gian nhất định như 1 – 3 ngày như hình dưới.

Chỉ có trung bình 5% người dùng quay lại vào ngày đầu, 1.77% vào ngày hai, 1.1% vào ngày ba.

Bạn cần theo dõi và phân tích các chỉ số này bởi khi lượng user quay lại càng cao thì không chỉ phản ánh là traffic tăng lên mà còn giúp tăng người đọc trung thành website của bạn.

Trên internet hiện giờ có quá nhiều website với quá nhiều thông tin, để có được 1 người dùng quay lại website chứng tỏ bạn đã thật sự làm là có hiệu quả.

12. Organic Conversions

Chỉ số này phản ánh hiệu quả cuối cùng của SEO.

Bạn có lượng traffic rất lớn nhưng nếu không sử dụng thì người dùng cũng sẽ chỉ đọc bài viết rồi đi ra thôi.

Để đo lường được chất lượng lưu lượng truy cập từ Google bạn cần phải theo dõi chỉ số Organic Conversions.

Để có được chỉ số này trên Google Analytics bạn cần cài đặt “Goals” hoặc sự kiện bạn mong muốn.

Trên Google Analytics bạn chọn Admin, sau đó chọn Goals

Mục tiêu bạn lựa chọn đừng chỉ gói gọn trong chuyển đổi thành Lead hay khách hàng.

Bạn hãy tracking bất cứ mục tiêu nào bạn mong muốn mà phục vụ cho công việc. Ví dụ:

+ Thời gian xem trang trên 120s
+ Tỷ lệ Bounce rate đạt dưới 50%
+ Cuộn trang trên 70%
+ Để lại email đăng ký
+ Qua trang sản phẩm
+ …

Sau khi bạn cài đặt xong Goals bạn có thể dễ dàng nhìn thấy được chỉ số này trên Google Analytics.

Vào Conversion. Chọn Goals -> Overview. Sau đó chọn Add Segment là Organic Traffic.

Nguồn: Agencyanalytics

Tóm lại là

Đo lường các chỉ số SEO là một điều rất cần thiết để đo lường hiệu quả thật sự mang lại từ Search Engine Optimization.

Đây là cách đánh giá xem những gì mà bạn đang làm có hoạt động tốt hay không, cần phải tối ưu và cải thiện những gì?

Nếu bạn mới chỉ xem những chỉ số cơ bản như traffic, bounce rate thì chưa có được một bức tranh tổng thể về SEO.

Đã đến lúc bạn bắt đầu với 12 chỉ số quan trọng phía trên chỉ với 2 công cụ cơ bản Google Analytics và Google Search Console. Ngoài ra có thể sử dụng Ahrefs nếu bạn muốn.

Khi bạn xác định rõ được với chỉ số nào thì cần tối ưu gì thì bạn sẽ nhìn được tổng quan các công việc cần làm tiếp theo đối với SEO.

Các chỉ số quan trọng mà bạn đang đo lường là gì? Có chỉ số nào khác phía trên mà bạn muốn chia sẻ không?

Nếu có phần nào phía trên chưa hiểu bạn hãy hỏi phía dưới comment mình sẽ trả lời nhé.

Chúc bạn một ngày tốt lành.

From Cường Dizi.

Facebook cá nhân: //www.facebook.com/CuongNC.Digital/

Fanpage: //www.facebook.com/CuongDigitalPage/

Email: [email protected]

Nguồn tham khảo:

//agencyanalytics.com/blog/seo-metrics

//backlinko.com/hub/seo/metrics

//www.crazyegg.com/blog/seo/metrics/

//www.semrush.com/blog/seo-kpis/

Chủ Đề