Chỉ số ec trong đất là gì

Với nền nông nghiệp hiện nay, người làm nghề vườn luôn quan tâm đến từng chỉ số có sức ảnh hưởng tới chất lượng đất trồng để chắc rằng cây trồng phát triển sinh trưởng tốt. Trong số đó, chỉ số dẫn EC trong đất và vai trò của nó hẳn còn chưa được quan tâm nhiều. Hãy cùng tìm hiểu xem EC trong đất là gì qua chia sẻ sau của Ecolafa nhé.

EC đất là gì? cách xác định EC trong đất

Ec trong đất là gì?

EC là từ viết tắt của Electrical Conductivity – chỉ số dẫn điện thể hiện nồng độ ion hòa tan trong dung dịch đất và phản ánh được mức độ cân bằng của các khoáng chất có trong đất trồng. Con số gắn liền với EC đất được đo lường bằng đơn vị millisiemens trên centimet [mS/cm]. Chỉ số EC độ dẫn điện trong đất là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp với chất lượng đất trồng.

Ảnh1: Chỉ số EC trong đất

Theo dõi quá trình phát triển của cây trồng, vai trò của EC đất lúc này rất quan trọng, thông qua chỉ số EC sẽ thấy được khả năng hấp thụ dinh dưỡng của chúng.

Một con số EC nằm ở mức cân bằng tức là cây trồng đang phát triển tốt. Với môi trường lý tưởng và ổn định thì EC nằm trong khoảng 0.2 – 1.2, có thể sử dụng khung giá trị này để xác định tính chất của EC trong đất trồng. Chỉ số EC quá cao, lớn hơn 1.2 mS/cm phản ánh rằng cây trồng đang có sự hấp thu nước nhanh hơn quá trình hấp thụ khoáng chất. Còn chỉ số này quá thấp, dưới 0.2 mS/cm thì chứng tỏ đất đang thiếu dinh dưỡng hoặc cấu tạo đất làm cho khả năng lưu giữ dinh dưỡng không được tốt. Như vậy bạn đã hiểu EC đất là gì rồi đúng không?

Cách xác định EC trong đất

Sử dụng bùn sệt: Có nhiều phương pháp để xác định được EC trong đất, phương pháp đo sử dụng bùn nhão vẫn là cách mang lại độ chính xác cao và được ứng dụng nhiều. Ngoài ra bạn còn có thể kiểm soát được dư lượng muối trong đất trồng.

Đo tổng EC của đất: Cách đo này rất đơn giản, sử dụng máy đo EC chuyên dụng mà bạn có thể cắm trực tiếp xuống đất để chờ kết quả. Tuy nhiên con số thường là kết quả tổng EC của đất, nước và cả không khí nên chỉ số này không chính xác cho con số EC của đất.

Ảnh 2: Sử dụng máy đo EC trực tiếp

Kiểm tra lỗ nước rỗng: Phương pháp này thường được ứng dụng trong nhà kính, thuỷ canh. Sử dụng máy đo hay đầu dò EC với tính năng bù nhiệt độ, thực hiện đo nhiều lần phần nước trích xuất từ đất khi bạn thực hiện tưới bón cho cây trồng. Sử dụng các dòng máy đo EC chuyên dụng, cắm máy vào phần nước rỗng và chờ xử lý bạn sẽ thấy xuất hiện kết quả trên màn hình.

Những yếu tố tác động đến chỉ số EC trong đất

Vai trò của EC đất với sự phát triển của cây trồng là rất lớn. Việc xác định chỉ số EC và tìm cách cải thiện EC rất quan trọng. Vậy thì những yếu tố nào có sự tác động tới chỉ số EC mà bạn có thể điều chỉnh và cải tạo EC đất?

Loại đất

Yếu tố đầu tiên và mang tính quyết định cho chỉ số EC của đất chính là loại đất, cấu tạo của đất. Trong nông nghiệp, đất sẽ được chia làm ba loại cơ bản là đất cát, đất sét và đất thịt.

Ảnh 3: Các loại đất phổ biến

Đối với đất sét: Đất sét có chứa nhiều keo đất, khả năng giữ khoáng chất trong đất rất cao, mặt trái là độ rắn của kết cấu đất khiến cho bộ rễ một số loại cây không thể phá vỡ để hấp thụ dinh dưỡng được. Chỉ số EC trong đất sét thường rất cao, cần được xử lý trước khi mang vào trồng trọt.

Đối với đất thịt: Kết cấu của loại đất thịt tương đối hoàn hảo. Giữa các thành phần của đất thịt có một khoảng trống phù hợp, chất keo ở mức vừa phải nên loại đất này thường nằm ở mức EC lý tưởng 0.2 – 1.2 mS/cm. Khả năng thoát nước tốt, lưu giữ chất dinh dưỡng tốt. Ở đất kết cấu thịt, dinh dưỡng sẽ được giữ ở mức độ vừa phải đủ để rễ cây hấp thụ.

Đối với đất cát: Sự rời rạc trong cấu tạo đất cát chứng minh cho việc keo đất trong thành phần cực kỳ ít, khả năng kết nối thấp. Vì thế mà loại đất cát không có khả năng giữ chất khoáng cho cây, chỉ số EC thường thấp 0.2 mS/cm.

Phân bón

Quá trình chăm sóc cây, sử dụng các loại phân bón khác nhau sẽ có tác động trực tiếp và tức thì tới chỉ số EC của đất trồng. Khi bón phân vào đất trồng là đã cung cấp một lượng lớn icon vào đất, nó sẽ tác động đẩy chỉ số EC lên tương đối cao, thường là trên 3.0 mS/cm. Giải pháp dành cho bạn chính là bón một lượng phù hợp theo chỉ dẫn và nên tưới cây sau khi bón phân

Kim loại nặng

Môi khu vực đất trong môi trường sẽ có hàm lượng tổng số kim loại nặng khác nhau. Các ion kim loại nặng xuất hiện khiến cho chỉ số EC cao, nhưng không phải là luôn tốt cho cây trồng. Các ion này hiện diện trong thành phần của đất trồng sẽ cho chỉ EC cao nhưng đất này hoàn toàn không tốt cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Các ion kim loại nặng thường có trong đất và tác động lớn tới chỉ số EC đất là Asen [As], Cadimi [Cd], Đồng [Cu], Chì [Pb], Kẽm [Zn] và Crom [Cr].

Ảnh 4: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số EC đất

pH đất

Độ pH đất bản chất đã là một yếu tố thể hiện mức độ cân bằng dinh dưỡng trong đất rồi. Nồng độ pH tác động trực tiếp với các quá trình phản ứng hoá học xảy ra trong đất trồng. Theo một cách dễ hiểu, với đất có tính tính axit hoặc kiềm hơn, thì số lượng ion H+ và OH– sẽ nhiều và độ dẫn điện cao, chỉ số EC cao. Nếu đất đạt độ trung tính thì chỉ số EC sẽ được tác động trở về mức cân bằng từ 0.2 mS/cm đến 1.2 mS/cm.

Xem thêm bài viết: Cách xác định độ pH đất thích hợp trồng cây hoa hồng ngoại

Phương pháp cải tạo EC đất

Để đạt được chỉ số EC cân bằng, lý tưởng nhất cho cây trồng, cần kiểm tra chính xác con số EC hiện tại và tìm phương pháp cải thiện chỉ số. Có bốn yếu tố chính quyết định chỉ số EC của đất trồng, vì thế hãy tìm đến nguyên nhân ngọn ngành và thay đổi từng thành phần.

Trường hợp EC đất quá cao, nhưng cây không phát triển bình thường thì rất có thể cây bị nhiễm mặn hay nhiễm kim loại nặng bởi ion hoà tan trong đất quá cao. Tưới nước để làm giảm nồng độ muối là một phương pháp nhanh chóng. Về lâu dài cần có biện pháp xử lý môi trường xung quanh, thay đổi nguồn nước tốt hơn cho cây.

Trường hợp chỉ số EC đất quá thấp, phản ánh vấn đề cây thiếu dinh dưỡng cần thiết như kali, photpho và nitơ. Cần sử dụng lượng phân bón phù hợp và đúng cách để giúp cân bằng độ EC của đất.

Ảnh 5: Lựa chọn phương pháp cải tạo EC đất phù hợp cho cây trồng

Đối với các loại cây trồng chậu, phương pháp hiệu quả nhất dành cho bạn là sử dụng đất hữu cơ, giá thể hữu cơ sẵn để tạo một môi trường sống hoàn hảo nhất cho cây trồng của mình.

Chỉ số EC, vai trò của EC đất đống vai trò quan trọng, có sức mạnh quyết định tới sức sống của cây trồng, từ nay bạn sẽ cần phải theo dõi và quan tâm nhiều hơn các chỉ số đất trồng cây. Tại website của Ecolafa bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về làm vườn, ghé thăm ngay nhé.

Chỉ số EC bao nhiêu là tốt?

❓❓ TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG MÁY ĐO ĐỘ ĐẪN ĐIỆN CỦA ĐẤT Nghĩa là nồng độ muối càng cao, thì độ dẫn điện của dung dịch càng mạnh. - Giá trị EC trong đất nằm trong khoảng từ 0.2-1.2 là giá trị dinh dưỡng cây có thể sử dụng tốt, dưới ngưỡng 0.2 cây thiếu, trên ngưỡng 1,2 giá trị dinh dưỡng dư.

Chỉ số EC trong nước là gì?

EC [ độ dẫn điện] là gì? Chỉ số EC [electro-conductivity] là chỉ số diễn tả tổng nồng độ ion hòa tan trong dung dịch. Độ dẫn điện có thể được thể hiện bằng một số đơn vị khác nhau nhưng đơn vị tiêu biểu được dùng để đo lường EC là millisiemens trên centimet [mS / cm].

EC và TDS là gì?

TDS và EC là 2 tham số riêng biệt. TDS là tổng lượng chất rắn hoà tan trong nước. EC là khả năng của các chất co thể gây ra dòng điện. Chỉ có phương pháp đúng để đo TDS là cân lượng chất bã, chất dư còn lại trong nước sau khi bay hơi nước.

Dở ẹc trong nông nghiệp là gì?

EC trong đất được hiểu là giá trị nồng độ muối hoà tan trong dung dịch, cũng có thể được sử dụng để đo nồng độ các ion hòa tan trong phân bón lỏng hoặc phương tiện trồng hay có thể hiểu đơn giản là đo độ màu mỡ của đất trồng.

Chủ Đề