Chi tiền viếng đam ma định khoản như thế nào năm 2024

Đi đám ma cách viết phong bì khi đi viếng thế nào là một việc hơi khó khăn đối với các bạn chưa ghi lần nào. Thanh Nga Hoa Tươi có vài gợi ý nhằm giúp bạn ghi phong bì đầy đủ ý nghĩa và tôn trọng khi đi viếng đám ma.

Phong bì đi đám tang dùng để làm gì?

Đây được gọi là tiền cúng điếu dành cho người mất.

Chi tiền viếng đam ma định khoản như thế nào năm 2024

3 lưu ý cho bạn khi đi viếng đám ma:

Ngoài việc phải chú trọng tới cách ghi phong bì, khi tới đám ma bạn cũng nên chú ý đế các vấn đề khác như:

  1. 1. Trang phục: Hạn chế ăn mặc lòe loẹt, thiếu vải. Nên ưu tiên chọn trang phục tối màu, lịch sự, không mặc quần áo quá nhiều màu.
    1. Thái độ, cách cư xử khi ở đám tang: Lịch sự, trang nghiêm, hạn chế nói to, trêu ghẹo. Không nên có những cư xử không phù hợp.
    2. Lưu ý khi ghi phong bì đi đám tang: nên ghi rõ ràng, không nên viết tắt và viết sai

5 cách viết phong bì khi đi viếng đám ma?

Cách viết phong bì đi đám tang của bạn cũng cần được chú trọng sao cho đảm bảo ý tứ, thành kính nhất.

Phổ biến khi đi đám ma ghi phong bì thế nào?

Cách viết trên phong bì đi đám tang phổ biến sẽ là gồm 2 mục là “Người gửi” và “Người nhận”.

Ví dụ mẫu lời phúng viếng đám ma như sau:

  • * Người gửi: Tên người phúng điếu hay người đi viếng
    • Người nhận: Kính viếng…(ông/bà/chú/bác, người đã mất)

Bên cạnh từ kính viếng khi viết phong bì đám tang bạn cũng có thể sử dụng một số từ như: Vô cùng thương tiếc (Ông/bà), Thành kính phân ưu, Kính điếu và xin chia buồn …

Công ty khi đi đám ma ghi phong bì thế nào?

Khi bạn đại diện công ty đi phúng viếng, bạn có thể lựa chọn cách ghi phong bì như sau:

  • * Người gửi: Ban lãnh đạo cùng tập thể Công ty ABC
    • Người nhận: Kính viếng hương hồn cụ… Hoặc thành kính phân ưu, Vô cùng thương tiếc, Chia buồn, Kính Điếu.

Con cháu, người thân khi đi đám ma ghi phong bì thế nào?

Khi bạn đi đám ma với tư cách con cháu, người thân đi phúng viếng:

  • * Người gửi: Con – Cháu – Anh – Chị – Cô – Chú (Vai vế trong gia đình, họ hàng…)
    • Người nhận: Kính viếng hương hồn… (ông/bà/chú/bác, người đã mất)

Gia đình thông gia khi đi đám ma ghi phong bì thế nào?

Nếu là gia đình thông gia đến phúng viếng thì có thể tham khảo cách như sau:

  • * Người gửi: Gia đình thông gia của ông bà …. ( … là tên của gia đình thông gia)
    • Người nhận: Kính viếng/Thành kính phân ưu/Vô cùng thương tiếc/Xin chia buồn/Kính điếu.

Và ngược lại, khi đến phúng viếng thông gia thì bạn cũng ghi như trên!

Bạn bè tới phúng người thân của bạn mình khi đi đám ma ghi phong bì thế nào?

Với tư cách là bạn bè khi đi đám ma người thân của bạn mình có thể tham khảo cách ghi phong bì đi viếng như sau:

  • * Người gửi: Tập thể lớp … trường … Các cháu ABC bạn của X
    • Người nhận: Kính viếng hương hồn Bác ( ông, bà…)

Ý nghĩa của câu thành kính phân ưu nghĩa là gì và dùng khi nào?

Phân ưu có nghĩa là chia buồn nên câu thành kính phân ưu nghĩa là thành kính chia buồn và câu thành ngữ thường được sử dụng nhằm chia buồn với gia đình đang có tang sự, có người đã khuất.

Câu thành ngữ này cũng được in lên các tấm băng trên vòng hoa để thể hiện sự trang trọng, tôn kính trong tang lễ của người đã khuất.

Chi phí phúc lợi cho nhân viên có được khấu trừ thuế GTGT? có tính thuế TNCN; Các khoản chi có tính chất phúc lợi cho nhân viên bao gồm: Chi phí nghỉ mát, chi phí đào tạo, chi phí khám chưa bệnh, du lịch, sinh nhật, hiếu hỷ, cử đi học, ...

Chi tiền viếng đam ma định khoản như thế nào năm 2024

-----------

I, Chi phí phúc lợi cho nhân viên bao gồm:

Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: - Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; - Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; - Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; - Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; - Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; - Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; - Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (

trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) ->► Xem thêm: Chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên - Và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác.

(Căn cứ theo Khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC -> Sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư 78/2014/TT-BTC và Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC)

Tiền hỗ trợ thêm khi chấm dứt hợp đồng lao động là khoản phúc lợi:

Theo Công văn 4706/TCT-DNL ngày 26/11/2018 của Tổng cục thuế thì: - Trường hợp năm quyết toán 2017 Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng đã chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động khi chấn dứt hợp đồng với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động, ngoài ra, Công ty còn chi tiền hỗ trợ thêm cho người lao động theo Thoả ước lao động tập thể và Biên bản thống nhất giữa Tổng giám đốc với Chủ tịch Công đoàn Công ty; trường hợp Cục Thuế TP Đà Nẵng kiểm tra và xác nhận khoản chi này thuộc khoản chi có tính chất phúc lợi, tổng số chi có tính chất phúc lợi trong năm của Công ty không vượt quá 01 tháng lương bình quân theo quy định thì Công ty được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Chi ngày 8/3, 20/10 là chi phí phúc lợi:

Theo Công văn số 2997/CT-TTHT ngày 8/4/2015 của Cục Thuế TP. HCM thì: - Khoản chi cho hoạt động phong trào lao động nữ (kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữa 8/3, ngày phụ nữ Việt Nam 20/10) và chi hoạt động phong trào chung của người lao động (tổ chức tập luyện thể dục thể thao, hoạt động văn nghệ, hội thao, khám sức khỏe bổ sung ngoài khám định kỳ một năm một lần) thuộc khoản chi có tính chất phúc lợi nêu tại điểm 2. 31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 151/2014/TT-BTC nêu trên.

Tiền lì xì mừng năm mới cho nhân viên có tính chất phúc lợi:

Theo Công văn 2489/CT-TTHT ngày 24/03/2016 của Cục thuế TP Hồ Chí Minh thì: - Trường hợp trong năm 2014 Công ty có chi các khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ cho nhân viên, chi lì xì mừng năm mới, chi nghỉ mát ... và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác nếu có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và tổng khoản chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của Công ty thì Công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Tiền mừng sinh nhật nhân viên là chi phí phúc lợi:

Theo Công văn 286/CT-TTHT ngày 10/1/2018 của Cục Thuế TP. HCM thì: - Trường hợp Công ty chi tiền mừng sinh nhật nhân viên theo quy chế tài chính thì đây được xem là khoản chi có tính chất phúc lợi và được hạch toán vào chi phí hợp lý nếu không vượt quá 1 tháng lương bình quân (khoản 2.30 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC).

- Nên nhớ, khi chi tiền mừng sinh nhật cho nhân viên, Công ty phải khấu trừ thuế TNCN theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Học phí trả hộ cho con của người Việt Nam là chi phí phúc lợi:

Theo Công văn 5452/TCT-CS ngày 18/12/2015 của Tổng cục Thuế thì: - Trường hợp Công ty có chi trực tiếp khoản tiền phí và học phí cho con người lao động Việt Nam và khoản chi nêu trên được ghi trong quy chế của Công ty, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định thì được coi là khoản chi có tính chất phúc lợi và được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Tổng số chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

- Trường hợp doanh nghiệp chi trả hộ tiền học phí cho con của lao động người nước ngoài thì khoản chi này được chấp nhận theo quy định tại khoản 2.6 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC và được hạch toán theo hóa đơn, không bị khống chế mức chi.

Thuê tư vấn sức khỏe cho người nước ngoài là chi phí phúc lợi:

Theo Công văn 2337/TCT-CS ngày 30/5/2016 của Tổng cục thuế thì: - Theo Tổng cục Thuế, chi phí tư vấn khám sức khỏe cho người nước ngoài là một khâu trong quá trình chăm sóc sức khỏe từ tư vấn đến khám, chữa bệnh cho người lao động nên được coi là khoản chi phúc lợi và được chấp nhận là chi phí hợp lý. - Tuy nhiên, đối với chi phí tư vấn thuế TNCN cho lao động người nước ngoài thì đây không phải chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng không được coi là khoản chi có tính chất phúc lợi nên sẽ bị xuất toán.

Tặng hàng hóa cho nhân viên là chi phí phúc lợi:

Theo Công văn số 5124/CT-TTHT ngày 1/6/2017 của Cục Thuế TP. HCM thì: - Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC, hàng hóa dùng để cho tặng cũng phải lập hóa đơn, ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hàng bán ra. - Theo đó, trường hợp Công ty sản xuất hàng hóa sai quy cách không thể bán ra nên quyết định tặng cho nhân viên thì vẫn phải xuất hóa đơn và tính thuế GTGT. - Tuy nhiên, hàng hóa tặng cho nhân viên được miễn trích nộp thuế TNDN, đồng thời được xem là chi phí phúc lợi và được hạch toán nếu tổng mức chi không quá 1 tháng lương bình quân/năm.

Thưởng voucher cho người lao động là chi phí phúc lợi

Theo Công văn số 3732/CT-TTHT ngày 24/4/2017 của Cục Thuế TP. HCM thì: - Theo quy định tại khoản 2.30 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, trường hợp Công ty phát sinh các khoản chi phúc lợi như mua voucher (phiếu mua hàng) thưởng cho người lao động, mua phiếu ăn cho người lao động làm đêm, chi đám cưới người lao động, chi đám tang gia đình người lao động ..., nếu có hóa đơn và tổng mức chi không quá 1 tháng lương bình quân/năm thì được tính vào chi phí hợp lý. - Các khoản chi nêu trên đồng thời cũng được miễn thuế TNCN theo điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Thưởng tour du lịch cho nhân viên xuất sắc là chi phí phúc lợi:

Theo Công văn 3734/CT-TTHT ngày 24/4/2017 của Cục Thuế TP. HCM thì: - Trường hợp Công ty có thưởng tour du lịch cho các nhân viên đạt thành tích xuất sắc trong năm thì đây là khoản chi có tính chất phúc lợi và xác định được đích danh người thụ hưởng (chính là nhân viên xuất sắc) nên phải cộng vào thu nhập của người đó để tính thuế TNCN.

---------

Mức khống chế chi phí phúc lợi cho nhân viên:

Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên:

Không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

- Cách xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định như sau:

(=) Bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Cách xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định:

(=) Bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

+) Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

(Căn cứ theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính)

Theo Công văn 21071/CT-HTr ngày 19/04/2016 của Cục thuế TP. Hà Nội thì: Quỹ tiền lương thực tế thực hiện bao gồm toàn bộ lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp, thuế TNCN, bảo hiểm bắt buộc Công ty đã khấu trừ nộp Ngân sách Nhà Nước.

-------

Ví dụ 1: Công ty Kế toán Thiên Ưng năm 2024 có quỹ lương thực tế thực hiện là 12 tỷ đồng thì cách xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế 2024 của Cty như sau:

(12.000.000.000 đồng : 12 tháng) = 1.000.000.000 đồng.

Ví dụ 2: Cty A thành lập tháng 8/2024 (hoạt động từ tháng 8/2024), trong năm có quỹ lương thực tế (Tổng số tiền lương thực tế đã chi trả) là 500.000.000đ -> Cách xác định 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm 2024:

\= 500.000.000 : 5 (5 tháng thực tế hoạt động từ tháng 8 - 12) = 100.000.000đ

Lưu ý: Tổng số tiền lương thực tế đã chỉ trả trong năm chỉ tính đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế nhé. VD: Tiền lương tháng 12/2024 mà trả vào 1/2024 thì vẫn được tính vào Còn Nếu Tiền lương tháng 12/2024 mà thực tế chi sau thời hạn quyết toán của năm 2024 (Sau ngày 31/03/2025) thì ko được tính vào năm 2024 đâu nhé (Vì hạn nộp hồ sơ Quyết toán thuế năm 2024 là ngày 31/03/2025)

-----------

Điều kiện để các khoản chi có tính chất phúc lợi cho nhân viên được trừ khi tính thuế TNDN:

- Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  2. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  3. Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

(Căn cứ theo điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC)

- Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty

(Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC)

-------------

Kết luận: Để Các khoản chi có tính chất phúc lợi trực tiếp cho người lao động vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN thì cần:

- Hợp đồng kinh tế (VD: Đi du lịch, nghỉ mát thì phải có Hợp đông với Cty du lịch...)

- Bảng kê danh sách người lao động được tham gia (VD: Đi nghỉ mát thì phải có bảng kê những nhân viên đi; Cử đi học, đào tạo có bảng kê những nhân viên cử đi...)

- Quyết định của Giám đốc (VD: Đi nghỉ mát phải có:

Quyết định đi nghỉ mát; Đi học phải có: Quyết định cử đi học...); Quyết định phê duyệt kinh phí ...

- Các hóa đơn, chứng từ kèm theo (VD: Đi nghỉ mát - Nếu thuê cty du lịch thì phải có hóa đơn của Cty đó xuất cho - Nếu tự tổ chức thì cần có các hóa đơn: Tiền phòng, ăn uống ...; Cử đi học, đào tạo phải có hóa đơn tiền học phí; Khám chữa bệnh cần có hóa đơn viện phí, hồ sơ bệnh án ...; Hỗ trợ đi lại ngày tết cần Cuống vé, vé...

- Chứng từ thanh toán (Phiếu chi bên Cty, Phiếu thu bên cung cấp).(Nếu giá trị thanh toán ghi trên hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt).

-

Quy chế lương thưởng của DN (Trong đó quy định rõ: Điều kiện hưởng và Mức được hưởng).

- Mức khống chế Tổng các khoản chi phí phúc lợi không quá 1 tháng lương bình quân thực tế (Như trên)

- Nếu vượt quá mức khống chế sẽ bị loại trừ khi quyết toán thuế TNDN cuối năm.

---------

II, Chi phí phúc lợi có được khấu trừ thuế GTGT:

Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp doanh nghiệp có khoản chi phúc lợi mà người lao động được thụ hưởng trực tiếp thì khoản chi đó được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ và tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế theo quy định, đồng thời doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đối với những khoản chi phúc lợi tương ứng với khoản tiền được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nêu trên nếu đáp ứng được các điều kiện về khấu trừ theo quy định.

(Theo Công văn 4005/TCT-CS ngày 29/09/2015 của Tổng cục thuế gửi Cục Thuế tỉnh Đồng Nai)

-------------

Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp năm 2017, Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Sao Việt có phát sinh chi phí mua hàng hóa bên ngoài để làm quà trung thu, quà tết cho cán bộ, công nhân viên không dùng quỹ phúc lợi thì nếu khoản chi phí mua hàng hóa dùng làm quà cho nhân viên không vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế theo quy định thì Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Sao Việt được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần tính vào chi phí được trừ, đồng thời Công ty phải lập hóa đơn GTGT theo quy định.

(Theo Công văn 4003/TCT-CS ngày 17/10/2018 của Tổng cục thuế)

Kết luận: - Chi phí phúc lợi cho người lao động được khấu trừ thuế GTGT tương ứng với khoản tiền được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

--------

III, Tiền phúc lợi có tính thuế TNCN không:

Theo điểm đ,khoản 2, điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản thu nhập chịu thuế:

"đ.3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thẩm mỹ... nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế."

Chi nghỉ mát có tính thuế TNCN không?

Theo Công văn 1650/TCT-DNNCN ngày 24/4/2019 của Tổng cục thuế:

"Căn cứ các hướng dẫn nêu trên và thực tế VP Đại diện DECKERS OUTDOOR có ký hợp đồng dịch vụ du lịch với Saigon tourist tại Hải Phòng thì:

- Trường hợp, khoản chi nghỉ mát do VP Đại diện chi cho người lao động từ quỹ phúc lợi mà khoản chi

ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì khoản tiền này tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Trường hợp, khoản chi chung cho tập thể người lao động không ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì khoản thu nhập này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.

- Trường hợp cá nhân (người lao động) thuộc Văn phòng đại diện

thực tế nhận được khoản nghỉ mát chi từ VP Đại diện nêu trên thì khoản thu nhập này tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.

Tổng cục Thuế thông báo để VP Đại diện DECKERS OUTDOOR CONSULTING Co,LTD tại TP Hải Phòng được biết./."

------------

Theo Công văn 41659/CT-TTHT ngày 19/6/2018 của Cục thuế TP Hà Nội:

1. Về thuế TNDN: - Trường hợp Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam có quy định chi tiền nghỉ mát trực tiếp cho người lao động là khoản chi có tính chất phúc lợi đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, đồng thời tổng số chi nghỉ mát và các khoản chi có tính chất phúc lợi khác của Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế, thì các khoản chi tiền nghỉ mát này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

2. Về thuế TNCN: - Trường hợp khoản

chi nghỉ mát do Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam chi trả cho người lao động nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động theo quy định tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC nêu trên.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam được biết và thực hiện./.

-------

Theo Công văn 65152/CT-TTHT ngày 2/10/2017 của Cục thuế TP Hà Nội:

Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty có khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động (như chi nghỉ mát) nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật (đối với khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt) và tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, đồng thời công ty được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với khoản chi phúc lợi tương ứng với khoản tiền được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nêu trên nếu đáp ứng nguyên tắc, điều kiện khấu trừ thuế GTGT theo quy định.

Khoản chi nghỉ mát do công ty chi trả cho người lao động nếu nội dung chi trả

ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động. - Trường hợp nội dung chi trả không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

-------------

Theo Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC và theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC:

  1. Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

g.1) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc

khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động. g.1.1) Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp. g.1.2) Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm. g.1.3) Người sử dụng lao động chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo.

g.6) Khoản tiền mua

vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần. Căn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại; khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi người Việt Nam đang làm việc về Việt Nam và ngược lại.

g.7) Khoản tiền

học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động