Chi trợ cấp ốm đau thai sản hạch toán ntn năm 2024

Kế toán viên thực hiện ghi nhận như thế nào đối với khoản trợ cấp BHXH chi trả trong kỳ cho người lao động. Dưới đây, Trung tâm đào tạo kế toán thực tế ABS tại bắc ninh xin hướng dẫn cách hạch toán trợ cấp bảo hiểm xã hội khi doanh nghiệp thực hiện chi trả trợ cấp BHXH cho người lao động theo Thông tư 200/2014/BTC của Bộ Tài chính.

  1. Khi trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:

Nợ TK 622, 623, 627,641, 642 (số tiền tính vào chi phí SXKD)

Nợ TK 334 (số tiền trừ vào lương của người lao động)

Có TK 3382, 3383, 3384, 3386 (tổng số các khoản trích theo lương)

  1. Khi nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: hạch toán số phải nộp theo bút toán, phần giữ lại treo trên TK 338

Nợ TK 3382, 3383, 3384, 3386

Có TK 111, 112

  1. Khi tính tiền BHXH phải trả cho người lao động trong kỳ:

Nợ TK 3383

Có TK 334

  1. Khi thanh toán số BHXH phải trả cho người lao động:
  2. Trường hợp chi trả bằng số BHXH được giữ lại:

    Nợ TK 334

    Có TK 111, 112

    • Trường hợp chi trả bằng tiền từ bên BHXH:

      + Khi nhận được tiền:

      Nợ TK 111, 112

      Có TK 3383

      + Khi thanh toán cho người lao động:

      Nợ TK 334

      Có TK 111, 112

      Trung tâm đưa ra ví dụ để các bạn có thể rõ hơn: (đvt: triệu đồng)

      Trong tháng 4/N, tại doanh nghiệp X có tổng số lương phải trả cho người lao động 2.300, trong đó:

      – Lương của công nhân sản xuất là: 1.300

      – Lương của bộ phận bán hàng là: 300

      – Lương của bộ phận quản lý DN là: 700

      Doanh nghiệp thực hiện trích các khoản trích theo lương theo quy định.

      Ngày 3/5, doanh nghiệp thực hiện thanh toán tiền ốm cho ông A là 1,5.

      Kế toán sẽ thực hiện ghi nhận như sau:

      • Khi trích các khoản trích theo lương, kế toán ghi:

        Nợ TK 622 1.300 * 24% = 312

        Nợ TK 641 300 * 24% = 72

        Nợ TK 642 700 * 24% = 168

        Nợ TK 334 2.300 * 10,5% = 241,5

        Có TK 338 2.300 * 34,5% = 793.5

        (Chi tiết TK 3382: 2.300 * 2% = 46)

        (Chi tiết TK 3383: 2.300 * 26% = 598)

        (Chi tiết TK 3384: 2.300 * 4,5% = 103,5)

        (Chi tiết TK 3386: 2.300 * 2% = 46)

        • Giả sử doanh nghiệp thực hiện nộp số tiền đóng BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN bằng tiền gửi và được pháp giữ lại 2% BHXH, kế toán ghi nhận:

          Số BHXH DN phải nộp là: 2.300 * 24% = 552

          Nợ TK 338 552 + 103,5 + 46 + 46 = 747,5

          (Chi tiết TK 3382: 46)

          (Chi tiết TK 3383: 552)

          (Chi tiết TK 3384: 103,5)

          (Chi tiết TK 3386: 46)

          Có TK 112 747,5

          Bên Có TK 3383 còn 598 – 552 = 46

          • Số tiền nghỉ ốm của ông A sau khi được tính theo quy định ghi nhận trong tháng 4 như sau:

            Nợ TK 3383 1,5

            Có TK 334 1,5

            • Khi dùng số BHXH doanh nghiệp giữ lại để chi trả, kế toán ghi:

              Nợ TK 334 1,5

              (Chi tiết Ông A, số tiền : 1,5)

              Có TK 3383 1,5

              Trung tâm đào tạo ABS chúc bạn thành công! Các bạn có mong muốn làm việc trong ngành kế toán có thể tham gia lớp Kế toán tổng hợp thực tế AZ dành cho người mới bắt đầu học kế toán.

              KẾ TOÁN KIMI TRAINING với đội ngũ giảng viên là các kế toán trưởng dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình và đây nhiệt huyết, cùng phương châm ” Thành thạo giúp tiết kiệm thời gian” KIMI CAM KẾT mang lại sự hài lòng nhất cho các học viên Kimi!

              Theo quy định tại Điều 25 Quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm Quyết định 828/QĐ-BHXH năm 2016 thì nội dung này được quy định như sau:

              1. Phòng KHTC (hoặc tổ Kế toán - chi trả và giám định BHYT)

              1.1. Căn cứ mẫu số C70b-HD do Phòng CĐ BHXH (hoặc Tổ thực hiện chính sách BHXH) chuyển sang, thực hiện chuyển số tiền đã xét duyệt tại mẫu số 70b-HD vào tài khoản của đơn vị sử dụng lao động trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận mẫu số 70b-HD từ Phòng CĐ BHXH.

              1.2. Căn cứ Ủy nhiệm chi số tiền đã chuyển vào tài khoản của đơn vị sử dụng lao động, thực hiện hạch toán số tiền đã chi, ghi sổ kế toán theo quy định.

              1.3. Theo dõi số tiền chưa chi cho người lao động theo Danh sách người lao động chưa nhận chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu số 23-CBH) do đơn vị sử dụng lao động nộp.

              1.4. Thực hiện thu hồi số tiền do giải quyết và chi sai (nếu có), do thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phát hiện. Lập Danh sách thu hồi kinh phí chi bảo hiểm (mẫu số C75-HD) và mẫu số C76-HD của toàn tỉnh, hạch toán thu hồi theo quy định.

              1.5. Trường hợp người lao động chưa nhận chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK tại đơn vị sử dụng lao động, có Giấy giới thiệu của đơn vị sử dụng lao động, cơ quan BHXH căn cứ mẫu số 23-CBH xem xét, thực hiện chuyển tiền chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK vào tài khoản cá nhân cho người lao động; trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân thì viết phiếu chi tiền mặt chi trả ngay cho người lao động khi người lao động đến nộp Giấy giới thiệu.

              2. Đơn vị sử dụng lao động

              2.1. Thực hiện chi trả

              - Đơn vị sử dụng lao động thực hiện chuyển tiền chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK vào tài khoản cá nhân của người lao động (không yêu cầu người lao động ký nhận vào mẫu số C70b-HD).

              - Đơn vị sử dụng lao động chỉ được chi trả chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK bằng tiền mặt cho người lao động trong trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân. Khi nhận được tiền từ cơ quan BHXH, đơn vị sử dụng lao động thông báo cho người lao động đến nhận chế độ bằng tiền mặt, khi chi trả yêu cầu người lao động ký nhận vào Danh sách mẫu số C70b-HD.

              - Thời hạn chi trả: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, chi trả xong chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK sau ốm đau, thai sản; trong thời hạn 05 ngày làm việc thực hiện chi trả xong trợ cấp DSPHSK sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động, kể từ khi nhận được tiền do cơ quan BHXH chuyển đến.

              2.2. Trong vòng 10 ngày đầu tháng sau, đơn vị sử dụng lao động lập Danh sách người lao động chưa nhận chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (nếu có theo mẫu số 23-CBH) của các Danh sách 70b-HD đã được xét duyệt của tháng trước, gửi cơ quan BHXH, đồng thời chuyển trả cơ quan BHXH số tiền chưa chi hết nêu rõ lý do chưa chi trả.

              2.3. Trường hợp sau khi đơn vị sử dụng lao động lập mẫu số 23-CBH và chuyển trả cơ quan BHXH số tiền chưa chi mà người lao động đến yêu cầu được nhận chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK, đơn vị sử dụng lao động viết Giấy giới thiệu người lao động đến cơ quan BHXH để nhận chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK.

              2.4. Trường hợp đơn vị sử dụng lao động chiếm dụng tiền chế độ của người lao động, không thực hiện chi trả đúng thời gian quy định, chi không đầy đủ chế độ đã được cơ quan BHXH xét duyệt cho người lao động phải chịu trách nhiệm bồi hoàn đầy đủ cho người lao động hoặc hoàn trả quỹ BHXH, đồng thời tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

              3. Người lao động

              3.1. Nhận chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK qua tài khoản cá nhân.

              3.2. Trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân, được nhận chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK bằng tiền mặt từ đơn vị sử dụng lao động.

              3.3. Trường hợp người lao động nhận chế độ bằng tiền mặt tại cơ quan BHXH theo quy định tại Điểm 1.4, Khoản 1 Điều này, khi đến nhận phải xuất trình: Giấy giới thiệu của đơn vị sử dụng lao động, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh và ký nhận vào phiếu chi.

              Trên đây là nội dung tư vấn về chi trả chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK thông qua đơn vị sử dụng lao động. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 828/QĐ-BHXH năm 2016.