Chiến dịch nào đã mở đầu cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 ở miền nam việt nam?

Tây nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, vì vậy Mỹ- ngụy đã biến Tây Nguyên thành một căn cứ chiến lược lớn, hòng đè bẹp phong trào cách mạng ở cả 3 nước Đông Dương, ngăn chặn sự chi viện của ta từ miền Bắc vào và từ rừng núi xuống đồng bằng.

Quân địch ở Tây Nguyên tháo chạy tán loạn trên đường số 7 ngày 16-3-1975.

Trong chiến dịch Tây Nguyên, ta đã tiến hành một loạt biện pháp nghi binh công phu và tích cực để thu hút và giam chân quân chủ lực cơ động của địch tại Bắc Tây Nguyên, trong khi ta tập trung lực lượng tiến công Nam Tây Nguyên khiến địch hoàn toàn bất ngờ và nhanh chóng thất bại. Ngày 4-3-1975, chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu. Ngày 24-3 chiến dịch kết thúc. Với chiến thắng Tây Nguyên, cuộc chiến tranh cách mạng đã bước sang một giai đoạn mới, từ tiến công có ý nghĩa chiến lược, phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.Chiến dịch Tây Nguyên, ta đã tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2 ngụy cùng một bộ phận cơ động chiến lược của chúng. Tiêu diệt sư đoàn 22 và 23, lữ đoàn 3 dù, 8 liên đoàn biệt động quân, 1 liên đoàn công binh, 4 thiết đoàn thiết giáp, 10 tiểu đoàn pháo binh, đánh thiệt hại nặng sư đoàn 6 không quân. Tiêu diệt và làm tan rã 7 tiểu khu, 26 chi khu, 50 tiểu đoàn và 51 đại đội bảo an cùng toàn bộ lực lượng cảnh sát, dân vệ trong 7 tỉnh. Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20.000 tên địch, thu và phá hủy 154 máy bay, 1.096 xe, 17.188 khẩu súng các loại cùng toàn bộ các cơ sở hậu cần kỹ thuật, kho tàng của địch ở Tây Nguyên. Giải phóng 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Bổn, Quảng Đức.

N.T.H.H tổng hợp  

Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, nguyên Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên

“Trong chiến dịch Tây Nguyên, mưu kế ta cũng hay, thế và thời ta cũng đẹp. Ta dùng một sư đoàn đánh nghi binh tại Pleiku, buộc địch phải dồn cả lực lượng vào giữ Pleiku, bỏ lỏng Buôn Ma Thuột. Ở Buôn Ma Thuột địch chỉ còn một trung đoàn chủ lực và 3 tiểu đoàn địa phương. Còn ta dùng 3 sư đoàn tăng cường. Lực lượng ta đánh vào Buôn Ma Thuột như đá chọi vào trứng. Trong chiến dịch, chọn hướng tiến công chủ yếu là rất quan trọng để tập trung lực lượng vào đó. Điểm đúng huyệt là toàn cơ thể bị tê liệt.

Buôn Ma Thuột là đột phá khẩu không chỉ là điểm của Chiến dịch Tây Nguyên mà đã trở thành đột phá khẩu chiến lược của cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa xuân 1975”.

Vào tháng 12-1974, tại Dinh Độc Lập, trong cuộc họp với các tướng lĩnh bàn về kế hoạch tác chiến năm 1975, Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu đã hỏi Phạm Văn Phú, thiếu tướng, tư lệnh Quân khu 2: “Nếu đánh vào cao nguyên, họ sẽ đánh vào đâu?”.

Phú trả lời: “Chắc chắn họ sẽ đánh Pleiku”. 2 giờ sáng 10-3, Phú kinh hoàng khi nghe tin quân giải phóng đánh vào Buôn Ma Thuột. Trước cuộc tấn công vũ bão của quân ta, Phạm Văn Phú cùng bộ sậu bỏ chạy về Nha Trang vào ngày 15-3, dù trước đó đã tuyên bố “sẽ ở lại Pleiku và chết ở đó”. Rồi, Phú chạy về Phan Thiết và trốn về Sài Gòn. Mất chức, mất quân, mất hết danh vọng, Phú đành tìm cái chết bằng một liều độc dược.

Sau Hiệp định Pa ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam [27/1/1973], quân đội Mỹ phải rút về nước, so sánh lực lượng ở miền Nam ngày càng có lợi cho cách mạng. Cuối năm 1974, Bộ Chính trị đã họp bàn về quyết tâm và thông qua kế hoạch giải phóng miền Nam trong thời gian hai năm 1975-1976. Bộ Chính trị dự kiến: Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975, đồng thời quyết định chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975. Chiến thắng Phước Long [ngày 6/1/1975] đã tạo cơ sở để Bộ Chính trị củng cố thêm quyết tâm chiến lược, bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975.

Theo đó, Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta ở miền Nam đã diễn ra từ 4/3 đến 30/4/1975, với ba chiến dịch lớn là:

Chiến dịch Tây Nguyên: diễn ra từ ngày 4 đến ngày 24/3/1975. Sau những trận nghi binh đánh vào phía bắc Tây Nguyên [Kon Tum, Pleiku], ngày 10/3 ta đã tiến hành trận then chốt tiến công vào Buôn Ma Thuột. Qua 20 ngày đêm chiến đấu, đến ngày 24/3/1975, chiến dịch Tây Nguyên đã thắng lợi hoàn toàn. Ta đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ Quân đoàn 2, Quân khu II, đánh bại cuộc phản kích của Sư đoàn 23 ngụy, giải phóng Tây Nguyên, nhanh chóng phát triển xuống các tỉnh ven biển miền Trung.

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng: diễn ra từ ngày 5/3 đến ngày 29/3/1975. Chiến dịch bao gồm ba chiến dịch nhỏ được tiến hành gối nhau về thời gian: Chiến dịch Trị Thiên, Chiến dịch Nam Ngãi và Chiến dịch Đà Nẵng. Ngày 26/3/1975, giải phóng Huế. Ngày 29-3, giải phóng Đà Nẵng. Chiến dịch đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ Quân đoàn I và Quân khu I ngụy.

Quân Giải phóng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất

Sau chiến công vang dội giải phóng Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, tận dụng thời cơ chiến lược, với phương châm “thần tốc, táo bạo, quyết thắng”, quân và dân ta giải phóng hoàn toàn các tỉnh Duyên hải miền Trung, đánh tan tuyến phòng thủ Phan Rang, Xuân Lộc, áp sát Sài Gòn, Gia Định.

Chiến dịch Hồ Chí Minh: diễn ra từ 26 đến ngày 30/4/1975. Ngày 1/4/1975, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định; ngày 14/4, nhất trí đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh theo đề nghị của Bộ Chỉ huy Chiến dịch. Đúng 17 giờ ngày 26/4, quân ta bắt đầu nổ súng mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Tất cả 5 cánh quân từ các hướng vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào Sài Gòn. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng của ta tiến vào dinh Độc lập, bắt toàn bộ chính quyền Sài Gòn. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc lập, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lâu dài, gian khổ của dân tộc.

Cùng với các chiến dịch trên toàn miền Nam, từ ngày 14 đến 29/4/1975, quân ta giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Nguyễn Mạnh [tổng hợp]

Phát biểu tại hội thảo, Trung tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh: Tây Nguyên có vị trí chiến lược rất quan trọng, nên Mỹ-ngụy đã biến nơi đây thành một căn cứ chiến lược lớn, hòng đè bẹp cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương, ngăn chặn sự chi viện của ta từ miền Bắc vào và từ rừng núi xuống đồng bằng Khu 5.

Để mở đường cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị về giải phóng miền Nam trong năm 1975, tháng 1-1975, Thường trực Quân ủy Trung ương họp quán triệt và quyết định mở Chiến dịch Tây Nguyên, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng các tỉnh nam Tây Nguyên [Đắc Lắc, Phú Bổn, Quảng Đức], thực hiện chia cắt chiến lược và tạo thế chiến lược mới trên chiến trường toàn miền Nam.

Chiến dịch Tây Nguyên-mở đầu Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 thắng lợi vang dội có ý nghĩa cả về chính trị và quân sự. Thắng lợi quan trọng này đã góp phần vào việc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lâu dài, đầy gian khổ hy sinh, nhưng rất anh dũng, kiên cường của quân dân ta, là thắng lợi mang ý nghĩa dân tộc và ý nghĩa thời đại sâu sắc, là kết quả sự nỗ lực vượt bậc, chiến đấu hy sinh, nêu cao tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Đoàn Chủ tịch điều hành hội thảo.

Tại hội thảo, các ý kiến và tham luận của đại biểu nhấn mạnh: Xuất phát từ vị trí chiến lược trọng yếu của Tây Nguyên trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc và thực tế tình hình trên chiến trường đang có thuận lợi nên Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã chọn Tây Nguyên làm điểm mở đầu, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng các tỉnh nam Tây Nguyên, thực hiện chia cắt chiến lược và tạo thế chiến lược mới trên chiến trường toàn miền Nam. Thắng lợi to lớn của Chiến dịch Tây Nguyên đã tạo ra sự thay đổi căn bản về so sánh lực lượng và thế chiến lược có lợi cho ta, còn địch bị suy sụp và tan rã về chiến lược, dẫn đến co cụm và bị động đối phó trên các chiến trường. Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra thời cơ tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam để quân và dân ta tiếp tục thực hiện các đòn tiến công quân sự lớn, phát triển Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Hội thảo khoa học “Chiến thắng Tây Nguyên mở đầu Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975”, đã góp phần làm sáng tỏ thêm nội dung, ý nghĩa của Chiến dịch Tây Nguyên, khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, tầm nhìn chiến lược của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh, mở đầu Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đánh dấu bước phát triển đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam, mang tầm vóc và có ý nghĩa lịch sử to lớn.

Tin, ảnh: LÊ QUANG HỒI

Video liên quan

Chủ Đề