Avd có nghĩa là gì

Tương tự: Android Studio,IDE

Android Studio là IDE chính thức trong phát triển ứng dụng Android, dựa trên IntelliJ IDEA. Chức năng của Android Studio là cung cấp giao diện để tạo các ứng dụng và xử lý phần lớn các công cụ quản lý file phức tạp đằng sau hậu trường. Ngôn ngữ lập trình được sử dụng là Java và được cài đặt riêng trên thiết bị.

Với khả năng đáng mong đợi từ IntelliJ, Android Studio còn cung cấp:

  • Hệ thống Gradle-based linh hoạt
  • Xây dựng các biến thể và tạo nhiều tệp APK
  • Code các mẫu template để hỗ trợ các tính năng app thông thường
  • Chỉnh sửa bố cục đa dạng với khả năng kéo và thả theme
  • Công cụ lint giúp nắm bắt hiệu suất, khả năng sử dụng, phiên bản tương thích và các vấn đề khác.
  • ProGuard và ứng dụng ký app-signing
  • Hỗ trợ tích hợp trên Google Cloud Platform, cho phép dễ dàng tích hợp Google Cloud Messaging và App Engine.

Android Studio rất đơn giản, chỉ cần viết, chỉnh sửa và lưu các dự án của mình và các file trong dự án đó. Đồng thời, Android Studio sẽ cấp quyền truy cập vào Android SDK.

Các tính năng cơ bản

Project và cấu trúc tệp

Chế độ xem project trên Android

Theo mặc định, Android Studio hiển thị các tệp project trong chế độ xem project trên Android. Chế độ xem này cho phép xem cấu trúc project theo lát cắt, cung cấp truy cập nhanh vào các tệp source chính của các project trên Android và giúp bạn làm việc với hệ thống Gradle-based. Chế độ xem dự án Android:

- Nhóm các build file cho tất cả các module vào một thư mục chung.
- Hiển thị các thư mục gốc quan trọng nhất ở cấp cao nhất của phân cấp module.

- Nhóm tất cả các file kê khai cho từng module vào một thư mục chung.

- Hiển thị các tệp tài nguyên từ tất cả các tập nguồn nguồn Gradle.

- Nhóm các tệp tài nguyên cho các khu vực và kiểu màn hình khác nhau trong một nhóm duy nhất cho mỗi loại tài nguyên.

Chế độ xem project trong Android hiển thị tất cả các build files ở cấp cao nhất của hệ thống phân cấp dự án theo Gradle Scripts. Mỗi module dự án xuất hiện dưới dạng một thư mục ở cấp cao nhất của hệ thống phân cấp dự án và chứa bốn thành phần sau ở cấp cao nhất:

  • java/ - Tệp nguồn cho mô-đun.
  • manifest/ - Tệp kê khai cho mô-đun.
  • res/ - Tài nguyên tập tin cho mô-đun.
  • Gradle Scripts/ - Các file Gradle thiết kế và cố định

Hệ thống Android Build

Hệ thống Android Build là bộ công cụ bạn sử dụng để xây dựng, thử nghiệm, chạy và đóng gói ứng dụng của mình. Hệ thống xây dựng này thay thế hệ thống Ant được sử dụng với Eclipse ADT.

Nó có thể chạy như một công cụ tích hợp từ menu Android Studio và độc lập với dòng lệnh. Bạn có thể sử dụng các tính năng của build system để:

Tùy chỉnh, cấu hình và mở rộng quá trình thiết kế, kiến trúc.

Tạo nhiều APK cho ứng dụng của bạn với các tính năng khác nhau bằng cách sử dụng cùng một dự án và module.

Sử dụng lại mã và tài nguyên trên các tập hợp nguồn

Tính linh hoạt của hệ thống Android build cho phép bạn đạt được tất cả các yếu tố trên mà không cần sửa đổi các tệp nguồn cốt lõi của ứng dụng.

Android Studio cung cấp một số cải tiến hỗ trợ việc gỡ lỗi và cải thiện hiệu suất code, bao gồm các công cụ được cải tiến như công cụ quản lý thiết bị ảo, inline debug và phân tích hiệu suất.Gỡ lỗi và hiệu suất

Trình quản lý thiết bị ảo của Android [AVD]

AVD Manager đã cập nhật các link lên màn hình để giúp bạn chọn các cấu hình thiết bị phổ biến nhất, lựa chọn kích thước màn hình và độ phân giải trong chế độ xem trước.

Trình quản lý AVD có liên kết với bộ mô phỏng cho các thiết bị Nexus 6 và Nexus 9. AVD cũng hỗ trợ tạo giao diện thiết bị Android tùy chỉnh dựa trên các đặc tính mô phỏng cụ thể và gán các giao diện đó cho cấu hình phần cứng.

Android Studio cài đặt Intel® x86 Hardware Accelerated Execution Manager [HAXM] và tạo bộ mô phỏng mặc định để tạo nhanh ứng dụng mẫu.

Inline debugging

Sử dụng inline debugging để tăng cường code walk-throughs??? trong chế độ xem debugging với xác thực các tham chiếu, biểu thức và các giá trị biến . Thông tin Inline debugging bao gồm:

  • Giá trị biến inline
  • Tham chiếu các đối tượng [các đối tượng này là tham chiếu của một đối tượng đã chọn]
  • Phương thức trả về giá trị
  • Lambda và biểu thức toán tử
  • Các giá trị tooltip

Bộ nhớ và màn hình CPU

Android Studio hỗ trợ một chế độ xem bộ nhớ và màn hình CPU để bạn có thể dễ dàng theo dõi hiệu suất và mức sử dụng bộ nhớ của ứng dụng. Từ đó, có thể theo dõi mức sử dụng CPU, tìm đối tượng deallocated, xác định vị trí lỗi bộ nhớ, theo dõi dung lượng bộ nhớ đang được thiết bị kết nối sử dụng.

Với ứng dụng chạy trên thiết bị hoặc trình mô phỏng, bạn nhấp vào tab Android ở góc dưới bên trái của cửa sổ runtime để khởi động cửa sổ Android runtime. Click tab Memory hoặc CPU.

Truy cập file dữ liệu

Các công cụ SDK của Android, như Systrace, logcat và Traceview, tăng hiệu suất và gỡ lỗi dữ liệu giúp phân tích ứng dụng chi tiết.

Để xem các file dữ liệu khả dụng, click Capture ở góc bên trái trên cửa sổ runtime. Trong danh sách các tệp được tạo, click đúp vào tệp muốn xem dữ liệu. Chuột phải vào bất kỳ tệp .hprof nào để chuyển đổi chúng sang định dạng tệp .hprof tiêu chuẩn.

Trong Android Studio, lint đã được cấu hình và các kiểm tra IDE khác sẽ tự động chạy bất cứ khi nào bạn thực hiện biên dịch chương trình. Ngoài các kiểm tra lint đã cấu hình, kiểm tra mã IntelliJ bổ sung và chạy xác thực chú thích để review dòng code.

Với Android Studio, bạn cũng có thể chạy kiểm tra lint cho một biến build xác định hoặc cho tất cả các biến build. Bạn có thể cấu hình kiểm tra lint bằng cách thêm thuộc tính lintOptions vào cài đặt Android trong tệp build.gradle.

android {

lintOptions {

// set to true to turn off analysis progress reporting by lint

quiet true

// if true, stop the gradle build if errors are found

abortOnError false

// if true, only report errors

ignoreWarnings true

}

Bạn cũng có thể quản lý hồ sơ kiểm tra và cấu hình kiểm tra trong Android Studio. Chọn File > Settings >, mở rộng các tùy chọn Trình Editor và chọn Inspections. Trang Inspection Configuration sẽ xuất hiện cùng với các kiểm tra được hỗ trợ.

Để chạy kiểm tra thủ công trong Android Studio, chọn Analyze > Inspect Code. Hộp thoại Inspections Scope sẽ xuất hiện để bạn có thể xác định cấu hình và phạm vi kiểm tra mong muốn.

Chạy kiểm tra từ dòng lệnh

Bạn cũng có thể chạy kiểm tra lint từ dòng lệnh trong thư mục SDK.

Người đăng: hoy Time: 2020-11-10 09:01:34

Sau khi chúng ta đã biết cách dùng Android Studio để có thể tự tạo project của riêng mình rồi. Công việc tiếp theo là cài đặt thiết bị để có thể kiểm tra ứng dụng khi coding. Có 2 lựa chọn để bạn có thể làm được điều này: Nếu bạn có điện thoại thật thì nên debug ứng dụng trên nó. Còn với bạn nào chưa có điện thoại thật thì cài đặt máy ảo Android là giải pháp duy nhất.

Bạn đang xem: Android virtual device là gì

♠ Nếu chưa xem bài cũ thì xem ngay nhé: cách sử dụng Android Studio

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn chi tiết cả 2 cách tiếp cận trên. Nội dung bài viết gồm có:

Tạo máy ảo bằng trình giả lập mặc định của Android StudioTạo máy ảo Genymotion. Đây là máy ảo Android nhanh, mượt và ít tốn RAMCách chạy ứng dụng trên thiết bị thật qua USB CableKết nối điện thoại với PC qua WIFI để kiểm tra ứng dụng

Chúng ta bắt đầu nhé


Nội dung chính của bài viết

Cài đặt máy ảo Android [Android Virtual Device] toàn tập#2. Cài đặt máy ảo Genymotion#3. Chạy ứng dụng Android trên thiết bị thật qua USB cable#4. Kết nối điện thoại Android qua WIFI ADB

Cài đặt máy ảo Android [Android Virtual Device] toàn tập

#1. Tạo AVD [Android Virtual Device] bằng trình giả lập trong Android Studio

Chúng ta sẽ cùng bắt đầu với AVD để kiểm tra ứng dụng Android. Về cơ bản, AVD Manager là một công cụ mà bạn có thể sử dụng để tạo và quản lý AVD [Thiết bị ảo Android]. AVD hay còn được gọi là Emulator.

Các bạn lưu ý là để chạy được máy ảo thì bạn cần phải cài đặt JDK trước đó nhé.

Dưới đây là các bước để tạo AVD mới trong Android Studio

Đầu tiên, chọn Tools > Android > AVD Manager > Nhấp vào biểu tượng AVD Manager [trình quản lý AVD] trên thanh công cụ. Có một cách khác để mở AVD Manger trực tiếp là bằng biểu tượng AVD trên thanh Công cụ như hình vẽ

Trình quản lý máy ảo Android [Android Virtual Device Manager] sẽ được mở. Sau đó nhấp vào Create Virtual Device [Tạo máy ảo].

Chọn Category [thể loại], kích thước điện thoại và lựa chọn độ phân giải mà bạn muốn. Sau khi nhấp vào nút Next.


Lưu ý quan trọng:Khi Chọn độ phân giải của máy ảo thì bạn cần cân đối chút nhé. Máy áo càng có độ phân giải cao thì càng chiếm RAM nhiều. Nếu máy tính của bạn có RAM thấp thì bạn nên chọn thiết bị có độ phân giải thấp thôi không thì sẽ rất lag.

Ổn rồi đấy! Tiếp theo hãy chọn phiên bản SDK và nhấp vào nút Next. Nếu bạn có nhiều phiên bản SDK khác nhau như Kitkat, Lolipop và Marshmallow … trong SDK của mình thì bạn có thể chọn một trong số chúng. Ở đây mình chỉ có mỗi phiên bản SDK Marshmallow. Vì vậy, mình sẽ làm việc với phiên bản SDK Marshmallow

Sau đó điền tên AVD và chọn nút Finish. Sau này nếu muốn, bạn vẫn có thể tùy chỉnh lại các cấu hình vừa rồi cho máy ảo.

Như vậy là đã xong, máy ảo Android đã được tạo.

Để có thể sử dụng được máy áo thì chúng ta khởi động nó lên thôi

Bạn mở lại trình quản lý AVD và bạn sẽ thấy AVD mới được tạo trong danh sách. Nhấn vào biểu tưởng Start để khởi động máy ảo như hình bên dưới.

Bạn đợi một lát để máy áo khởi động. Đừng sốt ruột nhé

#2. Cài đặt máy ảo Genymotion

Genymotion là một trình giả lập Android được đánh giá là nhanh hơn trình giả lập Android Studio. Trong khi Genymotion chiếm ít RAM hơn, nên máy ảo sẽ mượt mà và nhanh hơn so với trình giả lập mặc định.

Sau khi cài đặt Genymotion xong thì bạn hoàn toàn sử dụng nó như máy ảo mặc định của Android Studio thôi . Bạn có thể trực tiếp sử dụng nó từ Android Studio chỉ với một lần cài đặt với plugin từ chính Genymotion.

Tải và cài đặt máy ảo Genymotion

Đầu tiên, bạn cần tải Genymotion tương ứng với Hệ điều hành bạn đang sử dụng: Tải Genymotion

Kéo xuống dưới màn hình, bạn sẽ tìm thấy 2 tab “Cá nhân” và “Doanh nghiệp”. Để tải xuống miễn phí, bạn phải chọn Tab Cá nhân

Trong phần chọn cá nhân, bạn click vào “get started” rồi nhấp vào “Download Genymotion Package”. Bạn sẽ được yêu cầu đăng nhập. Nếu bạn chưa có tài khoản thì chỉ cần nhấp vào tạo tài khoản và điền vào biểu mẫu

Sẽ có 2 tùy chọn cho gói download: Gói có sẵn Virtual box và gói không có Virtual box. Tùy vào tình hình máy tình hiện tại của bạn mà lựa chọn nhé. Virtual box là trình giả lập bắt buộc để tạo máy ảo. Nếu máy tính của bạn đã cài đặt trước đó rồi thì có thể chọn gói không có Virtual box, còn không thì cứ chọn gói đầy đủ để đảm bảo tính tương thích tốt nhất.

Xem thêm: Như Thế Nào Là Năm Nhuận - Cách Tính Năm Nhuận Đúng Và Chuẩn Nhất

Sau khi đã download xong bộ cài thì việc cài đặt Genymotion trên PC của bạn tương tự như cài bất kỳ phần mềm nào khác

Sau khi cài đặt xong, bạn sẽ sẽ thấy biểu tượng hình tròn của Genymotion trên màn hình. Click đúp vào Genymotion để chạy.

Khi cửa sổ Genymotion được khởi chạy xong thì bạn đăng nhập tài khoản của bạn vào nhé

Bây giờ, bạn hãy bấm vào nút Add để tạo ra máy ảo Android.

Bạn chọn một loại thiết bị mà bạn muốn, nó sẽ tải xuống thiết bị Android tương ứng về cho bạn

Cài đặt plugin để sử dụng trực tiếp Genymotion trong Android Studio

Trong lúc chờ đợi Genymotion tải tài nguyên cần thiết. Bạn vào Android Studio để cài đặt plugin. Click File > Settings > Plugins

Trong ô tìm kiếm, nhập từ khóa Genymotion. Chọn plugin cần cài đặt và nhấn OK

Sau khi cài đặt xong, bạn sẽ có 1 biểu tượng Genymotion trên thanh tác vụ. Bất cứ khi nào bạn muốn chạy máy ảo Genymotion, chỉ cần chọn một cái trong danh sách và nhấp vào Bắt đầu là được.

#3. Chạy ứng dụng Android trên thiết bị thật qua USB cable

Nếu bạn có thiết bị thật thì tốt nhất là chạy kiểm tra ứng dụng trên nó. Vì kiểm tra ứng dụng trên thiết bị thật sẽ cho kết quả tốt hơn trên máy áo, mà tốc độ cũng nhanh hơn rất nhiều. Dù gì sau này, ứng dụng của bạn sẽ phải triển khai trên các thiết bị thật của khách hàng đúng không?

Để cài được APK lên các thiết bị thật thì việc đầu đầu tiên là phải kết nối được thiết bị với PC.Chúng ta có 2 cách để kết nối:– Kết nối với PC qua USB cable– Kết nối với PC qua WIFI [ tham khảo mục #4: Kết nối điện thoại Android qua WIFI ADB]

Phần này mình sẽ hướng dẫn cách kết nối qua USB cable.Đầu tiên bạn mở điện thoại và chuyển đến mục Setting[Cài đặt]. Sau đó, hãy chuyển đến “About phone” [ Giới thiệu về điện thoại]

Nếu Developer Options [Tùy chọn nhà phát triển] không được hiển thị trong thiết bị của bạn. Bạn cần nhấp 7 lần vào Build number để hiện Developer Options như được hiển thị trong hình bên dưới.

Sau đó quay trở lại, bạn sẽ thấy tùy chọn Developer options đã xuất hiện. Bạn vào mục đó và bật USB debugging trong thiết bị của bạn như minh họa bên dưới.

Kết nối thiết bị với PC của bạn thông qua USB cable. Nếu có hộp thoại yêu cầu cấp quyền thì nhấn OK.

Chạy ứng dụng trên thiết bị thật từ Android Studio

Như vậy là việc kết nối đã hoàn thành. Để có thể chạy ứng dụng từ Android Studio, bạn mở thanh menu như bên dưới

Nếu thiết bị thực đã được kết nối thành công với PC của bạn thì nó sẽ hiển thị là Trực tuyến[Online]. Bây giờ click vào điện thoại tương ứng và ứng dụng sẽ được chạy trong thiết bị.


Lưu ý quan trọng:Nếu bạn không thấy điện thoại không xuất hiện trong danh sách. Có thể là bạn chưa cài đặt USB driver cho điện thoại. Để sửa lỗi này thì đơn giản là bạn cần phải tìm đúng driver của điện thoại và cài đặt vào PC thôi. Ví dụ: như của mình thì cài đặt trình điều khiển USB Motorola cho con điện thoại Motorola cổ điển

Phần mềm Wifi ADB cho phép bạn kết nối thiết bị Android với PC qua WiFi để cài đặt, chạy và debug ứng dụng mà không cần USB cable

Phiên bản 2.0 có một cửa sổ hiển thị trạng thái thiết bị của bạn có được kết nối hay không và cho phép kết nối/ngắt kết nối theo cách thủ công [nếu cần].

Android Wifi ADB – bạn có thể download the plugin từ trang JetBrains. Cách khác, bạn có thể cài theo cách thủ công: Preferences/Settings ->Plugins ->Install plugin from disk.

Các bước chạy Android wifi debugging

Mở Android Studio. Đi đến Tools -> Android -> SDK Manager

Một cửa sổ mới được mở ra tên là Default Settings -> tab Plugins ->Click nút Browse repositories

tab Plugins ->Click nút Browse repositories" width="1024" height="549" srcset="//christmasloaded.com/android-virtual-device-la-gi/imager_21_108800_700.jpg 1024w, //christmasloaded.com/wp-content/uploads/2018/08/cai-dat-may-ao-va-debug-ung-dung-tren-thiet-bi-that-25-300x161.png 300w, //christmasloaded.com/wp-content/uploads/2018/08/cai-dat-may-ao-va-debug-ung-dung-tren-thiet-bi-that-25-768x412.png 768w" sizes="[max-width: 1024px] 100vw, 1024px" />

Repositories hiện ra. Bạn tìm từ khóa “wifi” và chọn Android WiFi ADB để cài đặt

Sau khi cài đặt plugin xong thì khởi động lại Android Studio

Trước khi sử dụng Wifi để kết nối với PC thì trước hết vẫn phải cần đến USB cable một lần. Kết nối điện thoại của bạn với PC bằng cáp USB. Sau khi kết nối, nhấp vào tab Android WiFi ADB

Trong cửa sổ này, thiết bị của bạn được liệt kê và hiển thị hai nút [Kết nối và ngắt kết nối]. Nhấp vào nút kết nối


Lưu ý:
Để điện thoại kết nối được với PC thì điều kiện tiên quyết là PC và thiết bị của bạn phải được kết nối với cùng một mạng WiFi.

Sau đó nhấp vào nút kết nối thành công. Từ nay bạn sẽ không cần phải sử dụng đến USB cable nữa. Rất là tiện phải không

Như vậy là mình đã hoàn thành việc cài đặt máy ảo Android cũng như kết nối được thiết bị thật qua cả 2 cách là dùng USB cable và WIFI. Bài viết tiếp theo trong khóa học tự học lập trình Android trong 24 giờ, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách debug ứng dụng bằng Android Studio. Đây là những kiến thức nền tảng để phục vụ các bạn sau này khi bắt tay vào xây dựng ứng dụng Android. Các bạn đón đọc nhé

Xem tiếp các bài trong SeriesPhần trước: Hướng dẫn toàn tập về cách sử dụng Android Studio
Phần kế tiếp: Debug trong Android Studio – Đây là kỹ năng cần phải giỏi

Video liên quan

Chủ Đề