Tại sao kem tươi bị cứng

Whipping Cream bị tách nước là một trong những vấn đề rất nhiều người gặp phải trong quá trình làm bánh. Chắc hẳn có những lúc bạn áp dụng rất đúng công thức nhưng kem vẫn có những vấn đề sai sót. Cách chữa whipping cream bị tách nước cực kỳ đơn giản. Mời bạn cùng Trường Phát bắt tay vào thử ngay để cho ra những món bánh kem hoàn hảo hơn nhé. 

Hiện tượng kem tươi [Whipping cream] bị tách nước

>>> Tham khảo thêm: 3 cách làm kem bánh gato đơn giản tại nhà

Kem bị tách nước là phần kem không mịn, bị chảy và lợn cợn. Đây là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải trong quá trình làm bánh, đặc biệt nếu chưa có nhiều kinh nghiệm bạn sẽ không biết phải xử lý bằng cách nào. Trong quá trình đánh kem, bạn cần hết sức cẩn thận vì ranh giới từ kem được đánh bông mịn màng và kem bị tách nước là rất mong manh.

Việc bỏ đi phần kem bị hỏng không chỉ làm hao tốn nguyên liệu mà còn mất thời gian, công sức. Đặc biệt, cũng vì kem Whipping cream dễ bị tách nước mà rất nhiều người khi mới học làm bánh đều chia sẻ là sợ nhất công đoạn đánh bông kem này.

Cách chữa Whipping Cream bị tách nước vô cùng đơn giản

Nếu nỡ đánh Whipping Cream quá tay khiến kem bị tách nước, đừng lo lắng, hãy cho thêm một ít kem tươi có dạng lỏng vào hỗn hợp. Sau đó bạn tiếp tục đánh kem nhẹ nhàng và đều đặn cho đến khi hỗn hợp kem có độ mịn màng vừa phải thì dừng lại.

>>> Tham khảo thêm: Cách làm 5 loại kem bơ phổ biến nhất hiện nay

Tuy nhiên, cách làm trên chỉ có thể cứu nguy được những phần kem mới chỉ kém mịn, lợn cợn nhưng chưa chuyển vàng. Còn trong trường hợp bạn thấy kem đã tách nước hẳn và có màu vàng thì sao? Trong trường hợp này thì bạn không còn cách nào khác để cứu vãn, cách tốt nhất là phải thay phần kem mới. 

Để tránh kem tươi bị tách nước ngay từ đầu, bạn nên trộn kem đều tay và từ từ cho đến khi kem vừa đạt độ bông mịn thì dừng lại. Ngoài ra, có một mẹo nhỏ cực hay mà bạn có thể áp dụng đó là làm lạnh tô và que trộn trước khi đánh kem. Tốt nhất là bạn nên dùng tô inox để cho hiệu quả làm lạnh hiệu quả nhất. 

Trường Phát cũng mách bạn nên chú ý đến % chất béo của Whipping Cream khi mua về. Loại Whipping Cream có % chất béo càng cao thì càng dễ bông cứng và khó bị tách nước hơn. Bạn cũng có thể cho thêm một chút gelatin, đường bột hoặc bột cũng sẽ giúp Whipping Cream đứng hơn. 

Bảo quản Whipping Cream còn thừa như thế nào?

>>> Tham khảo thêm: Cách bảo quản bánh kem tươi lâu không bị mất vị 

Kem Whipping Cream không dùng hết có thể bảo quản được trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng tủ lạnh của bạn sạch sẽ, không ảnh hưởng bởi vi khuẩn vi trùng từ các loại thực phẩm khác. Đặc biệt, bạn cần lau sạch hộp kem và đậy kín trước khi cho vào tủ lạnh nhé. 

Nhiều người có thói quen cho Whipping Cream vào ngăn đá khi không dùng hết. Đây cũng là một trong những cách bảo quản khá hay. Tuy nhiên cách làm này có một nhược điểm là phần chất béo trong kem sẽ bị đông lại và tách nước. Nếu muốn đánh bông kem trở lại thì cần cho vào âu kim loại rồi đặt lên miệng nồi nước sôi và khuấy đều liên tục tới khi kem lỏng ra thì để lạnh rồi đánh bông như bình thường.

Với những mẹo chữa Whipping Cream bị tách nước đơn giản trên đây, chắc chắn kem tươi của bạn sẽ được đánh bông và mịn màng hơn, chất lượng bánh sẽ hoàn hảo hơn rất nhiều.      

Góp ý, phản hồi cho chúng tôi nhé

Your browser is no longer supported. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

Remind me later

Whipping Cream và Topping Cream là những loại kem phổ biến và cần thiết trong công đoạn làm bánh. Cùng Điện máy XANH tìm hiểu Whipping Cream và Topping Cream cũng như mẹo phân biệt hai loại kem này nhé!

Whipping cream là một loại kem tươi [thực phẩm làm từ sữa tươi] có thành phần được làm từ sữa bò chưa tách bơ, hàm lượng chất béo là 30% - 36% và hoàn toàn không chứa đường.

Công dụng của Whipping Cream

Whipping Cream có độ thơm béo nhẹ, màu trắng ngà và có thể kết hợp với các loại màu thực phẩm dạng bột nên thường được dùng làm:

  • Làm kem trang trí bánh kem, làm milk foam hoặc làm topping cho các món đồ uống đá xay…
  • Là thành phần không thể thiếu để làm các món bánh thơm ngon và hấp dẫn: pudding, cupcake, mousse, kẹo sôcôla tươi, kẹo caramel,...

Ưu và nhược điểm của Whipping cream

- Kem Whipping không chứa đường nên bạn có thể tăng, giảm độ ngọt tùy thích theo khẩu vị.

- Là loại kem chất lượng và phổ biến nhất hiện nay.

- Whipping Cream có độ tan chảy nhanh hơn topping cream do được chiết xuất từ sữa.

- Giá thành khá cao so với các loại kem tươi khác.

Cách làm Whipping Cream bằng sữa

  • Nguyên liệu làm Whipping cream

- Sữa tươi nguyên chất [không đường, chưa tách bơ]: 180ml.

- Bơ nhạt: 110 gram.

- Dụng cụ: Bếp gas, nồi, chén bát, máy đánh trứng, âu,...

Bước 1: Bạn cho nồi lên bếp, lấy bơ và sữa tươi cho vào đun nóng ở lửa vừa. Khi thấy bơ và sữa đã tan chảy và hòa quyện vào nhau thì tắt bếp.

Lưu ý: Không nên đun sữa đến khi sôi vì sữa cò thể sẽ bị biến chất.

Bước 2: Bạn đổ hỗn hợp bơ sữa vào âu, dùng máy đánh trứng đánh ở tốc độ cao đến khi hỗn hợp bông cứng [có vân].

Bước 3: Cho hỗn hợp vừa đánh xong vào tủ lạnh ít nhất 24 giờ, sau đó bạn có thể lấy ra và sử dụng để làm nước sốt hay nấu ăn đều được.

Cách bảo quản Whipping Cream trong 1 tuần

- Để bảo quản Whipping Cream mua sẵn, sau khi sử dụng xong, lau sạch miệng hộp, đậy kín nắp và bọc trong túi nilon và cho vào ngăn mát tủ lạnh sẽ bảo quản được từ 5 - 7 ngày.

- Đối với whipping cream tự làm tại nhà khi không dùng hết, bạn cho vào hộp sạch hoặc lọ sạch rồi đậy kín hoặc sử dụng màng bọc thực phẩm bịt kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản. Trong thời gian bảo quản, thi thoảng lấy hộp whipping ra lắc mạnh vài lần cho kem không bị đông lại ở đáy.

2. Tìm hiểu về Topping Cream

Topping Cream là gì?

Topping cream là loại kem thực vật ít béo không có nguồn gốc từ sữa, thành phần bao gồm các chất được chuyển thể từ sữa [emulsifier] và chất tạo đặc [hydrocolloids]. Trong loại kem này có sẵn một lượng đường nên khi đánh bông bạn không cần phải cho thêm đường.

Công dụng của Topping Cream

Topping cream có độ ngọt nhẹ, màu trắng tinh, có mùi hương liệu chứ không có mùi của sữa. Và loại kem này còn có khả năng nhuộm màu tốt với màu dạng đặc sệt và bột khô.

  • Topping cream được sử dụng nhiều trong các công thức đồ uống lạnh như trà sữa, cà phê, đá xay và làm kem tươi.
  • Bên cạnh đó, còn có một số loại Topping cream có thể thay thế Whipping cream khi làm bánh Mousse.
  • Ngoài ra, sản phẩm còn có thể thay thế thành phần sữa đặc trong các món sinh tố, chế biến các món bánh hoặc thay cho bột béo trong món đá xay.

Ưu và nhược điểm của Topping cream

- Topping cream rất đứng kem, dễ trang trí.

- Topping cream ít bị chảy hơn so với whipping cream nên làm kem và trang trí bánh rất đẹp.

- Giá tương đối thấp và hợp lý.

- Bảo quản được lâu hơn các loại kem khác.

- Topping cream ít béo nên chúng sẽ làm giảm bớt đi độ béo ngậy

- Topping cream có sẵn đường nên bạn không thể tùy chỉnh độ ngọt.

Cách đánh Topping Cream

Bước 1: Bạn rót topping cream vào âu, cho vào ngăn đá tủ lạnh. Đợi topping cream đông 50% thì tiến hành đánh ở tốc độ nhỏ trong 30 giây.

Bước 2: Bạn tăng dần tốc độ đánh lên đến mức cao nhất và luôn giữ que vuông góc với với đáy âu 90 độ, đánh theo một chiều. Tốt nhất bạn nên đánh từ tâm ra ngoài rồi lại di chuyển vào trong tâm.

Bước 3: Tiếp theo, bạn đánh kem từ 3 - 5 phút để kem đông đặc rồi đánh thêm một chút nữa để kem bông cứng, đẹp mắt.

Cách bảo quản Topping Cream đến tận 3 tháng

- Sau khi dùng xong, bạn cần bịt miệng túi cẩn thận rồi cất vào ngăn đá tủ lạnh. Khi dùng bạn rã đông tự nhiên trong ngăn mát tủ lạnh từ 8 - 12h.

- Với cách này, bạn có thể bảo quản được trên 3 tháng [tùy theo nhiệt độ tủ lạnh].

3. Tổng kết so sánh Whipping cream và Topping cream

Bên dưới là bảng tổng hợp so sánh sự khác biệt cơ bản giữa 2 loại kem Whipping cream và Topping cream

Bảng so sánh Whipping cream và Topping cream

Đặc điểmWhipping caream

Topping Cream

Thành phần

- Kem sữa béo được làm từ sữa bò chưa tách bơ.

- Chứa một lượng lớn chất béo.

- Không chứa đường.

- Các chất được chuyển thể từ sữa và chất tạo đặc.

- Chứa ít chất béo.

- Có chứa một lượng đường nhất định.

Công dụng

- Làm kem trang trí mặt bánh kem.

- Thành phần làm các món bánh caramen, mousse, cupcake,...

- Tạo hương vị cho các món kem lạnh.

- Sử dụng nhiều trong công thức đồ uống lạnh như trà sữa, cà phê, đá xay và làm kem tươi.

- Thay thế thành phần sữa đặc trong các món sinh tố.

- Thay cho bột béo trong món đá xay.

Ưu điểm

- Là loại kem chất lượng và phổ biến nhất hiện nay.

- Kem không chứa đường, có thể tăng, giảm độ ngọt tùy thích.

- Topping cream rất đứng kem, dễ trang trí.

- Ít bị chảy hơn so với whipping cream.

- Giá tương đối thấp và hợp lý.

- Bảo quản được lâu hơn các loại kem khác.

Nhược điểm

- Có độ tan chảy nhanh hơn topping cream do được chiết xuất từ sữa.

- Giá thành khá cao so với các loại sữa tươi khác.

- Ít béo nên chúng sẽ làm giảm bớt đi độ béo ngậy

- Có sẵn đường nên bạn không thể tùy chỉnh độ ngọt.

Cách bảo quản

- Whipping Cream mua sẵn: Sau khi sử dụng xong, lau sạch miệng hộp, đậy kín nắp và bọc trong túi nilon và cho vào ngăn mát tủ lạnh sẽ bảo quản được từ 5 – 7 ngày.

- Đối với whipping cream tự làm tại nhà: Bạn cho vào hộp/lọ sạch rồi đậy kín cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản, thi thoảng lấy hộp whipping ra lắc mạnh vài lần.

- Sau khi dùng xong, bạn cần bịt miệng túi cẩn thận rồi cất vào ngăn đá.

- Khi dùng bạn rã đông tự nhiên trong ngăn mát tủ lạnh từ 8 – 12h.

4. Mua Whipping Cream và Topping Cream ở đâu?

Bạn có thể mua Whipping Cream và Topping Cream ở tại các cửa hàng bán nguyên liệu và dụng cụ làm bánh uy tín. Dưới đây là một số cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh mà bạn có thể tham khảo:

Cửa hàng Bakerland

  • Địa chỉ: 27B Nguyễn Thông, Phường 7, Quận 3, TP. HCM
  • Số điện thoại: [84-8] 62 809 966

Cửa hàng Phương Hà

  • Địa Chỉ: 58 Hàm Nghi, Quận 1, TP HCM
  • Điện Thoại: 08 3914 1318 – 08 3824 1423

Cửa hàng Beemart

  • Địa chỉ: Số 102 Võ Thị Sáu, Quận 1, TP HCM và Số 212 Âu Cơ, Quận Tân Bình, TP HCM
  • Điện thoại: 0918032717 – 0918053725

Hệ thống siêu thị Metro

- Địa chỉ:

  • Khu dân cư An Phú, An Khánh, Quận 2, TP HCM
  • Khu dân cư Bình Phú, Quận 6, TP HCM
  • Ngã tư Tân Thới Hiệp, Tân Thới Hiệp, Q. 12, TP. HCM

Máy đánh trứng Philips HR3705/20 300W

Máy đánh trứng AVA HM9103-GS

Máy đánh trứng Mishio MK-215 300W

Máy đánh trứng Bluestone HMB-6338 400W

Máy nhồi bột đánh trứng Unie EM5

Máy đánh trứng Panasonic MK-GB3WRA 175W

Máy đánh trứng cầm tay Bear DDQ-B01K1 125W

Máy nhồi bột đánh trứng Unie EM2

Máy đánh trứng Philips HR3750/00 450W

Máy đánh trứng cầm tay Hafele HH-B400A

Máy nhồi bột đánh trứng Bear DDQ-B03V1

Máy đánh trứng cầm tay Bear DDQ-A01G1 125W

Trên đây là thông tin về Whiping Cream và Topping Cream mà Điện máy XANH chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết.

*Tham khảo hình ảnh và công thức từ: daylambanh.edu.vn và daynauan.vn

Biên tập bởi Phạm Ngọc Ánh • 14/07/2020

Video liên quan

Chủ Đề