Chính sách thống trị của thực dân Anh ở an Độ

Tạo tài khoản với

Khi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạn

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Hãy nêu những nét lớn trong chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?


Sau khi chiếm đóng và cai quản Ấn Độ, thực dân Anh đa có những chính sách thống trị trên nhiều mặt:

- Về kinh tế:

  • Thực dân Anh mở rộng khai thác thuộc địa, vơ vét tài sản của nhân dân.
  • Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh.

- Về chính trị - xã hội:

  • Thực dân Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.
  • Thực dân Anh tiến hành chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp…
  • Tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.

- Về giáo dục:

  • Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.


Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 2: Ấn Độ [P2]

Chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu do tranh giành quyền lực và bị các nước phương Tây xâm lược, đến giữa thế kỷ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ.. Vậy chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là chính sách?

Câu hỏi: Chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là chính sách?

A. Chính phủ Anh trực tiếp cai trị Ấn Độ và bảo vệ quyền lợi kinh tế, chính trị của tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

B. Chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa trên cơ sở tôn giáo

C. Trực tiếp cai trị Ấn Độ, thủ tiêu mọi quyền lợi kinh tế, chính trị của giai cấp phong kiến bản xứ.

D. Chia Ấn Độ thành nhiều quốc gia dựa trên chủng tộc và tôn giáo

Đáp án đúng A.

Chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là chính sách Chính phủ Anh trực tiếp cai trị Ấn Độ và bảo vệ quyền lợi kinh tế, chính trị của tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ, hậu quả của các chính sách cai trị của thực dân Anh lên Ấn Độ là làm cho nền kinh tế giảm sút, kiệt quệ và đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

Lý giải vì sao chọn đáp án A là đúng:

Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa đầu thế kỉ XIX:

– Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu do sự tranh giành quyền lực giữa các chúa, các nước phương Tây chủ yếu Anh – Pháp đua nhau xâm lược.

– Giữa thế kỉ XIX, Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.

Chính sách cai trị của thực dân Anh:

– Về kinh tế:

+ Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn.

+ Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.

– Về chính trị – xã hội:

+ Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ. Ngày 1-1-1877, nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là Nữ hoàng Ấn Độ.

+ Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

+ Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.

– Về văn hóa – giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.

Đến giữa thế kỉ XIX, nước thực dân nào đã đặt được ách thống trị ở Ấn Độ?

Cuộc đấu tranh nào của nhân dân Ấn Độ chống Anh diễn ra từ năm 1857-1859?

Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục đích gì?

Đảng Quốc dân Đại hội là chính đảng của lực lượng xã hội nào?

Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại đã có sự phân hóa như thế nào?

Chính sách thống trị của thực dân Anh không dẫn đến hậu quả gì ở Ấn Độ?

Vì sao năm 1905 nhân dân Ấn Độ lại tiến hành nhiều cuộc biểu tình rầm rộ?

Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Xi-pay là gì?

Thực dân Anh cai trị Ấn Độ dưới hình thức nào?

Video liên quan

Chủ Đề