Chính sách xử lý người ăn mặc gấy phản cảm

Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội giải đáp thắc mắc của ông Vinh như sau:

Nghiêm cấm trang phục hở hang

Khoản 4.3, Điều 3 Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, ban hành kèm theo Quyết định số 47/2004/QĐ-BVHTT ngày 2/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quy định các hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, đối với loại hình nghệ thuật ca, múa, nhạc hiện đại, nghiêm cấm hóa trang tạo ra kiểu đầu tóc kinh dị, sơn, nhuộm tóc lòe loẹt, cạo trọc hoặc để tóc quá dài bù xù; trang phục hở hang, lộ liễu.

Theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2, Điều 10 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 của Chính phủ, người tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang trước công chúng phải tuân theo các quy định sau đây:

- Thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép công diễn và các quy định pháp luật có liên quan.

- Không được yêu cầu hoặc cho phép người biểu diễn sử dụng trang phục hoặc hóa trang không phù hợp với thuần phong mỹ tục dân tộc.

Phạt tiền nếu tự tiện thay đổi trang phục được duyệt

Tại các Điểm b, Điểm c Khoản 1; Khoản 3; Điểm e Khoản 4 và Điểm a Khoản 5 Điều 16 Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa quy định mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động biểu diễn như sau:

Đối với người biểu diễn tự tiện thay đổi trang phục khác với trang phục đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt và cho phép; hoặc mặc trang phục, hoá trang gây phản cảm, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Đối với hành vi người tổ chức chương trình tự tiện thay đổi nội dung chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang sau khi đã được cấp giấy phép; hoặc tổ chức biểu diễn tác phẩm thuộc loại chưa được phép phổ biến thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Biểu diễn, tổ chức biểu diễn có nội dung truyền bá tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục dân tộc; xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự nhân phẩm của cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Biểu diễn, tổ chức biểu diễn tác phẩm có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Tuy nhiên, theo Khoản 2, Điều 6 của Thông tư 09/2010/TT-BVHTTDL ngày 24/8/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định tại Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 thì hành vi “Mặc trang phục, hoá trang gây phản cảm, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam” quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 16 của Nghị định số 75/2010/NĐ-CP áp dụng đối với diễn viên biểu diễn ca nhạc, trình diễn thời trang, không áp dụng đối với diễn viên mặc trang phục để thể hiện tính cách nhân vật trong kịch bản của các chương trình biểu diễn.

Như vậy, việc diễn viên biểu diễn ca nhạc, trình diễn thời trang mặc trang phục, hoá trang gây phản cảm, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam sẽ bị xử phạt mức 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Còn đối với diễn viên mặc trang phục để thể hiện tính cách nhân vật trong kịch bản của các chương trình biểu diễn thì không áp dụng quy định xử phạt này.

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.


a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;

b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;

c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.

Như vậy, hiện tại theo quan điểm của Luật Bạch Long thì ăn mặc không lịch sự / không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam bao hàm việc ăn mặc phản cảm, hở hang.

Mức phạt tiền sẽ tăng lên, từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.

Nghị định này còn quy định, phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định; Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích; Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.

Mức phạt tiền lên tới 5.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi hoặc tham gia hoạt động mê tín dị doan trong lễ hội,…

Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/6/2021.

Trên đây là tổng hợp của Luật Bạch Long . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Bạch Long

Địa chỉ: Số 92 Phố Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0975.866.929

Email: 

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929  để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!