Cho ví dụ về việc không dự trữ hàng hóa năm 2024

Trong Doanh nghiệp luôn có một phần tài sản ngắn hạn được gọi là hàng tồn kho và đôi khi nó có giá trị rất lớn. Vậy tại sao Doanh nghiệp phải dự trữ hàng tồn kho, có phải vì “đầu cơ tích trữ”? Ưu và nhược điểm của việc lưu trữ hàng tồn kho là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Hàng tồn kho là gì? (ưu và nhược điểm của việc lưu trữ hàng tồn kho)

Cho ví dụ về việc không dự trữ hàng hóa năm 2024

Hàng tồn kho là gì?

Hầu hết mọi người khi nhắc đến hàng tồn kho đều có suy nghĩ là những hàng hóa bị lỗi thời, hết hạn sử dụng, sản phẩm bị lỗi…cần phải được thanh lý, xả hàng. Tuy nhiên đây là khái niệm hoàn toàn sai bởi trong kinh tế học, hàng tồn kho là một chủ đề lớn được xét về nhiều khía cạnh khác nhau.

Hàng tồn kho là danh mục những mặt hàng, sản phẩm, nguyên vật liệu được Doanh nghiệp lưu trữ trong kho phục vụ cho mục đích sản xuất hoặc kinh doanh sau cùng. Dựa vào đó có thể thấy hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa quá trình sản xuất và thương mại. Đồng thời, hàng tồn kho cũng được xem như một tài sản ngắn hạn của Doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ lớn và có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của tổ chức. Vậy nên nếu biết cách quản lý hàng tồn kho hiệu quả, Doanh nghiệp sẽ giảm được các khoản phí không cần thiết và tăng lợi nhuận kinh doanh.

Phân loại hàng tồn kho trong Doanh nghiệp (ưu và nhược điểm của lưu trữ hàng tồn kho)

Cho ví dụ về việc không dự trữ hàng hóa năm 2024

Phân loại hàng tồn kho trong Doanh nghiệp

  • Hàng tồn nguồn vật tư: Là những đồ dùng sử dụng trong văn phòng, nhiên liệu, vật tư khác có giá trị sử dụng tương đương. Đây đều là những vật tư cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất.
  • Hàng tồn nguyên liệu thô: Chính là những nguyên liệu thô dùng để bán hoặc giữ lại để phục vụ cho quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, nguyên liệu thô còn được xem là hàng tồn kho khi được gửi đi để gia công hoặc công ty đã mua và đang trong quá trình vận chuyển về địa điểm giao nhận.
  • Hàng tồn bán thành phẩm: Là những sản phẩm đưa vào quá trình sản xuất nhưng chưa hoàn thành hoặc dù đã hoàn thành nhưng chưa được làm thủ tục chứng nhận.
  • Hàng tồn thành phẩm: Là những sản phẩm hoàn chỉnh được lưu trữ trong kho phục vụ cho quá trình thương mại.

Ưu và nhược điểm của lưu trữ hàng tồn kho

Ưu điểm

  • Giảm thiểu các khoản lỗ trong kinh doanh: Doanh nghiệp có thể giảm thiểu hoặc tránh tình trạng thua lỗ thông qua việc lưu trữ hàng tồn kho. Điều này diễn ra trong bối cảnh Doanh nghiệp không có sẵn nguồn cung để đáp ứng cho thị trường tại một thời điểm nào đó.
  • Giảm chi phí đặt hàng: Việc đặt một đơn hàng lớn thay vì nhiều đơn hàng nhỏ lẻ sẽ giúp Doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí đặt hàng. Các chi phí trong quá trình đặt hàng có thể bao gồm phí vận chuyển, đánh máy hay phê duyệt, những chi phí khác liên quan đến hoạt động gửi thư,…
  • Đặt được những mục tiêu đề ra và nâng cao hiệu quả sản xuất: Việc lưu trữ hàng tồn kho, đặc biệt là nguyên liệu thô sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục và đạt hiệu suất cao. Nhiều Doanh nghiệp không dự trữ nguyên liệu trong kho nên thường xuất hiện tình trạng gián đoạn sản xuất.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, việc lưu trữ hàng tồn kho không đúng cách sẽ gây một số ảnh hưởng xấu đến Doanh nghiệp. Chẳng hạn một số Doanh nghiệp lưu trữ hàng hóa mà không có kế hoạch thường gặp tình trạng xả kho, kinh doanh thua lỗ. Các Doanh nghiệp dồn nhiều vốn vào hàng tồn kho sẽ không có đủ chi phí để sản xuất, lâu dần các hoạt động khác cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

E-Procurement: Giải pháp quản trị nguồn cung ứng cho Doanh nghiệp (ưu và nhược điểm của lưu trữ hàng tồn kho)

Cho ví dụ về việc không dự trữ hàng hóa năm 2024

Giải pháp quản trị nguồn cung ứng cho Doanh nghiệp

Trên đây là những ưu và nhược điểm của lưu trữ hàng tồn kho trong Doanh nghiệp. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản về hàng tồn kho sẽ giúp nhà quản trị rất nhiều trong quá trình vận hành sản xuất, kinh doanh.

Tương tự như việc quản trị hàng tồn kho, quản trị mua hàng của Doanh nghiệp là hoạt động không thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Quá trình mua hàng của Doanh nghiệp có thể được xem là quá trình giao tiếp trao đổi nhu cầu nội bộ với nhà cung cấp thông qua bộ phận mua hàng.

Những dữ liệu trong quá trình này phải được đồng bộ để đảm bảo nhà cung cấp có thể đáp ứng đúng nhu cầu của Doanh nghiệp. Đồng thời, quá trình làm việc giữa nhà cung cấp và bộ phận mua hàng cũng phải đảm bảo sự minh bạch, tuân thủ để tránh các hành vi về pháp chế. Đó cũng chính là lý do mà các nhà quản trị cần ứng dụng giải pháp E-Procurement cho Doanh nghiệp.

E-Procurement là giải pháp mua hàng Doanh nghiệp trực tuyến được NextPro phát triển dựa trên quy trình mua hàng tiêu chuẩn. Hệ thống này có thể áp dụng vào quy trình mua hàng cho các Doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Với các tính năng nổi bật bên trong hệ thống, E-Procurement chắc chắn sẽ là công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho nhà quản trị trong quá trình vận hành mua hàng hiệu quả.