Chủ viết tắt SC chỉ dạng thuốc trừ sâu bệnh hại nào

NHÓM THUỐC VÀ KÝ HIỆU ĐỘ ĐỘC THUỐC BVTV

I. CÁC NHÓM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

1. NHÓM CLO HỮU CƠ

Là các dẫn xuất clo của một số hợp chất hữu cơ như diphenyletan, cyclodien, benzen, hexan. Nhóm này bao gồm những hợp chất hữu cơ rất bền vững trong môi trường tự nhiên và thời gian bán phân hủy dài. Đại diện của nhóm này là Aldrin, Dieldrin, DDT, Heptachlo, Lindan, Methoxychlor

2. NHÓM LÂN HỮU CƠ

Đều là các este, là các dẫn xuất hữu cơ của acid photphoric. Nhóm này có thời gian bán phân hủy ngắn hơn so với nhóm clo hữu cơ và được sử dụng rộng rãi hơn. Nhóm này tác động vào thần kinh của côn trùng bằng cách ngăn cản sự tạo thành men Cholinestaza làm cho thần kinh hoạt động kém, làm yếu cơ, gây choáng váng và chết. Nhóm này bao gồm một số hợp chất như parathion, malathion, diclovos, clopyrifos

3. NHÓM CARBAMAT

Là các dẫn xuất hữu cơ của acid cacbamic, gồm những hóa chất ít bền vững hơn trong môi trường tự nhiên, song cũng có độc tính cao đối với người và động vật. Khi sử dụng, chúng tác động trực tiếp vào men Cholinestraza của hệ thần kinh và có cơ chế gây độc giống như nhóm lân hữu cơ. Đại diện cho nhóm này như carbofuran, carbaryl, carbosulfan, isoprocarb, methomyl,…

4. NHÓM PYRETHROID[ cúc tổng hợp]

Là những thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên, là hỗn hợp của các este khác nhau với cấu trúc phức tạp được tách ra từ hoa của những giống cúc nào đó. Đại diện của nhóm này gồm cypermethrin, permethrin, fenvalarate, deltamethrin,…Ngoài ra, còn có một số nhóm khác như: các chất trừ sâu vô cơ [nhóm asen], nhóm thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, virus [thuốc trừ nấm, trừ vi khuẩn…], nhóm các hợp chất vô cơ [hợp chất của đồng, thủy ngân, …]Hiện nay, Nhóm Clo hữu cơ đã bị cấm sử dụng, nhóm Pyrethroid vẫn đang được sử dụng nhưng độc tính thấp, ít có khả năng gây nhiễm độc cho người sử dụng. Còn lại 2 nhóm: lân hữu cơ và Carbamat đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, độc tính cao và là nguyên nhân chính của phần lớn các vụ ngộ độc do ăn rau quả nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở nước ta.

II. CÁC DẠNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

1. THUỐC HẠT:

-Ký hiệu: G hoặc GR [viết tắt của từ Granule].

Ví dụ: Map Passion 10GR

-Thuốc hạt được rải trực tiếp vào đất, không hòa với nước. Để lượng thuốc được rải đều trên ruộng, nên trộn thuốc với phân bón hoặc cát để rải.

-Riêng đối với Map Passion 10GR, có thể trộn thuốc với giống hoặc phân bón để rải đều trên ruộng, đồng thời giúp bảo vệ hạt giống khỏi sự phá hại của ốc bươu vàng.

2. THUỐC BỘT RẮC:

-Ký hiệu: D [viết tắt của từ Dust]

-Thuốc bột rắc được dùng để rải lên mặt đất hoặc trộn với hạt giống.

3. THUỐC DẠNG HẠT HOẶC BỘT, KHI DÙNG PHẢI HÒA VỚI NƯỚC:

3.1/ THUỐC HẠT PHÂN TÁN TRONG NƯỚC:

-Ký hiệu: WDG [WaterDispersible  Granule], DG [Dispersible Granule], WG [Wettable Granule].

Ví dụ: Ekill 37WDG, Map Winner 5WG

-Thuốc được hòa với nước để phun lên cây.

3.2/ THUỐC BỘT HÒA NƯỚC:

-Ký hiệu: WP [Wettable Powder], DF [Dry Flowable]

Ví dụ: Topgun 700WP, Map Judo 25WP, Map Famy 700WP

-Khi hòa với nước, hạt thuốc mịn sẽ lơ lửng trong nước tạo thành dạng huyền phù.

3.3/ THUỐC BỘT TAN TRONG NƯỚC:

-Ký hiệu: SP [Soluble Powder], WSP [Water Soluble Powder]

Ví dụ: Mace 75SP

-Khi hòa với nước, thuốc tan hoàn toàn trong nước.

Lưu ý: Đối với các dạng thuốc hạt và thuốc bột, khi pha thuốc vào nước cần phải khuấy kỹ để đảm bảo thuốc tan hết và phân tán đều mới bảo đảm hiệu quả khi phun thuốc.

4.CÁC DẠNG THUỐC NƯỚC

4.1/ THUỐC DẠNG NHŨ DẦU:

-Ký hiệu: EC [Emulsifiable Concentrate], ME [Micro-Emulsion], EW[Water-based emulsion], OD [Oil Dispersion], OS [Oil Soluble], SE[Suspo-Emulsion].

Ví dụ: Map Super 300EC, Map Go 20ME, Topgun 350OD

-Khi hòa thuốc vào nước, dung dịch nước thuốc có màu trắng như sữa [nhũ dầu].

4.2/ THUỐC DẠNG DUNG DỊCH

-Ký hiệu: SL [Soluble Liquid], L [Liquid], AS [Aqueous Solution]

Ví dụ:  Map Go 39.6SL, Dzo Super 10SL, Map Green 6AS

-Khi hòa thuốc vào nước, dung dịch nước thuốc là một chất lỏng đồng nhất và trong suốt.

4.3/ THUỐC DẠNG HUYỀN PHÙ [CÒN GỌI LÀ THUỐC SỮA]

-Ký hiệu: FL [Flowable Liquid], FC [Flowable Concentrate], SC[Suspensive Concentrate],

F [Flowable], FS [Flowable Concentrate]

Ví  dụ: Alpha 10SC

-Trước khi sử dụng phải lắc đều chai thuốc.

III. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THUỐC

Khi cần phải phối hợp nhiều loại thuốc có dạng khác nhau, cần chú ý nguyên tắc:

-Thuốc bột trước, thuốc nước sau

-Thuốc dung dịch trước, thuốc nhũ dầu sau.

IV. QUY ĐỊNH ĐỘ ĐỘC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Việt Nam hiện áp dụng nguyên tắc phân loại của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. 

LD50 [trên chuột] cấp tính của thành phẩm [mg/kg].

Băng màu: Theo quy định nhãn thuốc phải có băng màu tương ứng với độc của thuốc.

[1] Nhóm Ia, Ib: Băng màu đỏ [code PMS red 199C]

[2] Nhóm II: Băng màu vàng [code PMS yellow C]

[3] Nhóm III: Băng màu xanh da trời [code PMS blue 293 C]

[4] Nhóm IV: Băng màu xanh lá cây [code PMS green 347 C]

Các hình tượng biểu thị độ độc trên nhãn thuốc BVTV [theo quy định của Việt Nam]

Thuốc bảo vệ thực vật là gì? Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học được dùng trong nông nghiệp để phòng chống các đối tượng gây hại cho cây trồng và nông sản trên đồng ruộng, vườn tược và kho tàng được gọi chung là thuốc bảo vệ thực vật.

1.2. Phân loại thuốc Bảo vệ thực vật [BVTV]

Thuốc bảo vệ thực vật có rất nhiều loại khác nhau [khoảng trên 10.000 hợp chất độc] và có nhiều cách phân loại khác nhau.

- Thuốc trừ sâu

- Thuốc trừ bệnh

- Thuốc trừ vi khuẩn

- Thuốc trừ tuyến trùng

- Thuốc trừ nhện

- Thuốc trừ ốc sên

- Thuốc trừ chuột

- Thuốc trừ cỏ dại…

- Thuốc vị độc: Gây độc qua đường tiêu hóa

- Thuốc tiếp xúc: Gây độc qua da, qua vỏ cơ thể

- Thuốc xông hơi: Gây độc qua đường hô hấp…

* Phân loại theo nguồn gốc và thành phần hóa học có:

- Thuốc hóa học vô cơ

- Thuốc hóa học tổng hợp hữu cơ

- Thuốc thảo mộc…

1.3. Các dạng thuốc bảo vệ thực vật

- Thuốc dạng sữa: EC, ND

- Thuốc dạng bột thấm nước: WP, BTN, BHN

- Thuốc bột: D

- Thuốc dạng hạt: G, H

- Thuốc dạng dung dịch: SL, DD

- Thuốc dạng bột tan trong nước: SP

- Thuốc dạng dung dịch huyền phù: SC

- Thuốc phun lượng cực nhỏ: ULV

1.4. Quy định độ độc của thuốc bảo vệ thực vật

Việt Nam hiện áp dụng nguyên tắc phân loại của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. 

LD50 [trên chuột] cấp tính của thành phẩm [mg/kg].

Băng màu: Theo quy định nhãn thuốc phải có băng màu tương ứng với độc của thuốc.

[1] Nhóm Ia, Ib: Băng màu đỏ [code PMS red 199C]

[2] Nhóm II: Băng màu vàng [code PMS yellow C]

[3] Nhóm III: Băng màu xanh da trời [code PMS blue 293 C]

[4] Nhóm IV: Băng màu xanh lá cây [code PMS green 347 C]

Các hình tượng biểu thị độ độc trên nhãn thuốc BVTV [theo quy định của Việt Nam]

1.5. Một số ký hiệu trên bao bì, nhãn mác của thuốc bảo vệ thực vật

Ký hiệu đeo găng tay khi sử dụng thuốc

Đeo mặt nạ hoặc kính khi sử dụng thuốc - Đeo khẩu trang khi sử dụng thuốc

Mặc quần áo dài tay khi sử dụng thuốc - Đeo ủng khi sử dụng thuốc

Rửa tay sạch Thuốc độc với cá Thuốc độc với gia súc

1.6. Cách đọc tên thuốc bảo vệ thực vật

- Trên bao bì thuốc bảo vệ thực vật có ghi tất cả các thông tin của thuốc như: tên thương mại, dạng thuốc, tên hoạt chất, độ độc, đối tượng phòng trừ của thuốc và hướng dẫn sử dụng.

Ví dụ: Thuốc Pegasus 500 SC

- Pegasus: là tên thương mại của thuốc

- 500 là hàm lượng hoạt chất

- SC: là dạng thuốc dung dịch huyền phù

- Hoạt chất: là Diafenthioron

Mẫu thuốc Pegassus

- Công dụng: đặc trị sâu, nhện có tính kháng thuốc, sâu tơ, sâu xanh, bọ phấn, nhện đỏ… cho các loại cây rau màu, dưa, cà chua, bông vải và cây cảnh…

- Thời gian cách ly: 3 ngày

- Công ty sản xuất: Syngenta

- Độ độc: Biểu thị bằng băng màu xanh lá cuối bao thuốc là độc thuộc nhóm thấp nhất [cẩn thận]

1.7. Quy tắc đảm bảo an toàn khi dùng thuốc bảo vệ thực vật

- Thuốc bảo vệ thực vật là những chất độc có khả năng gây độc cho người, gia súc, sinh vật có ích và môi trường sống nếu không thực hiện những quy tắc đảm bảo an toàn trong suốt quá trình bảo quản, sử dụng và vận chuyển…

- Nơi bảo quản thuốc phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, xa dân cư, trường học và nguồn nước, đặc biệt phải xa tầm với của trẻ em.

- Trong kho thuốc phải được xếp ngăn nắp theo từng loại đảm bảo an toàn, dễ lấy, dễ kiểm tra. Các thùng thuốc không được xếp cao, không được để trực tiếp dưới sàn đất.

- Trong trường hợp đổ vỡ hoặc làm rò rỉ thuốc phải tìm cách bịt kín lỗ rò, lấy mùn cưa hoặc cát thấm và quét sạch thuốc trên sàn rồi cho vào các hộp để tiêu hủy đúng theo quy định và an toàn cho môi trường.

- Trước khi dùng thuốc: Không chọn người đi phun thuốc mắc bệnh thần kinh, mới ốm dậy, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, đang trong kỳ kinh nguyệt và trẻ em dưới 16 tuổi. Kiểm tra phòng hộ đầy đủ, bình phun, dụng cụ pha chế thuốc, khi đảm bảo an toàn mới triển khai công việc.

- Trong khi phun thuốc: Tránh thuốc bắn vào người, quần áo [không phun thuốc ngược chiều gió, không đùa nghịch, cấm hút thuốc ăn uống…]. Khi hỏng hóc phải đặt bình xuống đất sửa chữa cẩn thận mới được tiếp tục công việc. Đong pha thuốc đúng chỉ dẫn, cấm ước lượng đại khái qua loa.

- Sau khi phun thuốc: Phải rửa sạch dụng cụ, bình phun bằng nước sạch. Thuốc thừa và nước rửa bình, dụng cụ phải cho vào hố nơi an toàn. Cấm không được rửa bình xuống ao, hồ gần nguồn nước uống

Quần áo phải được giặt sạch bằng xà phòng. Phải tắm rửa người sạch sẽ, sau đó có thể ăn những thứ giải độc: như nước chè, nước hoa quả tươi. Người tiếp xúc với thuốc phải được khám sức khỏe định kỳ. Nơi phun thuốc phải đảm bảo đủ thời gian cách ly mới thu hoạch.

1.8. Triệu chứng nhiễm độc thuốc BVTV và hướng dẫn cách sơ cứu

- Người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật thường có biểu hiện nhức đầu, chóng mặt buồn nôn, ngạt thở run rẩy… tùy theo loại thuốc bị nhiễm độc. Về nguyên tắc cần phải đưa ngay người bị nạn đến bệnh viện để cứu chữa. Trường hợp nơi bị nạn xa cơ sở y tế, nạn nhân cần được sơ cứu ngay.

- Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc đến nơi yên tĩnh, thoáng khí, thay quần áo có dính thuốc. Nơi dính thuốc phải được rửa bằng xà phòng rồi dùng khăn thấm khô.

- Thuốc bắn vào mắt phải rửa bằng nước sạch nhiều lần hoặc rửa trong chậu nước sạch 20 phút. Tuyệt đối không nhỏ thuốc đau mắt hoặc thủ thuật trung hòa hóa học.

- Nạn nhân ăn phải thuốc phải tìm mọi cách nôn mửa [pha 3 thìa muối ăn vào nước ấm cho nạn nhân uống, sau đó kích thích họng cho nôn hết]. Trường hợp nạn nhân bị độc bởi thuốc Asen hoặc thủy ngân phải cho nôn bằng lòng trắng trứng gà hoặc cho uống sữa bò chứ không gây nôn bằng nước muối.

- Sau nôn cho nạn nhân uống 0,5 lít nước ấm + 30 gam than hoạt tính + 30 gam Natri sunfat hoặc rửa dạ dày bằng nước ấm có 2% than hoạt tính.

- Nạn nhân bị ngạt thở phải được hô hấp nhân tạo, không được uống bất cứ dịch lỏng nào.

- Giữ ấm cho nạn nhân: có thể cho uống nước chè đặc hoặc cà phê, ăn cháo loãng, uống Vitamin C, B1 và nước hoa quả. Không cho uống sữa và các chất kích thích khác [trừ ngộ độc Asen và thủy ngân].

- Khiêng nạn nhân đến bệnh viện cần đặt nằm nghiêng về bên phải, đem theo cả thuốc gây độc và trình bày những việc đã sơ cứu cho bác sĩ.

2. Nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

- Khi sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản đó là nguyên tắc 4 đúng:

* Đúng thuốc: Mỗi loại thuốc chỉ trừ được một số dịch hại nhất định, nhất là thuốc có tính chọn lọc. Yêu cầu chọn phải đúng đối tượng phòng trừ, trong đó ưu tiên thuốc trừ đặc hiệu và các thuốc có tác dụng tương tự.

* Đúng lúc: Đó là lúc dịch hại dễ mẫm cảm và dễ chết nhất [tuổi sâu nhỏ 1 - 2, sâu lột xác, trứng nở hoặc bệnh mới xuất hiện, cỏ mới mọc…]. Khi cây và thiên địch an toàn nhất và đúng vào thời điểm trong ngày tốt nhất: trời quang khô ráo, lặng gió, tránh lúc nắng to… Với thuốc nội hấp nên phun vào buổi sáng sớm vì cây hấp thụ dễ hơn.

* Đúng liều lượng, nồng độ: Mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật đều có quy định sử dụng nồng độ và liều lượng trừ dịch hại đạt hiệu quả, an toàn đối với người và cây trồng. Liều lượng này tính bằng gam, kg hoạt chất a.i hay thuốc thương phẩm cho một đơn vị diện tích hoặc thể tích nhất định. Yêu cầu người sử dụng phải cân đong chính xác, tránh tùy tiện, ước lượng gây lãng phí tiền bạc và những hậu quả đáng tiếc cho vật nuôi, cây trồng và môi trường.

* Đúng cách: Mỗi loại thuốc thương phẩm có kỹ thuật sử dụng riêng nhất thiết phải tuân thủ.

- Với loại thuốc bột: Yêu cầu phải phun hoặc rắc đều trên diện tích quy định. Trường hợp thuốc bột ít, có thể trộn thêm đất bột hoặc cát khô để rắc cho đều.

- Với loại thuốc phun dạng lỏng: Yêu cầu cân đong pha chế cẩn thận [thuốc và nước thường tính cho bình phun], đổ ít nước vào bình rồi đổ nước khuấy đều cho tan sau đó đổ hết lượng nước quy định. Khi phun cần phun kỹ, đều, tập trung vào nơi có dịch hại.

Công thức tính lượng thuốc thương phẩm cần pha theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất:

- Lấy ống đong, đong lượng nước cần phavào thùng pha thuốc [hoặc bình thuốc] dùng que khắc dấu mức nước.

- Cách pha: Đổ 1 lít nước vào thùng hoặc bình pha thuốc. Đổ thuốc vào khuấy cho tan. Sau đó đổ hết lượng nước quy định vào.

- Nếu pha thuốc vào các xô chậu, thùng dùng cho nhiều người phun cùng một lúc cũng phải thuân thủ theo các mức như trên. Xác định lượng thuốc cần pha, đánh dấu thể tích nước trong dụng cụ pha và cách pha tuần tự như trên.

Nguồn: Giáo trình nghề tạo dáng và chăm sóc cây cảnh - Bộ NN&PT NT

Video liên quan

Chủ Đề