Chuẩn mực sử dụng từ ngữ văn 7 tuthienbao năm 2024

TÓM TẮT LUẬN NGỮ CỦA KHỔNG TỬ

1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Luận ngữ của Khổng tử ra đời từ thời Xuân thu Chiến Quốc, các giã

sử Trung Hoa chia thời Đông Chu thành hai thời kỳ là thời Xuân thu (722-

497), Thời Chiến Quốc (479-221) trước Tây lịch, nhưng đã có người chia

lại thời Xuân thu (770-403), thời Chiến Quốc (403-221).

Thời đó Trung Quốc chia nhỏ đến trên một trăm ngàn chư hầu, tới

đầu Đông Chu chỉ còn trên một trăm nước, nhiều nước nhỏ bị nước lớn

thôn tính, thời Xuân Thu chỉ còn 14 nước là đáng kể: Tấn, Tần, Tề Ngô,

Việt, Sở, Lỗ, Vệ, Yên, Tào, Tống, Trần, Thái, Trịnh. Sau đó là ngũ bá: Tề,

Tần, Tấn, Tống, Sở.

Khổng Tử thấy cảnh tranh giành ngôi báu, chiến tranh chém giết

lẫn nhau, ông cũng khen một vài ông vua là tạm được, còn thì là một

phường dâm loạn. tuy nhiên thời Xuân thu cũng có một số chính trị gia như

Quản Trọng, An Anh ở Tề…

Về kinh tế và xã hội, thời Xuân thu người Trung Hoa đã biết nấu sắt

và có thể có lưỡi cày bằng sất, họ đã biết trồng trọt và làm thủy lợi đã có

một số thương nhân làm giàu.

Về văn hóa, ngoài những thể chế lễ nghi, tế tự thời Xuân thu đã cải

thiện chữ viết, dùng thẻ tre tiện hơn mai rùa và xương thú để ghi những

điều muốn nhớ. Sau đó biết dùng cây nhọn nhúng vào sơn viết lên thẻ tre

hoặc lụa nhanh hơn khắc nhiều. Nhờ vậy nhà vua và chư hầu nào cũng có

sử quan chép sử của triều đình và tương truyền trước Khổng tử đã có

những kinh, thư, lễ, nhạc, dịch.

Các học giả ngày nay cho rằng các sách thời Xuân thu mà Khổng

được đọc chỉ có ít bộ sử của một số nước (nhất là Lỗ có thể Chu nữa), kinh

thi, mươi thiên trong kinh thi, một số thiên trong kinh lễ (không biết những