Chức năng thẩm mĩ của văn học là gì

Chức năng của văn học là gì?

I. Chức năng:

Có rất nhiều tiêu chí phân biệt sự khác nhau giữa văn học và các môn khoa học khác. Nhưng có lẽ M. Gorki đã từng nói rất đứng đặc thù của bộ môn: “Văn học là nhân học”. Văn học là khoa học, khám phá thế giới tâm hồn, tính cách con người, văn học có chức năng riêng, biểu hiện trên ba mặt chính : nhận thức – giáo dục – thấm mỹ.

1. Chức năng nhận thức:

Văn học có chức năng khám phá những quy luật khách quan của đời sống xã hội và đời sống tâm hồn của con người. Nó có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người muốn hiểu biết về thế giới xung quanh và chính bản thân mình. Không phải ngẫu nhiên đã có người cho rằng: “Văn học là cuốn sách giáo khoa của đời sống”. Chính cuốn sách ấy đã thể hiện một cách tinh tế và sắc sảo từng đổi thay, từng bước vận động của xã hội. Nó tựa như “chiếc chìa khoá vàng mở ra muôn cánh cửa bí ẩn, đưa con người tới ngưỡng cửa mới của sự hiểu biết thế giới xung quanh”

2. Chức năng giáo dục:

Nghệ thuật là hình thái đặc trưng, hình thành từ những tìm tòi, khám phá của người nghệ sĩ về hiện thực đời sống. Nghệ thuật mang đến cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về xã hội, thể hiện những quan điểm của người nghệ sĩ, từ đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm, cảm xúc của người tiếp nhận.

Chính vì vậy, nghệ thuật luôn ẩn chứa sử mệnh cao cả và thiêng liêng, góp phần làm đẹp cho cuộc đời. Tố Hữu đã từng phát biểu: “Nghệ thuật là câu trả lời đầy thẩm mĩ cho con người; thay đổi, cải thiện thế giới tinh thần của con người, nâng con người lên”. Còn Nguyên Ngọc thì khẳng định: “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”

3. Chức năng thẩm mĩ:

Văn học đem đến cho con người những cảm nhận chân thực, sâu sắc và tinh tế nhất. Nghệ thuật sáng tạo trên nguyên tắc cái đẹp, vì thế không thể thoát khỏi quy luật của cái đẹp.

Văn học luôn khai thác cái đẹp ở nhiều góc độ: thiên nhiên, đất nước, con người, con người, dân tộc. Giá trị thẩm mi của tác phẩm ẩn chứa cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Nó đem đến cho người đọc cảm nhận, rung cảm về những nét đẹp giản dị, gần gũi ở cả cuộc đời thường lẫn những nét đẹp tượng trưng, mới lạ. Cách thức xây dựng ngôn từ của mỗi nhà văn, nhà thơ cũng đem lại nét đẹp cho tác phẩm. Ta vẫn yêu biết bao cái sắc Huế trong những vần thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vười ai mướt quá xanh như ngọc
Lả trúc che ngang mặt chữ điền”.

[Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mạc Tử]

Câu thơ mở đầu hầu hết là thanh bằng, gợi âm điệu ngọt ngào của giọng người xứ Huế. Phải chăng đó là lời thăm hỏi, lời mời trách dịu dàng, tha thiết của người xưa đang vang trong trí tưởng tượng của thi nhân? Hay đây là lời thi nhân đang tự nhủ, tự nói với chính mình trong giây phút nhớ thương về quá khứ, về miền đất đẹp đẽ bình yên có người xưa? Chẳng biết. Chỉ biết rằng sau lời mời trách ấy, tâm hồn đau thương và cô đơn của thi sĩ hồi sinh, thi sĩ đã sống trong một trời cảm xúc với bao nhiêu kỉ niệm về thôn Vĩ.

Cảnh đất trời xứ Huế đã hiện ra thật đẹp, rất thơ, rất thực, tràn đầy sức sống với khu vườn xanh mát đang tắm mình trong khoảnh khắc của hừng đông. Ánh nắng ban mai tinh khôi, trong trẻo như đang tỏa hương chan hòa khắp thôn Vĩ. Cảnh vật gần gũi, giản dị, mộc mạc đơn sơ như chính gương mặt người xứ Huế “lá trúc che ngang mặt chữ điền”.

Vẻ đẹp của con người và thiên nhiên với bao đường nét kỳ thú như vậy đã trơ thành một đặc trưng cho những cảm hửng của thơ ca lãng mạn đầu thế kỷ XX.

II. Mối quan hệ giữa các chức năng văn học:

Bên cạnh việc chuyển tải nội dung thẩm mĩ, tác phẩm nghệ thuật còn tác động đến nhận thức của con người, đánh thức những tình cảm, cảm xúc, bản năng của con người, khơi dậy sức sống và niềm tin yêu, hi vọng vào thế giới ấy.

Một tác phẩm dù lớn hay nhỏ đều ẩn chứa những giá trị nhận thức riêng biệt. Một Xuân Diệu nồng nàn, tươi trẻ với những bước chân vội vàng, cuống quýt, vồ vập trong tình yêu; một Huy Cận mang mang thiên cổ sầu; một Hàn Mặc Tử yêu đời, yêu cuộc sống đến tha thiết nhưng đành “bó tay nhìn thể phách và linh hồn tan rã”… Những nhà thơ Mới mỗi người một vẻ, một sắc thái nhưng đã hòa cùng dòng chảy của văn học, mang đến những cảm nhận mới lạ, tinh tể, tác động mạnh mẽ tới tri giác, đánh thức những bản năng khát yêu, khát sống trong mỗi con người.

Còn dòng văn học hiện thực lại tác động vào con người theo những hình tượng nhân vật. Một chị Dậu giàu đức hi sinh đã kiên cường đấu tranh với kẻ thống trị để bảo vệ gia đình; một Chí Phèo bước ra từ những trang văn lạnh lùng nhưng ẩn chứa nhiều đớn đau của Nam Cao; một Xuân Tóc Đỏ với bộ mặt “chó đểu” của xã hội… Tất cả đã tác động lên người đọc nhận thức đầy đủ, phong phú về xã hội. Từ đó khơi dậy ý thức đấu tranh giai cấp để giành lại quyền sống, ý thức cải tạo xã hội và y thức về giá trị con người.

Trên hành trình kiếm tìm, vươn tới nghệ thuật, mỗi người nghệ sĩ lại tìm cho mình một định nghĩa, một chuẩn mực để đánh giá văn chương, nghệ thuật. Có người cho rằng giá trị cao nhất của văn chương là vì con người. Có người lại quý văn chương ở sự đồng điệu tri âm: “Thơ ca giúp ta đi từ chân trời một người đến với chân trời triệu người”. Còn có người lại coi văn chương nghệ thuật là “một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú thêm” [Thạch Lam]. Nguyên Ngọc cũng từng khẳng định: “nghệ thuật là phương thức tồn tại của con người”…

Tất cả những quan điểm các nhà nghệ sĩ đã giúp cho chúng ta nhận ra văn học là một yêu cầu thiết yếu, một nhu cầu không thể thiếu của con người. Ta tự hỏi con người sẽ sống như thế nào nếu mai kia chẳng còn văn chương? Có lẽ tâm hồn con người sẽ khô cằn, chai sạn lắm bởi văn chương cho ta được là CON NGƯỜI với hai chữ viết hoa, với đầy đủ những ý nghĩa cao đẹp.

“Văn chương giữ cho con người mãi mãi là con người, không sa xuống thành con vật”. Văn chương nâng con người lớn dậy, thanh lọc tâm hồn con người. Bởi vậy, hành trình đến với văn chương là hành trình kiếm tìm, vươn tới. “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”. Xét đến cùng, hành trình của một tác phẩm văn chương là hướng con người đến con đường CHÂN – THIỆN – MĨ.

Một tác phẩm văn chương đích thực bao giờ cũng là sự hòa quyện của chức năng. Chức năng thẩm mỹ là đặc trưng của nghệ thuật. Chức năng giáo dục là nhiệm vụ của nghệ thuật. Chức năng nhận thức là bản chất của văn chương. ‘

Ba chức năng của văn chương có quan hệ khăng khít và xuyên thấu vào nhau để cùng tác động vào con ngươi. Chức năng này đồng thời biểu hiện chức năng kia và ngược lại.

Thẩm mỹ trong văn học là gì - Sự Khác BiệT GiữA

Thẩm mỹ là gì

Thẩm mỹ là một phong trào nghệ thuật hỗ trợ sự nhấn mạnh của các giá trị thẩm mỹ hơn các chủ đề khác cho văn học, mỹ thuật, âm nhạc và nghệ thuật khác. Nói cách khác, phong trào này dựa trên nguyên tắc theo đuổi vẻ đẹp và nâng cao vị giác là mục đích chính của nghệ thuật. Nền tảng của phong trào thẩm mỹ được coi là được xây dựng trong 18thứ thế kỷ của Immanuel Kant. Đây là một phong trào chống Victoria có nguồn gốc hậu lãng mạn.


Chủ nghĩa thẩm mỹ này đã sử dụng khái niệm nghệ thuật cho nghệ thuật sake sake. Khái niệm ban đầu là liêuart rót lêuart Được gán cho tiểu thuyết gia người Pháp Théophile Gautier. Điều này bác bỏ quan niệm rằng nghệ thuật có một giá trị đạo đức hoặc đạo đức và một mục đích giáo huấn. Những người theo phong trào này tin rằng nghệ thuật chỉ nên đẹp.

Trong văn học Anh, phong trào thẩm mỹ đã đạt được đà vào cuối năm 19thứ thế kỷ. Mặc dù phong trào Pre-Raphaelite được thực hiện như một phong trào riêng biệt từ phong trào thẩm mỹ, tính thẩm mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi người tiền nhiệm của nó.

Các nhà văn thẩm mỹ đã cho tự do kiềm chế trí tưởng tượng và tưởng tượng của họ. Mục đích chính của họ trong các tác phẩm văn học của họ là theo đuổi cái đẹp. Vì những người theo phong trào đã không tin vào mục đích giáo huấn của văn học, họ không chấp nhận quan điểm của John Ruskin, George MacDonald và Matthew Arnold, người tin rằng văn học nên truyền tải thông điệp đạo đức. Tự do khỏi các chức năng xã hội và đạo đức, theo đuổi cái đẹp và sự nhấn mạnh của bản thân cá nhân trong sự phán xét của hương vị có thể được gọi là đặc trưng của phong trào này. Các tác phẩm văn học của phong trào này được đặc trưng bởi việc sử dụng rất nhiều biểu tượng, sự gợi cảm, gợi ý hơn là tuyên bố và hiệu ứng tổng hợp [sự tương ứng giữa các từ, màu sắc và âm nhạc]. Cuốn tiểu thuyết của Oscar Wild Wild, Hình ảnh của Dorian Gray, là một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về chủ nghĩa thẩm mỹ trong 19thứvăn học trung tâm.



Oscar Wilde

Oscar Wilde [1854-1900], Algernon Charles Swinburne [1837-1909], John Addington Symonds [1840-1893], Vernon Lee [1856-1935], Arthur Symons [1865-1945], Ernest Dowson [1867-1900], Aubrey Beardsley [1872-1898] là một số nhà văn thuộc phong trào thẩm mỹ. Hầu hết các nhà văn này theo nghệ thuật khái niệm vì nghệ thuật không chỉ cho tác phẩm của họ mà còn cho cuộc sống cá nhân của họ; họ sống cuộc sống xa hoa và cống hiến cho sự tôn sùng vẻ đẹp và nghệ thuật. Họ tin rằng cuộc sống nên sao chép nghệ thuật.

Thời kỳ sau của phong trào thẩm mỹ gắn liền với sự xuất hiện của phong trào suy đồi hoặc suy đồi và biểu tượng ban đầu.

Tóm lược

  • Chủ nghĩa thẩm mỹ là một phong trào chống Victoria diễn ra vào năm 19thứthế kỷ.
  • Nó dựa trên nền tảng rằng theo đuổi vẻ đẹp và độ cao của hương vị là mục đích chính của nghệ thuật.
  • Nó bác bỏ quan niệm rằng nghệ thuật nên có mục đích đạo đức hay xã hội.
  • Nó cũng liên quan đến sự suy đồi và biểu tượng sớm.
  • Sử dụng nhiều các biểu tượng, gợi cảm, gợi ý hơn là tuyên bố và hiệu ứng tổng hợp là một số đặc điểm của thẩm mỹ.

Hình ảnh lịch sự:


Oscar Oscar Wilde Sarony Leo By Napoleon Sarony - Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan [Tên miền công cộng] thông qua

Video liên quan

Chủ Đề