Chức năng tiểu não là gì

Hội chứng tiểu não

Giải phẫu chức năng 

Tiểu não được chia làm ba phần: 

Tiểu não nguyên thủy [archicérébellum] 

Tiểu não nguyên thủy còn gọi là thuỳ nhung là phần cổ nhất bao gồm thùy nhộng và hai nhung não bên, nó liên hệ với bộ máy tiền đình tham gia điều hoà thăng bằng của cơ thể.    

Tiểu não cổ [paléocérébellum]  

Tiểu não cổ còn gọi là thuỳ trước gồm lưỡi gà, tháp nhộng và hai cận não bên. Nhận thông tin từ tủy sống lên. Toàn bộ thùy trước và phần thùy sau có liên quan tới tủy nằm ở phần giữa của vỏ tiểu não có chức năng điều hòa trương lực và là trung tâm của các phản xạ giữ thăng bằng và chỉnh thế.  

Tiểu não mới [Néocérébellum] 

Tiểu não mới còn gọi là thuỳ sau là hai bán cầu tiểu não, đóng vai trò điều hòa các vận  động chủ động. 

Tiểu não nối với thân não bằng ba cuống tiễu não đó là cuống tiểu não trên, giữa và dưới. 

Hội chứng tiểu não có thể gặp trong các tổn thương trực tiếp của tiểu não hoặc tổn thương xâm phạm vào các cuống tiểu não hay vào các vị trí khác nhau trên đường đi của bó vỏ cầu - tiểu não như cánh tay sau của bao trong, chất trắng bán cầu đại não, vùng đồi thị - dưới đồi. Các tổn thương trực tiếp của tiểu não hoặc của đường tiểu não ở dưới mép Wernicke [ở cuống não] gây ra hội chứng tiểu não cùng bên, còn tổn thương ở phía trên mép Wernicke hoặc của bó vỏ - cầu - tiểu não gây ra hội chứng tiểu não đối bên. 

Triệu chứng và nguyên nhân 

Hội chứng tiểu não nguyên thủy và tiểu não cổ 

Triệu  chứng 

Thường hay gặp nhất là thất điều với biểu hiện rối loạn thăng bằng nặng. Bệnh nhân khi đi lúc thì nghiêng về bên này khi thì xiêu về bên kia giống như người say rượu, có xu hướng ngả ra sau.  

Dấu hiệu dạng chân đế khi đứng là do rối loạn thăng bằng, tư thế đứng của người bệnh không được vững nên hai chân luôn ở tư thế dạng bất thường.  

Khi người bệnh ở tư thế đứng do sự vận động bất thường của cơ cẳng chân trước nên thăng bằng trước - sau không tốt tạo nên dấu hiệu "múa các gân cơ" [dance des tendons].   

Nếu đẩy nhẹ, người bệnh cũng sẽ di chuyển một bước sang bên hoặc về phía sau do rối loạn thăng bằng.  

Bắt đầu bước đi chậm trễ, do dự, khi đi hai mông lắc lư sang hai bên, bước đi không đều, khi dừng bước không hoàn hảo đôi khi chi dưới được "ném" lên phía trước một cách bất thường.  

Khi làm nghiệm pháp Römberg người bệnh đứng không vững, có sự di lệch trục cơ thể nhưng không có hiện tượng lệch kết hợp của ngón tay trỏ cũng không có lệch sang bên.  

Tất cả các triệu chứng kể trên không nặng thêm khi nhắm mắt. Phản xạ gân xương giảm nhẹ. 

Nguyên nhân 

Thường gặp là u nguyên tủy bào sau đó là u tế bào hình sao, củ lao, viêm não do thủy đậu [rất đặc thù ở trẻ em]. 

Hội chứng bán cầu tiểu não 

Triệu chứng 

Thất điều là hội chứng cơ bản, chủ yếu thấy rõ ở chi trên như hiện tượng quá tầm qua nghiệm pháp nhón tay chỉ  mũi, gót chân đầu gối.  

Hiện tượng này có thể được phát hiện qua nghiệm pháp StewartHolmes: người bệnh gập cẳng tay co mạnh vào cánh tay chống lại người thầy thuốc kéo duỗi cẳng tay ra. Khi thầy thuốc dừng đột ngột việc kéo duỗi cẳng tay, sẽ xuất hiện hiện tượng co cơ quá mức của cánh tay làm đập bàn tay của bệnh nhân vào vai.  

Có hiện tượng mất liên động qua nghiệm pháp lật úp liên tiếp bàn tay. Nếu cho bệnh nhân nhắm mắt rồi đi ra trước rồi thụt lùi thì có dáng đi hình sao.  

Nếu giơ thẳng hai tay ra phía trước thì tay phía bên tổn thương lệch ra ngoài. Khi nắm tay thì  nắm quá mạnh.  

Khi đứng chụm chân rồi đột ngột thầy thuốc đẩy ra phía sau thì ngón chân bên bị tổn thương không nhấc lên được. 

Run động trạng cùng bên với bên tổn thương, nếu bị cả hai bên thì hai tay run và tăng lên khi tập trung. 

Giảm trương lực cơ cùng bên với bên tổn thương, khi đi lại hai tay ve vẩy quá mức, sờ bắp cơ nhẽo. 

Giật nhãn cầu: giật nhãn cầu theo chiều dọc khi tổn thương cuống tiểu não trên, giật ngang là do tổn thương cuống tiểu não giữa, còn giật vòng khi tổn thương cuống tiểu não dưới.  

Rối loạn tiếng nói: nói ngập ngừng, chậm, dằn từng tiếng, giọng nói liên tục thay đổi hay bùng nổ và âm thanh không chuẩn. 

Chữ viết nguệch ngoạc, cỡ chữ lớn, không đều vì do run và thất điều. 

Nếu nguyên nhân là khối u hay áp xe thì có triệu chứng của tăng áp lực nội sọ sớm và nặng. 

Nguyên nhân 

Áp xe [từ viêm tai xương chũm], u tiểu não nhất là u góc cầu tiểu não [u dây VIII], chảy máu tiểu não, teo tiểu não do thoái hóa... 

Sinh 8 Bài 46: Trụ não, Tiểu não, Não trung gian giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về vị trí và các thành phần của não bộ, chức năng của trụ não. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương IX trang 146.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 46 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Sinh 8 Bài 46: Trụ não, Tiểu não, Não trung gian

  • Lý thuyết Trụ não, Tiểu não, Não trung gian
    • I. Vị trí và các thành phần của não bộ
    • II. Cấu tạo và chức năng của trụ não
    • III. Não trung gian
    • IV. Tiểu não
  • Giải bài tập Sinh học 8 Bài 46 trang 146
    • Bài 1 [trang 146 SGK Sinh học 8]
    • Bài 2 [trang 146 SGK Sinh học 8]

Lý thuyết Trụ não, Tiểu não, Não trung gian

I. Vị trí và các thành phần của não bộ

- Não bộ gồm 3 bộ phận: trụ não, tiểu não, não trung gian và đại não.

- Vị trí các thành phần của não bộ:

  • Trụ não tiếp liền với tủy sống ở phía dưới.
  • Nằm giữa trụ não và đại não là não trung gian.
  • Trụ não gồm: não giữa, cầu não và hành não.
  • Não giữa gồm cuống não ở mặt trước và củ não sinh tư ở mặt sau.
  • Phía sau trụ não là tiểu não.

II. Cấu tạo và chức năng của trụ não

1. Cấu tạo

- Trụ não gồm: Não giữa [củ não sinh tư và cuống não], cầu não và hành não.

- Câu tạo của trụ não: chất trắng [bên ngoài] và chất xám [bên trong].

  • Chất trắng: là các đường liên lạc dọc, nối tủy sống với các phần trên của não và bao quanh chất xám.
  • Chất xám: ở trụ não tập trung thành nhân xám [trung khu thần kinh nơi xuất phát các dây thần kinh não].

- Có 12 đôi dây thần kinh não, chia thành 3 loại: dây cảm giác, dây vận động, dây pha.

2. Chức năng của trụ não

+ Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan.

+ Đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa do các nhân xám đảm nhiệm.

+ Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên [cảm giác] và đường dẫn truyền xuống [vận động]

III. Não trung gian

- Vị trí: nằm giữa trụ não và đại não

- Gồm: đồi thị và vùng dưới đồi

- Chức năng:

  • Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên.
  • Nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.

IV. Tiểu não

1. Vị trí, cấu tạo

- Vị trí: nằm ở phía sau trụ não.

- Gồm: chất trắng và chất xám.

  • Chất xám làm thành lớp vỏ tiểu não và các nhân.
  • Chất trắng: nằm ở phía trong, là các đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não và các nhân với các phần khác của hệ thần kinh.

2. Chức năng:

Thí nghiệm:

  • Phá tiểu não chim bồ câu, con vật đi lảo đảo, mất thăng bằng.
  • Phá hủy 1 bên tiểu não ếch, ếch nhảy, bơi lệch về phía bị hủy tiểu não.

→ chức năng của tiểu não là: điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 46 trang 146

Bài 1 [trang 146 SGK Sinh học 8]

Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não.

Gợi ý đáp án:

Các bộ phận Trụ não Não trung gian Tiểu não
Đặc điểm

Cấu tạo

Gồm: hành tủy, cầu não và não giữa. Chất trắng bao ngoài. Chất xám là các nhân chất xám.

Gồm: đồi thị và dưới đồi thị.

Đồi thị và các nhân xám vùng dưới đồi là chất xám.

Vỏ chất xám nằm ngoài.

Chất trắng là các đường dẫn truyền liên hệ giữa tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh.

Chức năng

Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng: tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp,...

Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa nhiệt.

Điều hòa và phối hợp các hoạt động phức tạp.

Bài 2 [trang 146 SGK Sinh học 8]

Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi.

Gợi ý đáp án

Người say rượu chân nam đá chân chiêu là do rượu đã ảnh hưởng đến hoạt động của tiểu não. Tiểu não không điều khiển được các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể một cách chính xác, nên người say rượu bước đi không vững.

Chủ Đề