Chứng đa nhân cách là gì

Chúng ta thường nghe nói về chứng đa nhân cách trên phim ảnh hoặc sách báo nhưng lại không có những định nghĩa chính xác về bệnh lý này. Vì thế, mọi người lại có những nhầm lẫn đa nhân cách chính là tâm thần phân liệt hoang tưởng. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp 2 bệnh lý này có phải là một không và đa nhân cách liên quan thế nào đến trầm cảm. 

Chứng đa nhân cách là gì?

Bệnh đa nhân cách hay gọi chính xác hơn là rối loạn đa nhân cách. Đây là một bệnh lý ảnh hưởng đến cả hành vi và thái độ của người mắc bệnh. Thực chất trong con người của bệnh nhân sẽ tồn tại nhiều hơn hai nhân cách. Cụ thể như sau:

  • Nhân cách bình thường: người mắc rối loạn đa nhân cách vẫn có sự tuân thủ về đạo đức, chuẩn mực như những người bình thường. 
  • Nhân cách bệnh lý: với những người mắc bệnh, trong họ còn tồn tại thêm một nhân cách biểu hiện các bệnh lý khác. Thể hiện qua cách ứng xử và những phản ứng khác xa với người bình thường.  

Khi một người bị đa nhân cách, họ sẽ quên đi những gì mình đã làm bằng nhân cách cũ. Vì thế, một đặc trưng của bệnh lý này là đi kèm với mất trí nhớ. Họ thường nghĩ rằng khi những hành động đó xảy ra là lúc họ đang ngủ và họ hoàn toàn không liên quan đến những việc vừa rồi. 

Những biểu hiện của bệnh rối loạn đa nhân cách 

Những biểu hiện cơ bản nhất của một người bị rối loạn nhân cách là:

Họ thường có những tính cách khác nhau 

Nói chính xác hơn thì họ sẽ có ÍT NHẤT có 2 tính cách trong con người họ. Những tính cách này sẽ chi phối và điều khiển những hành động của họ, nhưng điều đáng nói là họ sẽ không có một chút ký ức nào về những gì họ đã làm hay đã trải qua. Sự biến đổi này rất thường xuyên xảy ra. 

Có những suy nghĩ tiêu cực 

Họ thường có những dòng suy nghĩ không mấy hay ho về những người xung quanh, nào là có người muốn giết mình, nào là những người xung quanh thù ghét mình hoặc mọi người đang lợi dụng mình. 

Luôn nghi ngờ 

Những người thuộc chứng rối loạn nhân cách thường có những suy nghĩ nghi ngờ người khác, đặc biệt hơn là không tin tưởng người thân của họ. Họ có sự nghi hoặc về lòng chung thủy của vợ hoặc chồng, bạn bè nhưng không có cơ sở. Lâu ngày, những nghi ngờ này sẽ hình thành nên những hành vi thái quá, thái độ không đúng mực. 

Luôn coi mình là sự trung tâm 

Sở dĩ những người này họ luôn có ý nghĩ họ là trung tâm của sự chú ý. Họ luôn cố thực hiện mọi việc theo ý muốn của bản thân và lôi kéo sự quan tâm của người khác. Hậu quả của việc này chính là sự thiếu ăn năn, sẽ rất cố chấp và chỉ suy nghĩ đến bản thân.

Hành vi quá kích động 

Do vốn dĩ họ luôn có những suy nghĩ không quá lạc quan nên vì thế họ rất dễ bị kích động do hận thù, nghi ngờ. Họ thường xuyên lừa gạt mọi người về những gì mình gây ra và cũng không nhớ những gì mình làm. Các hoạt động tập thể thì thường sẽ né tránh, ngại tham gia. 

Những lầm tưởng về rối loạn đa nhân cách 

Đa nhân cách có phải tâm thần phân liệt?

Chúng ta thường hay nhầm lẫn bệnh đa nhân cách với triệu chứng của tâm thần phân liệt hoang tưởng. Cùng so sánh nhé:

Tâm thần phân liệt hoang tưởng: những người mắc bệnh này thường cảm thấy có một giọng nói luôn văng vẳng trong đầu họ. Giọng nói vô hình này sẽ sai khiến người bệnh làm những việc tiêu cực, làm hại kẻ khác. 

Rối loạn đa nhân cách: có đến 2 hay 3 tính cách cùng tồn tại và chi phối hành động. Tuy nhiên, người bệnh lại không nhận ra và họ quên hẳn cả việc tính cách kia chi phối mình như thế nào. Các tính cách “phụ” khác với những gì mọi người thường thấy thường đối lập hoàn toàn, khi thì ngang ngược, hoang tàn, lúc thì dửng dưng, đáng sợ. 

Mối liên quan giữa chứng đa nhân cách và trầm cảm 

Có thể nói rằng một nguyên nhân của trầm cảm là rối loạn nhân cách. Vì những người đa nhân cách tránh né – Avoidant PD thì họ sẽ thường rụt rè, nhạy cảm với những thay đổi và mọi người xung quanh. Đặc biệt là trong mối hệ và khi nhận lời chỉ trích, người bị đa nhân cách không kiểm soát được mình, họ sợ tiếp xúc với đám đông. Hoặc những người bị rối loạn nhân cách phụ thuộc – Dependent PD thường xuyên mất niềm tin vào bản thân, thường muốn ở một mình để tự hối lỗi và không thể tự làm chuyện gì một mình. 

Như vậy, có thể kết luận rằng đa nhân cách với tâm thần phân liệt hoang tưởng và hoàn toàn khác nhau. Chính xác hơn thì rối loạn nhân cách là một nhánh nguyên nhân của trầm cảm – bệnh lý bất ổn về tinh thần. Vì thế, với một người đa nhân cách họ rất cần sự giúp đỡ và tránh dẫn đến trầm cảm. 

Hiểu được chứng đa nhân cách như thế nào từ đó ta biết được biện pháp quan trọng hàng đầu để có thể cải thiện chứng bệnh. Ngoài ra nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

Viết bình luận

Căn bệnh hiếm gặp Rối loạn Đa nhân cách [Multiple Personality Disorder - MPD], hay tên gọi mới hơn là Rối loạn Tách rời Nhận thức [Dissociative Identity Disorder - DID], là một chủ đề rất thú vị xoay quanh một căn bệnh hiếm gặp.

Có thể bạn thấy nó trên phim ảnh, đọc trong sách báo và thấy căn bệnh này ... quá kì diệu để có thể có thực: Làm sao mà trong một cơ thể sống, nhiều nhân cách khác nhau đại diện cho nhiều người khác nhau cùng tồn tại? Phải chăng não bộ con người có thể phá vỡ giới hạn ấy, tạo nên một con người hoàn toàn mới cho vật chủ của mình?

Hình ảnh trong bộ phim Split – Tách Biệt nói về bệnh Đa nhân cách.

Nó là một căn bệnh rối loạn tâm lý, sinh ra ÍT NHẤT là hai nhân cách trong cùng một con người. Thông thường, căn bệnh này đi kèm với chứng mất trí nhớ không thể được giải thích bằng việc lãng quên thông thường.

Ví dụ, bạn có thể quên chìa khóa ở chỗ này, chỗ kia hay vô thức lái xe qua một con phố quen mà không nhận ra mình đã làm thế. Nhưng ở người mắc chứng Rối loạn Đa nhân cách [xin phép gọi tắt là Đa nhân cách], họ sẽ không nhớ được mình đã làm gì khi một nhân cách nào đó đang ngự trị. Những lúc đó, họ thường cho là mình đã đi ngủ. Sự mất trí nhớ, việc không nhận thức được những sự việc đã xảy ra trong quá khứ là một đặc điểm chính của căn bệnh và của những người mắc chứng Đa nhân cách.

Bức hình mô tả một bệnh nhân đa tính cách.

Đừng nhầm lẫn, căn bệnh này không hề giống với Triệu chứng Tâm thần phân liệt hoang tưởng. Những người bị tâm thần phân liệt là thường nghe thấy một giọng nói khác trong đầu mình mang đầy vẻ tiêu cực, công kích và nghi ngờ kẻ khác, cho rằng tất cả mọi người đều mang ý xấu. Họ sẽ hành động theo giọng nói ấy, thông thường những hành vi ấy để lại những hậu quả xấu cho xã hội.

Căn bệnh này cũng là một trong những những chứng rối loạn gây nhiều tranh cãi nhất ngành thần kinh học, hiện tồn tại rất nhiều ý kiến khác nhau về phương pháp chẩn đoán cũng như chữa trị chứng Đa nhân cách. Mặc dù chưa có những nghiên cứu dịch tễ học chuyên sâu hay những nghiên cứu chữa trị lâu dài, nhưng đa số họ đều tin rằng đây không phải căn bệnh có thể tự chữa lành theo thời gian.

Triệu chứng bệnh cũng khác nhau trên những bệnh nhân khác nhau. Theo nghiên cứu của Cộng đồng Nghiên cứu Chấn thương và Phân tách tâm lý Quốc tế, thì căn bệnh này tồn tại trong khoảng 1% cho tới 3% dân số toàn cầu, 1% cho tới 5% bệnh nhân tâm thần nội trú tại Châu Âu và Bắc Mỹ mắc chứng này. Bắc Mỹ cũng là nơi xuất hiện những trường hợp mắc chứng Đa nhân cách này nhiều nhất.

Triệu chứng bệnh cũng khác nhau trên những bệnh nhân khác nhau.

Nguyên nhân gây nên chứng bệnh Đa nhân cách cũng không [hoặc là chưa] được xác định rõ ràng, đã có nhiều tranh cãi xoay quanh việc Đa nhân cách hình thành như một phản ứng tự nhiên trước những chấn thương tâm lý khi bệnh nhân còn bé, tạo ra một vỏ bọc bảo vệ bản thân trước những kí ức không mấy tốt đẹp.

Đây cũng là chủ đề thường xuyên được nhắc tới mỗi khi vấn đề pháp luật được đề cập, bởi lẽ trong quá khứ, đã có những trường hợp hiếm gặp, kẻ giết người thoát tội sau khi bác sĩ xác định rằng họ đã mắc chứng bệnh tâm thần đặc biệt này.

Những trường hợp nổi tiếng liên quan tới căn bệnh tâm lý Đa nhân cách trong quá khứ

Mary Kendall và những khoảng trống trong trí nhớ

Nghiên cứu trích từ cuốn sách Consciousness and Intentionality của tác giả Grant Gillett và John McMillan.

Năm 1994, các nhà thần kinh học đã tiến hành nghiên cứu và bàn luận nhiều về vụ việc của một phụ nữ 35 tuổi, cô Mary Kendall. Cô Mary không có nhiều mối quan hệ xã hội, cô dành nhiều thời gian vào việc chăm sóc và giúp đỡ những người khác.

Bản thân cô Mary cũng có một lịch sử dài với những đơn thuốc được bệnh viện cung cấp, bao gồm những cơn đau tay kinh niên. Những cơn đau ấy đã khiến cô tìm tới một bác sĩ thần kinh trị liệu nhờ giúp đỡ.

Trong quá trình điều trị, cô đã thể hiện ra nhiều tính cách khác nhau, một biểu hiện chỉ có ở những bệnh nhân mắc chứng Rối loạn Đa nhân cách. Cùng với việc cô rất dễ bị thôi miên và trí nhớ của cô thường hay có những khoảng trống không thể giải thích được, các bác sĩ lại càng có cơ sở để khẳng định cô Mary là một người Đa nhân cách.

Nguyên nhân gây nên chứng bệnh Đa nhân cách cũng không [hoặc là chưa] được xác định rõ ràng.

Cô bắt đầu phát hiện ra những khoảng trống trong trí nhớ của mình khi nhận thấy rằng rất nhiều lần bình xăng đầy khi cô trở về nhà, nhưng lại cạn vào buổi sáng hôm sau khi cô lấy xe đi làm. Việc xảy ra thường xuyên đến mức cô bắt đầu ghi lại chỉ số đo quãng đường trên xe. Cô nhận thấy rằng cứ sau một đêm, đồng hồ lại tăng thêm khoảng 80 đến 160 km nhưng cô không nhớ rằng trong đêm mình có đi đâu không.

Khi bác sĩ thực hiện 'thôi miên' cô Mary, một giọng nói kì lạ vang lên 'Đã đến lúc người ta biết về tôi rồi'. Một tính cách khác đã xuất hiện, có thái độ thù địch hơn hẳn cô Mary quan tâm, chăm sóc với người khác. Tính cách thứ hai mang tên Marian này nói rằng cô ta thường xuyên đi dạo ban đêm để 'giải quyết vấn đề cá nhân'.

Nhân cách Marian thứ hai này khinh miệt Mary vì sự yếu đuối của cô: Mary là một kẻ thảm hại, suốt ngày phí thời gian quan tâm tới vấn đề của kẻ khác. Trong suốt quá trình theo dõi, cô Mary đã bộc lộ tổng cộng 6 tính cách riêng biệt, đa số các tính cách ấy đối nghịch với nhau.

Việc các nhân cách giành quyền điều khiển cô Mary diễn ra khá thường xuyên, và thông thường nhân cách Marian không được thân thiện lắm kia là người tạo nên các tình huống đe dọa các nhân cách còn lại, trong số đó có một nhân cách mang suy nghĩ và giọng nói của một đứa trẻ 6 tuổi. Khi bác sĩ tâm lý gợi ý rằng họ muốn trò chuyện kĩ hơn với những nhân cách khác, Marian đã từ chối, rằng 'điều đó vi phạm mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau giữa bác sĩ và bệnh nhân'.

Bắc Mỹ cũng là nơi xuất hiện những trường hợp mắc chứng Đa nhân cách này nhiều nhất.

Trong quá trình điều trị, nhiều ký ức đau buồn về thời thơ ấu bị người cha đánh đập và lạm dụng được khơi dậy, kèm theo một chút hối tiếc rằng Mary đã không thể bảo vệ được những người em khác khỏi tay người cha tàn ác. Mary cũng nhớ lại việc mẹ cô dù ít khi đánh đập cô, nhưng cũng đã bắt cô phải gánh vác việc nhà từ khi còn bé.

Đó cũng là những bằng chứng liên kết việc kí ức đau buồn đã dẫn đến sự hình thành của các tính cách khác nhau trong một bệnh nhân mắc chứng Rối loạn Đa nhân cách.

Sau 4 năm điều trị, một số nhân cách có đôi chút điểm chung đã hòa vào làm một, nhưng bản thân cô vẫn còn bị ảnh hưởng bởi việc tách rời nhân cách và những nhân cách kia vẫn không ngừng đấu tranh với nhau, giành quyền kiểm soát.

Kẻ siết cổ nơi sườn đồi – The Hillside Strangler

Kenneth Bianchi, hay với cái tên tội phạm mà hắn được biết tới – Kẻ siết cổ nơi sườn đồi, là một tên giết người hàng loạt, nổi tiếng với loạt tội ác mà hắn đã thực hiện cùng người họ hàng của mình, Angelo Buono. Hai tên sát nhân đã thực hiện tổng cộng 12 vụ cưỡng hiếp và giết người.

Trong khoảng tháng 10 năm 1977 cho tới tháng Hai năm 1978, cả hai tên đã thực hiện tổng cộng 10 vụ án nội chỉ trong vùng Los Angeles. Đầu tiên, hai tên sát nhân nhằm vào những cô gái phố đèn đỏ và dần dần, chúng chuyển đối tượng sang phụ nữ và những cô gái trẻ. Sau khi gây án, chúng thường để xác nạn nhân dưới những sườn đồi trong khu vực công viên Glendale Hightland, từ đó hình thành cái tên 'The Hillside Strangler'.

Sau khi Bianchi chuyển tới New York, hắn đã thực hiện thêm 2 vụ giết người nữa, với cách thức y hệt như với các nạn nhân tại LA. Nhưng do không còn đồng phạm, hắn bất cẩn hơn và đã để lộ mình.

Kenneth Bianchi tại tòa án xét xử.

Ở phiên tòa xét xử mình, Bianchi đã bào chữa cho bản thân mình rằng hắn đã mắc bệnh tâm thần, khẳng định rằng một nhân cách khác mang tên Steve Walker đã ra tay hãm hiếp và hạ sát những người phụ nữ kia. Hành động 'giả điên' ấy của hắn thậm chí đã đánh lừa được một số chuyên gia – những người sau đó đã đưa ra chẩn đoán rằng Bianchi đã mắc chứng Rối loạn Đa nhân cách.

Nhưng những nhà điều tra đã nhờ tới một chuyên gia tâm thần học khác để xác định lại vấn đề, tên ông là Martin Orne.

Khi mà bác sĩ Orne gợi ý với Bianchi rằng trong một trường hợp mắc chứng rối loạn này, thì người bệnh sẽ thường phát triển 3 tính cách hoặc nhiều hơn nữa và dựa vào lời phán của bác sĩ, Bianchi đã tự tạo cho mình một tính cách nữa mang tên 'Billy', nhằm để cho các nhà điều tra không nghi ngờ mình.

Sau này, các điều tra viên cũng phát hiện ra rằng cái tên 'Steve Walker' là danh tính của một học sinh mà Bianchi đã cố gắng đánh cắp trước đây, khi hắn cố 'đóng giả' tính cách mang tên Steve Walker. Cảnh sát cũng tìm thấy nhiều tài liệu liên quan tới các bệnh tâm lý hiện đại, nhằm giúp hắn nghiên cứu và hoàn thiện 'vở kịch' của mình hơn, nhằm chuẩn bị cho trường hợp bị bắt.

Việc tính cách thứ 3 xuất hiện một phần đã làm bác sĩ Orne nghi ngờ 'căn bệnh' mà Bianchi đang mắc phải. Nhân cách thứ ba, Billy, xuất hiện khi Bianchi bị 'thôi miên' và khi đó, hắn ta làm theo sự gợi ý của Orne là hãy tưởng tượng vị luật sư của hắn đang ở trong phòng. Bianchi còn thực sự bắt tay với vị luật sư tưởng tượng đó, một hành vi cực kỳ không bình thường với những người bị thôi miên. Và thế là Orne kết luận rằng Bianchi không mắc chứng Đa Nhân Cách.

Người mắc chứng bệnh này không nhiều, nhưng đủ để chứng minh căn bệnh này có thật.

Bị vạch mặt, cùng với việc hắn muốn nhận thêm sự khoan hồng từ phía tòa án, Bianchi đã thừa nhận việc giả bệnh cũng như làm chứng trước tội ác của Buono. Cả hai đã bị bỏ tù với những tội ác nêu trên. Buono nhận án chung thân và đã chết trong tù hồi năm 2002; Bianchi cũng nhận án chung thân, đã nộp đơn cam kết xin tha vào năm 2010 nhưng bị từ chối.

Kết

Số người mắc chứng bệnh Rối loạn Tách rời Nhận Thức hay Rối loạn Đa nhân cách không phải là nhiều, nhưng từng đó là đủ để chứng minh căn bệnh này hoàn toàn có thực. Họ cho chúng ta thấy được rằng não bộ con người vẫn là một bộ phận ẩn chứa rất nhiều bí mật hay thậm chí, còn là những tiềm năng mà con người chưa khám phá hết.

Video liên quan

Chủ Đề