Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu

Môn bóng đá nam SEA Games 32 đã đi đến những trận đấu cuối cùng. Sau hai trận bán kết diễn ra hôm qua (13.5), những cái tên thi đấu ở chung kết và trận tranh HCĐ đã lộ diện. U.22 Thái Lan đối đầu U.22 Indonesia ở chung kết, diễn ra vào lúc 19 giờ 30 ngày 16.5. Ở trận tranh HCĐ, U.22 Việt Nam sẽ so tài với U.22 Myanmar. Trận đấu này diễn ra lúc 16 giờ ngày 16.5.

U.22 Việt Nam không thể tiến vào trận chung kết SEA Games lần thứ ba liên tiếp. Trên sân Olympic, thầy trò HLV Philippe Troussier để thua 2-3 trước U.22 Indonesia.

Thua phút cuối, U.22 Việt Nam lỡ hẹn với cú hat-trick HCV SEA Games

Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu

Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu

U.22 Việt Nam đá trận tranh HCĐ với U.22 Myanmar

NGỌC DƯƠNG

Thầy trò HLV Philippe Troussier đã hai lần gỡ hòa trước đối thủ và có ưu thế đá hơn người trong hiệp 2 sau tấm thẻ đỏ của hậu vệ Pratama Arhan. Dù vậy, U.22 Việt Nam lại thủng lưới ở phút 90+6, qua đó trở thành cựu vô địch. Ở trận đấu còn lại, U.22 Thái Lan đánh bại U.22 Myanmar với tỷ số 3-0 để lọt vào chung kết. "Voi chiến" sẽ đấu với U.22 Indonesia, đây là trận đấu được dự đoán kịch tính và khó lường, bởi hai đội đang có màn trình diễn cân bằng từ đầu giải.

Trở lại với thất bại của U.22 Việt Nam. Toàn đội sớm thủng lưới sau quả đánh đầu của Komang ở phút thứ 10. Sau đó đội bóng của Troussier gỡ hòa nhờ bàn thắng của Văn Tùng. Sang hiệp 2, một lần nữa quả ném biên của Pratama mang về bàn dẫn cho U.22 Indonesia khi Marselino Ferdinan ập vào dứt điểm tuyến hai thành bàn. U.22 Việt Nam có ưu thế hơn người khi Pratama nhận thẻ đỏ ở phút 58. Văn Tùng cùng đồng đội có được bàn gỡ 2-2, nhưng lại thua 2-3 ở phút bù giờ sau cú sút chéo góc cực hiểm của Taufany. U.22 Việt Nam không thể bảo vệ thành công tấm HCV SEA Games 32, song vẫn cần nỗ lực ở trận tranh HCĐ.

Toàn cảnh SEA Games 32 ngày 13.5: U.22 Việt Nam thất bại đau đớn | Người hùng Nguyễn Thị Oanh về nước

HLV Troussier nhấn mạnh các cầu thủ cần có thái độ đúng đắn với thất bại và U.22 Việt Nam sẽ chứng minh trận thua ở SEA Games sẽ là động lực để toàn đội cố gắng hơn.

Trận chung kết môn Bóng đá nam tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 là trận tranh huy chương vàng giữa hai đội U-22 Indonesia và U-22 Thái Lan, diễn ra vào lúc 19 giờ 30 ngày 16 tháng 5 năm 2022 tại Sân vận động Olympic Phnôm Pênh, Campuchia. Đây là trận chung kết thứ 24 của Bóng đá nam tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á, một môn thể thao của đại hội.

Trận đấu đã kéo dài trong hơn 120 phút. U-22 Indonesia dẫn trước 2–0 nhưng để U-22 Thái Lan gỡ hòa 2–2 ở những giây bù giờ cuối cùng của trận đấu. Bước sang hiệp phụ, cùng với sự kịch tính và tranh cãi trên sân, Indonesia ghi thêm 3 bàn nữa để giành chiến thắng chung cuộc 5–2.

Trận thắng trước Thái Lan đã giúp cho Indonesia giành được tấm huy chương vàng bóng đá nam đầu tiên kể từ năm 1991, lần cuối cùng họ lên ngôi vô địch với tư cách là đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, chiến thắng này của Indonesia đã bị lu mờ bởi những hành động được cho là xấu xí, phi thể thao của cả hai đội, đặc biệt là trong khoảng thời gian cuối hiệp hai đến đầu hiệp phụ thứ nhất. 21 thẻ phạt (trong đó có 7 thẻ đỏ và 14 thẻ vàng) đã được rút ra cho các cầu thủ và thành viên ban huấn luyện của hai bên, biến đây trở thành một trong những trận chung kết SEA Games căng thẳng và kịch tích nhất trong lịch sử với số lượng thẻ phạt kỷ lục.

Trước trận đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

Trong quá khứ, khi còn thi đấu dưới danh nghĩa đội tuyển quốc gia, Indonesia từng 2 lần giành huy chương vàng vào năm 1987 trên sân nhà của họ và năm 1991 tại Philippines. Ngoài ra, họ còn có hai lần khác vào chung kết vào các năm 1979 và 1997. Kể từ sau Đại hội năm 1991, các đội tuyển của Indonesia chưa giành được thêm một tấm huy chương vàng nào ở môn bóng đá nam. Từ khi bóng đá nam SEA Games được giới hạn cho lứa tuổi trẻ vào năm 2001, Indonesia đã 3 lần lọt vào đến trận đấu cuối cùng nhưng không lần nào thành công. Lần cuối cùng ở trận chung kết năm 2019, U-22 Indonesia đã để thua đậm 0–3 trước U-22 Việt Nam, đội cũng đã kết thúc chuỗi 60 năm không giành huy chương vàng của họ kể từ năm 1959.

Thái Lan, với 16 tấm huy chương vàng, luôn là quốc gia giàu thành tích bậc nhất ở môn bóng đá nam tại các kỳ SEA Games. Sự thống trị của họ có lúc được thể hiện qua 8 lần vô địch liên tiếp trong các năm 1993 đến năm 2007. Tuy nhiên, ở hai kỳ Đại hội gần nhất, họ đều thất bại trong việc giành huy chương vàng bóng đá nam, khi Việt Nam lên ngôi vương ở cả hai lần đó. Trong trận chung kết gần nhất của họ tại Hà Nội, U-23 Thái Lan đã thua U-23 Việt Nam với tỷ số 0–1 bởi bàn thắng duy nhất của Nhâm Mạnh Dũng, trực tiếp chứng kiến đối thủ bảo vệ thành công tấm huy chương vàng ngay trên sân nhà.

Indonesia và Thái Lan đã gặp nhau trong 3 trận chung kết SEA Games (1991, 1997, 2013), tính cả các cấp độ đội tuyển quốc gia và đội tuyển U-23/U-22. Ngoại trừ lần gặp nhau đầu tiên vào năm 1991 khi Indonesia đánh bại Thái Lan trên chấm luân lưu, hai lần còn lại đều chứng kiến chiến thắng dành cho người Thái. vào năm ngoái tại Việt Nam, Thái Lan đã vượt qua Indonesia với tỷ số tối thiểu trong một trận đấu có tới 4 thẻ đỏ được rút ra cho cả hai bên.

Tương quan lực lượng[sửa | sửa mã nguồn]

U-22 Indonesia bước vào trận chung kết với sự vắng mặt của Pratama Arhan vì tấm thẻ đỏ đã nhận trong trận . Trong khi đó, U-22 Thái Lan có đầy đủ đội hình mạnh nhất của họ.

Địa điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Khán đài A của Sân vận động Olympic Phnôm Pênh

Trận chung kết được tổ chức vào ngày 16 tháng 5 năm 2023 trên sân vận động Olympic Phnôm Pênh nằm ở trung tâm thủ đô Phnôm Pênh. Trước khi có sân vận động Morodok Techo, sân Olympic từng là sân vận động quốc gia của Campuchia và thường xuyên được đội tuyển U-23 và đội tuyển quốc gia nước này lựa chọn làm sân nhà cho các trận đấu quốc tế.

Để chuẩn bị cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023, sân vận động được nâng cấp một số hạng mục, trong đó có việc thay thế cỏ nhân tạo bằng cỏ tự nhiên và lắp đặt ghế ngồi bệt ở các khán đài chung quanh. Sân vận động là nơi đã diễn ra các trận đấu bóng đá tại bảng A, vòng bán kết và tranh huy chương đồng của giải đấu nam, cũng như các trận đấu loại trực tiếp của giải đấu nữ.

Đường đến trận chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Với việc là đội duy nhất toàn thắng tất cả các trận đấu tại SEA Games 2023, U-22 Indonesia nổi lên như là ứng cử viên sáng giá cho tấm huy chương vàng môn bóng đá nam. Họ khởi đầu hành trình của mình ở bảng A một cách hoàn hảo với những chiến thắng dễ dàng trước Philippines, Myanmar, Đông Timor và chủ nhà Campuchia. Trong ba trận đấu đầu tiên, họ thậm chí còn giữ sạch lưới. Tại vòng bán kết, Indonesia đã vượt qua nhà đương kim vô địch và là đối thủ đầy duyên nợ U-22 Việt Nam với tỷ số 3–2, dù thi đấu trong thế thiếu người ở phần lớn thời gian hiệp 2. Bên cạnh đó, U-22 Indonesia cũng sở hữu đồng thời hàng công tốt nhất giải với 16 bàn thắng ghi được và hàng thủ tốt nhất với chỉ 3 lần lọt lưới.

Trong khi đó, U-22 Thái Lan cũng có một hành trình tương đối bằng phẳng ở bảng B, khi có những thắng lợi trước Singapore, Malaysia và Lào. Họ chỉ bị cầm hòa ở lượt trận cuối cùng gặp Việt Nam, đối thủ cạnh tranh trực tiếp cho ngôi vị nhất bảng sau khi cả hai cùng giành vé sớm vào vòng bán kết ở lượt trận trước đó. Cùng giành được 10 điểm như Việt Nam nhưng với hiệu số tốt hơn, Thái Lan đã giành vị trí đầu bảng và chạm trán Myanmar ở bán kết, nơi họ đã vượt qua một cách dễ dàng với tỷ số 3–0 nhờ những pha lập công của Teerasak Phoephimai, Leon James và Anan Yodsangwal.

Ghi chú: Trong tất cả các kết quả dưới đây, tỷ số của đội lọt vào chung kết được đưa ra trước.

Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Indonesia Vòng
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Thái Lan

Đối thủ

Tỷ số

Đối thủ

Tỷ số

Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Philippines

Trận 1

Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Singapore
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Myanmar

Trận 2

Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Malaysia
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Đông Timor

Trận 3

Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Lào
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Campuchia

Trận 4

Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Việt Nam Nhất VT Đội

  • x
  • t
  • s

ST Đ 1

Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Indonesia 4 12 2
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Myanmar 4 9 3
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Campuchia (H)4 4 4
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Đông Timor 4 3 5
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Philippines 4 1

Nguồn:[cần dẫn nguồn] (H) Chủ nhà

Vị trí chung cuộc

Nhất VT Đội

  • x
  • t
  • s

ST Đ 1

Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Thái Lan 4 10 2
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Việt Nam 4 10 3
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Malaysia 4 6 4
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Lào 4 1 5
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Singapore 4 1

Nguồn:[cần dẫn nguồn]

Đối thủ

Tỷ số

Đối thủ

Tỷ số

Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Việt Nam 3–2

Bán kết

Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Myanmar 3–0

Trận đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn biến trận đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp 1[sửa | sửa mã nguồn]

Trận chung kết được bắt đầu vào lúc 19:30 theo giờ địa phương, với U-22 Thái Lan là những người được giao bóng trước. Ngay sau tiếng còi khai cuộc của trọng tài Al-Hatmi, đoàn quân của huấn luyện viên Indra Sjafri đã sớm tỏ rõ thế chủ động khi quyết định dâng cao đội hình ngay từ đầu. Cơ hội đầu tiên của họ đến ở phút thứ 3, khi Marselino tung cú nã đại bác tầm xa đi vọt xà ngang. Bốn phút sau, thủ môn Ernando lao ra truy cản Teerasak bên ngoài vòng cấm để ngăn pha phản công nhanh của U-22 Thái Lan, nhận tấm thẻ vàng đầu tiên của trận đấu. Phút thứ 10, tiếp tục là Marselino đi bóng qua hàng phong ngự của đối phương nhưng cú dứt điểm của anh lại đi vọt xà. Phút thứ 18, trung vệ Komang dâng cao và tung cú sút xa bất ngờ về phía khung thành của U-22 Thái Lan, song bóng đã đi ra ngoài. Tuy vậy, Indonesia đã không phải chờ đợi quá lâu để có bàn thắng mở tỷ số ở phút thứ 21. Từ quả ném biên rất mạnh của Dewangga, tiền đạo Sananta cắt mặt đánh đầu đưa bóng đập chân hậu vệ Songchai của Thái Lan bay vào lưới trong sự bất lực của thủ môn Soponwit. Có được bàn thắng dẫn trước, Indonesia thi đấu hưng phấn và liên tục gây sức ép bên phần sân đối phương Trong khi đó, U-22 Thái Lan đẩy cao đội hình tìm kiếm bàn gỡ; họ có được những pha uy hiếp khung thành của thủ môn Ernando ở những phút cuối hiệp đấu nhưng đều không thành công. Họ thậm chí còn để thủng lưới thêm ở phút bù giờ cuối cùng của hiệp 1, khi Sanata tận dụng sự thiếu ăn ý giữa hai trung vệ Thái Lan đưa bóng qua đầu thủ môn Soponwit đi vào lưới trống, sau đường chuyền dài của Ridho. Hiệp 1 khép lại với cách biệt hai bàn cho U-22 Indonesia.

Hiệp 2[sửa | sửa mã nguồn]

Sang hiệp hai, U-22 Thái Lan tung tiền vệ công Purachet vào sân thay Chayapipat để cải thiện hàng công, trong khi tiền vệ phòng ngự Ananda là người thay thế cho Muhammad Taufany bên phía U-22 Indonesia. Đội bóng áo đỏ tiếp tục duy trì lối chơi phòng ngự chặt chẽ, sẵn sàng phạm lỗi ở xa cầu môn để gây khó khăn cho đối thủ. Cùng lúc đó, U-22 Thái Lan vẫn nỗ lực dâng cao nhằm tìm kiếm cơ hội ghi bàn, và đến phút 52, Settasit đã có một cú sút xa, căng chìm sau một pha phối hợp, trước khi thủ môn Ernando đổ người cứu thua cho U-22 Indonesia. Phút thứ 58, thủ môn Ernando nằm sân sau pha va chạm với cầu thủ Thái Lan; Teerasak tiến đến kéo áo thủ môn Indonesia ám chỉ đối thủ câu giờ và phải nhận thẻ vàng vì hành động này. 7 phút sau, Thái Lan được hưởng một quả phạt góc bên cánh trái của Channarong, và tiền đạo Anan đã băng vào đánh đầu chính xác làm tung lưới của Indonesia, rút ngắn tỷ số xuống còn 1–2. Bàn thắng này đã khiến cục diện trận đấu thay đổi theo cách nghẹt thở, khi Indonesia chủ động đá phòng ngự phản công nhằm chờ đợi thời cơ kết liễu đối thủ còn Thái Lan liên tục hãm thành để nuôi hy vọng san bằng tỷ số. Những phút cuối trận, khung thành cả hai bên đều liên tiếp bị đe doạ. Phút thứ 87, sau một tình huống phản công nhanh của U-22 Indonesia, bóng được đẩy lên phía trên cho Witan nhưng pha đẩy bóng hơi dài khiến cho Soponwit vừa kịp lao ra bịt góc sút của tiền vệ này. Ngay sau đó, Thái Lan đã đáp trả với một tình huống gần tương tự của Teerasak, nhung bị thủ môn Ernando cản phá ở cú chạm bóng cuối cùng. Các cầu thủ Indonesia trong khoảng thời gian bù giờ cuối hiệp đã tranh thủ nằm sân nhiều lần và thực hiện nhiều quyền thay đổi người để kéo dài thời gian.

Bước ngoặt của trận đấu xảy đến ở phút bù giờ thứ 9 của hiệp 2. Các thành viên ban huấn luyện của Indonesia đã ôm nhau ăn mừng ngay khi tiếng còi của trọng tài vừa cất lên vì nghĩ rằng đó là hồi còi kết thúc trận đấu, nhưng họ đã nhầm lẫn khi trọng tài đang cho Thái Lan được hưởng một quả đá phạt. Tận dụng cơ hội cuối cùng này, cầu thủ mới vào sân thay người Yotsakorn Burapha đi bóng vào vòng cấm, vượt qua hai hậu vệ Indonesia và dứt điểm tung lưới của thủ thành Ernando, ghi bàn gỡ hòa 2-2 đầy kịch tính. Trong niềm vui vỡ òa, ban huấn luyện và các cầu thủ Thái Lan đã tràn ra bên ngoài sân, thậm chí còn chạy đến khu vực kỹ thuật của Indonesia và ăn mừng đầy khiêu khích ngay trước mặt đối thủ. Chứng kiến hành động này, tiền đạo dự bị Titan Agung của U-22 Indonesia đã lao đến đạp vào một thành viên ban huấn luyện Thái Lan, mở đầu cho một cuộc xô xát giữa đôi bên. Các cầu thủ và ban huấn luyện U-22 Indonesia cũng phản ứng quyết liệt với quyết định của trọng tài, buộc lực lượng cảnh sát trên sân phải can ngăn. Hòa nhau với tỷ số 2–2 sau 90 phút thi đấu chính thức, U-22 Indonesia và U-22 Thái Lan phải tiếp tục bước vào 30 phút hiệp phụ.

Hiệp phụ và màn hỗn chiến gây tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay từ phút đầu tiên của hiệp phụ thứ nhất, tận dụng sai lầm của hậu vệ Songchai Thongcham, Irfan Jauhari băng vào vòng cấm, bấm bóng kỹ thuật hạ thủ môn Soponwit, giúp Indonesia vượt lên dẫn trước 3–2. Lần này, đến lượt Indonesia có màn ăn mừng đáp trả đối thủ, dẫn đến một cuộc xô xát tiếp theo bên ngoài sân bóng. Hàng loạt cầu thủ, quan chức và nhân viên hai đội lao vào đấm đá, thách thức lẫn nhau. Trưởng đoàn Kombes Pol Sumardji của đội Indonesia cũng có mặt để can ngăn nhưng đã bị một số thành viên của Thái Lan đánh và đấm, khiến mặt Sumardji đỏ bừng, chảy máu mũi và miệng. Cảnh tượng hỗn loạn chỉ lắng xuống khi đội cảnh sát cơ động đến can thiệp. Trọng tài phải nhờ các giám sát vào cuộc xác định những người gây hấn, đồng thời rút tổng cộng năm thẻ đỏ phạt cầu thủ và ban huấn luyện hai bên. Hai trong số đó được dành cho thủ môn Thái Lan Soponwit và trung vệ Indonesia Komang với hành vi bạo lực ngay trước mặt trong tài, cùng với 2 thành viên ban huấn luyện Thái Lan và 1 người bên phía Indonesia bị đuổi lên khán đài. Trận đấu đã bị tạm dừng trong khoảng hơn 8 phút.

Phút thứ 102, trung vệ Jonathan Khemdee nhận thẻ vàng thứ 2 rời sân sau pha phạm lỗi với cầu thủ Indonesia. Có được lợi thế về quân số, đội bóng xứ vạn đảo tấn công dồn dập hàng thủ Thái Lan; hàng loạt tình huống nguy hiểm được tạo ra bởi những Fajar hay Marselino. Hệ quả là ở phút thứ 106, Fajar đã có pha xoay người tung cú sút hiểm hóc từ rìa vòng cấm, ghi bàn thắng thứ 4 cho Indonesia. Càng về cuối hiệp phụ thứ 2, các cầu thủ U-22 Thái Lan càng lộ rõ sự xuống sức. Nhiều cầu thủ áo xanh không còn có thể tranh chấp trực tiếp với các chân sút bên phía U-22 Indonesia. Họ thoát được một quả phạt đền trực tiếp sau tình huống Farha bị phạm lỗi trong vòng cấm, tuy nhiên chỉ sau đó ít phút họ chỉ còn 8 người trên sân, khi Teerasak phải nhận thẻ vàng thứ 2. Bị dẫn bàn lại chơi thiếu người trong lúc thể lực suy giảm nặng nề, U-22 Thái Lan nhận thêm bàn thua thứ 5 do công của Beckham Putra ở phút thứ 120. Chung cuộc, U-22 Indonesia đã giành chiến thắng trước U-22 Thái Lan với tỷ số 5–2, qua đó sở hữu tấm huy chương vàng đầu tiên sau 32 năm chờ đợi.

Chi tiết[sửa | sửa mã nguồn]

Indonesia (4–5–1): GK 20 Ernando Ari

Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
7'RB 2 Bagas Kaffa CB 4 Komang Teguh
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
28'
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
94'CB 5 Rizky Ridho (c) LB 13 Haykal Alhafiz
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
106'DM 19 Alfeandra Dewangga
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
67'
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
70'CM 7 Marselino Ferdinan CM 15 Taufany Muslihuddin
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
46'RW 14 Fajar Fathur Rahman LW 8 Witan Sulaeman
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
90+3'CF 9 Ramadhan Sananta
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
48'
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
55'Cầu thủ dự bị: GK 1 Adi Satryo DF 3 Rio Fahmi
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
90+3'DF 16 Muhammad Ferarri
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
70'MF 6 Ananda Raehan
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
46'MF 10 Beckham Putra
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
120+1'
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
106'FW 11 Jeam Kelly Sroyer FW 17 Irfan Jauhari
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
55'FW 18 Titan Agung
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
90+11'Huấn luyện viên:
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Indra Sjafri Thái Lan (4–4–2): GK 1 Soponwit Rakyart
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
94'RB 2 Bukkoree Lemdee
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
30'CB 5 Songchai Thongcham
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
95'CB 4 Jonathan Khemdee
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
28'
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
102'LB 3 Chatmongkol Rueangthanarot
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
41'CM 6 Airfan Doloh (c)
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
73'
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
73'CM 19 Chayapipat Supunpasuch
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
8'
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
46'RW 7 Channarong Promsrikaew AM 17 Settasit Suwannasit
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
87'LW 10 Achitpol Keereerom
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
30'CF 8 Teerasak Poeiphimai
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
58'
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
118'Cầu thủ dự bị: GK 20 Thirawut Sraunson
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
95'DF 12 Apisit Saenseekammuan
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
78'
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
73'DF 13 Pongsakorn Trisat
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
30'DF 15 Jakkapong Sanmahung MF 14 Purachet Thodsanit
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
46'MF 16 Leon James MF 18 Thirapak Prueangna FW 9 Yotsakorn Burapha
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
87'FW 11 Anan Yodsangwal
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
90+7'
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
30'Huấn luyện viên:
Chung kết sea games 30 ngày bao nhiêu
Issara Sritaro

Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

Sau trận đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Indonesia đã giành tấm huy chương vàng SEA Games thứ ba trong lịch sử ở môn bóng đá nam và là tấm huy chương vàng đầu tiên từ sau chức vô địch trước chính Thái Lan vào năm 1991, chấm dứt cơn khát danh hiệu của họ trong suốt 32 năm. Đây là chiến thắng đầu tiên của Indonesia kể từ khi môn bóng đá nam tại SEA Games trở thành cuộc thi theo nhóm tuổi vào năm 2001, giúp cho họ vươn lên cân bằng với Việt Nam về số lượng huy chương vàng bóng đá nam ở tất cả các kỳ Đại hội từ năm 1959 (đều có 3 huy chương vàng), xếp sau Thái Lan (16 lần), Malaysia (6 lần) và Myanmar (5 lần). Indonesia cũng trở thành quốc gia thứ tư vô địch bóng đá nam SEA Games với thành tích toàn thắng (sau Myanmar các năm 1967 và 1973, Malaysia năm 1989, Thái Lan các năm 1993, 2001, 2005, 2007 và 2015) và là quốc gia thứ hai làm được điều này kể từ năm 2001.

Đối với Thái Lan, thất bại trước U-22 Indonesia đã đánh dấu lần thứ ba liên tiếp họ không thể giành được tấm huy chương vàng ở môn bóng đá nam, lần đầu tiên kể từ năm 1991. Cùng với việc đội tuyển nữ nước này thất bại lần thứ 4 liên tiếp trong việc tìm kiếm huy chương vàng, đây tiếp tục là một kỳ SEA Games thất bại đối với nền bóng đá hàng đầu khu vực. U-22 Thái Lan nói riêng và bóng đá nói chung trở thành những cái tên gây thất vọng nhất ở SEA Games 32, theo một khảo sát của Đại học Kasem (Thái Lan). Trận chung kết này cũng đánh dấu lần đầu tiên đại diện Thái Lan để thủng lưới tới 5 bàn ở trận tranh huy chương vàng (trước đó họ chỉ để lọt lưới nhiều nhất 3 bàn, ở các kỳ Đại hội năm 1959 và 1969) và là trận thua đậm nhất với tỷ số cao nhất trong các trận chung kết SEA Games của Thái Lan. Trong lịch sử tham dự của Thái Lan tại Đại hội, chỉ có một trận đấu khác họ để thua đến 5 bàn là trận gặp đội tuyển Việt Nam Cộng hòa tại bán kết năm 1967. Ngoài ra, U-22 Thái Lan cũng trở thành đội bóng nhận nhiều bàn thua nhất ở trận chung kết trong lịch sử môn bóng đá nam tại SEA Games.

Với 14 thẻ vàng và 7 thẻ đỏ (trong đó có 2 thẻ đỏ gián tiếp), trận đấu cũng đi vào lịch sử Đại hội với tư cách là trận đấu bóng đá có nhiều thẻ phạt nhất. Kỷ lục này thậm chí còn vượt qua cả kỷ lục về số thẻ phạt trong một trận đấu của World Cup, khi đã có đến 18 thẻ vàng và 1 thẻ đỏ được rút ra trong trận đấu giữa Hà Lan và Argentina tại vòng tứ kết World Cup 2022.

Tại Indonesia, các hoạt động ăn mừng đã diễn ra tại thủ đô Jakarta vào sáng 19 tháng 5, khi đội tuyển U-22 Indonesia trở về nước từ Campuchia. Hàng vạn người hâm mộ đã vây kín chiếc xe buýt chở các cầu thủ Indonesia trong lễ diễu hành, hát vang các bài hát chiến thắng, đi kèm những phụ kiện cổ vũ và lá cờ đỏ trắng, quốc kỳ của Indonesia. Nhiều tuyến đường ở thủ đô Jakarta đã tắc nghẽn hơn 2 giờ đồng hồ, chủ yếu ở khu vực xung quanh tòa nhà Bộ Thanh niên và Thể thao Indonesia và sân vận động Gelora Bung Karno. Chiến thắng của U-22 Indonesia đã nhận được sự động viên và chúc mừng tới từ Tổng thống nước này Joko Widodo, thông qua tài khoản Twitter chính thức của ông.

Truyền thông[sửa | sửa mã nguồn]

"Một trận chung kết xấu xí và hỗn loạn. Đây là cuộc đối đầu sẽ được ghi nhớ vì những quyết định sai lầm"

— Trang ESPN Asia nêu nhận định về trận chung kết SEA Games 32.

Sự việc xảy ra trong trận chung kết đã thu hút sự quan tâm của truyền thông trong và ngoài khu vực Đông Nam Á. Tờ Marca (Tây Ban Nha) đăng tải lại video của vụ đánh nhau giữa U-22 Thái Lan với U-22 Indonesia và gọi đó là "vụ lộn xộn lớn nhất trong năm". Tờ này cũng nhận định những quyết định khó hiểu của trọng tài đã là nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa cầu thủ hai đội. Trang ESPN Asia khẳng định tấm huy chương vàng của U-22 Indonesia đã bị hoen ố bởi những cuộc đụng độ xấu xí: "...Chiến thắng này của U-22 Indonesia dường như không trọn vẹn. Thật đáng tiếc khi vinh quang của Indonesia, bộ mặt của bóng đá Đông Nam Á cuối cùng lại bị những cảnh tượng ô nhục làm hỏng, thay vì những màn trình diễn đẹp đẽ của một trận chung kết SEA Games hấp dẫn". Một số hãng tin khác như Sky Sports (Anh), Centre Goals, Morning Express (Ấn Độ) cũng đưa tin và đưa ra những bình luận chỉ trích về cuộc hỗn chiến.

Kỷ luật[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp hội bóng đá Thái Lan (FAT) đã chỉ định một ủy ban điều tra tiến hành tìm hiểu kỹ sự việc và tuyên bố sẽ có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với những người tham gia vụ ẩu đả. Ba thành viên ban huấn luyện U-22 Thái Lan bị đình chỉ làm nhiệm vụ ở các cấp độ đội tuyển trong 1 năm, cùng hai cầu thủ Soponwit Rakyath và Teerapak Pruengna bị cấm thi đấu cho các ĐTQG nước này trong vòng 6 tháng. Giám đốc kỹ thuật kiêm trưởng đoàn U-22 Thái Lan Yuttana Yimkarun cũng đã quyết định nộp đơn từ chức sau sự việc. Ủy ban Olympic quốc gia Indonesia (NOC) kêu gọi Hiệp hội bóng đá nước này (PSSI) báo cáo sự việc lên FIFA để phối hợp xử lý, đồng thời cảnh báo đội U-22 Indonesia phải sẵn sàng chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.

Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) bày tỏ sự thất vọng về vụ ẩu đả xảy ra ở trận chung kết SEA Games 32 và cho rằng điều đó đi ngược với tinh thần fair-play của bóng đá. Cơ quan này cũng tuyên bố không đưa ra án phạt tước huy chương, nhưng sẽ phạt tiền và treo giò các cầu thủ, thành viên ban huấn luyện tham gia vụ việc. 3 cầu thủ và 4 thành viên ban huấn luyện Indonesia bị cấm thi đấu và làm nhiệm vụ 6 trận, trong khi án phạt tương tự được dành cho 5 quan chức và 2 cầu thủ bên phía Thái Lan. Ngoài ra, FAT còn phải nộp phạt 10.000 USD vì vụ loạn đả trên.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi đội chỉ có ba cơ hội thay người, cùng với cơ hội thứ tư trong hiệp phụ, điều này không bao gồm quyền thay người trong thời gian nghỉ giữa hiệp, trước khi bắt đầu hiệp phụ và giữa hiệp phụ.