Chứng minh rằng: tâm lý người mang tính chủ thể lấy ví dụ mình hóa

Hiện nay, có nhiều trường phái và quan điểm xoay quanh chủ đề quan điểm về bản chất hiện tượng tâm lý người. Dưới đây là ba quan điểm được áp dụng nhiều nhất bao gồm:

Quan điểm duy tâm cho rằng: Tâm lý con người do thượng đế sáng tạo ra và nhập vào thể xác con người. Tâm lý không phụ thuộc vào khách quan cũng như điều kiện thực tại của cuộc sống.

Quan điểm duy vật tầm thường: Tâm lý, tâm hồn được cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra như gan tiết ra mật. Họ đồng nhất cái vật lý, cái sinh lý với cái tâm lý. Phủ nhận vai trò của chủ thể, tính tích cực, năng động của tâm lý, ý thức, phủ nhận bản chất xã hội của tâm lý.

Quan điểm duy vật biện chứng: Bản chất hiện tượng tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗi người. Tâm lý người mang bản chất xã hội và tính lịch sử.

Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan

Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗi người. Trong đó, phản ánh là quá trình tác động qua lại hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết [hình ảnh]. Tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động.

Các loại phản ánh tâm lý người là gì?

Phản ánh cơ học: như viên phấn được dùng để viết lên bảng để lại vết trên bảng và ngược lại bảng làm mòn [để lại vết] trên đầu viên phấn.

Phản ánh vật lý: Mọi vật chất đều có hình thức phản ánh này. Như khi mình đứng trước gương thì mình thấy hình ảnh của mình qua gương.

Phản ánh sinh học: Phản ánh này có ở thế giới sinh vật nói chung. Ví dụ như Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời mọc.

Phản ánh hóa học: Là sự tác động của hai hợp chất tạo thành hợp chất mới. Như H2 + O2 -> H2O

Phản ánh xã hội: Phản ánh các mối quan hệ trong xã hội mà con người là thành viên sống và hoạt động. Như trong cuộc sống cần có sự giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau như câu “Lá lành đùm lá rách.”

Phản ánh tâm lý: Là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất. Đó là kết quả của sự tác động của hiện thực khách quan vào não người và do não tiến hành.

Điều kiện cần để có phản ánh tâm lý người là gì?

Sản phẩm của sự phản ánh đó là hình ảnh tâm lý trên vỏ não mang tính tích cực và sinh động. Nó khác xa về chất so với các hình ảnh cơ học, vật lý, sinh lý,…

Hình ảnh tâm lý mang tính tích cực và sinh động: Hình ảnh tâm lý mang tính tích cực bởi kết quả của lần phản ánh trước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lần phản ánh sau. Nhờ đó con người tích lũy được kinh nghiệm mới có sự tồn tại và phát triển.

Giả dụ trong một lần đi chơi ta quen được một người và có ấn tượng tốt về người đó. Một thời gian sau gặp lại ta bắt gặp một hành động không hay của người đó. Thì thoạt tiên chúng ta sẽ không tin người đó có thể hành động như vậy. Và suy nghĩ nhiều lý do để biện minh cho hành động đó. Do đó có thể nói, kết quả của lần phản ánh trước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lần phản ánh sau.

Hình ảnh tâm lý còn mang tính chủ thể và đậm màu sắc cá nhân: Ví dụ hai điều tra viên cùng tham gia khám nghiệm hiện trường nhưng do trình độ nhận thức, chuyên môn,…khác nhau nên kết quả điều tra khác nhau. Hay con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt.

 Nguyên nhân

+ Mỗi người có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ.

+ Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau.

+ Đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống dẫn đến tâm lí của người này khác với tâm lý của người kia.

Tuy nhiên không phải cứ hiện thực khách quan trực tiếp tác động đến não là có hình ảnh tâm lý. Muốn có hình ảnh tâm lý thì điều kiện đủ là phải thông qua con đường hoạt động và giao tiếp.

Tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử

Nguồn gốc của tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử

Thế giới khách quan [thế giới tự nhiên và xã hội]: Trong đó nguồn gốc xã hội là quyết định bản chất hiện tượng tâm lý người, thể hiện qua: Các mối quan hệ kinh tế-xã hội, đạo đức, pháp quyền, mối quan hệ con người – con người, từ quan hệ gia đình, làng xóm, quê hương, quan hệ cộng đồng, nhóm,…

Các mối quan hệ trên quyết định bản chất hiện tượng tâm lý người [như Mark nói: Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội]. Trên thực tế, nếu con người thoát ly khỏi các mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa con người với con người thì tâm lý người sẽ mất bản tính người.

Ví dụ: Rochom P’ngieng mất tích năm 1989 khi đi chăn trâu. Sau 18 năm, Rochom được tìm thấy khi trên người không mặc quần áo và di chuyển như một con khỉ. Nói chuyện hay giao tiếp chỉ phát ra những tiếng gừ gừ, những âm thanh vô nghĩa, không thể hòa nhập vào cuộc sống con người.

Từ đó có thể thấy tâm lý người chỉ hình thành khi có điều kiện cần và đủ là sự tác động của hiện thực khách quan lên não người bình thường và phải có hoạt động và giao tiếp.

* Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội, là sản phẩm của con người với tư cách là chủ thể xã hội. Chủ thể của nhận thức và hoạt động của giao tiếp một cách chủ động và sáng tạo.

Ví dụ: Như ví dụ trên, Rochom do không tham gia hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ với con người nên không có tâm lý người bình thường.

Cơ chế hình thành nguồn gốc tâm lý người là gì?

Cơ chế lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Hoạt động và mối quan hệ giao tiếp của con người có tính quyết định.

Ví dụ: Một đứa trẻ khi sinh ra chúng như một trang giấy trắng. Nhưng sau một thời gian được bố mẹ chăm sóc, dạy dỗ, được tiếp xúc với nhiều người. Thì nó ngày càng học hỏi, lĩnh hội, tiếp thu và hiểu biết nhiều hơn về mọi việc xung quanh.

Tâm lý hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lí của mỗi con người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng.

Tuy nhiên không phải là sự “copy” một cách máy móc mà đã được thay đổi thông qua đời sống tâm lý cá nhân. Chính vì thế mỗi cá nhân vừa mang những nét chung đặc trưng cho xã hội lịch sử, vừa mang những nét riêng tạo nên màu sắc của mỗi cá nhân.

Ví dụ về các hiện tượng tâm lý người về định kiến xã hội: Trước đây thì xã hội rất định kiến về việc có thai trước khi cưới nhưng bây giờ xã hội biến đổi, sống phóng túng hơn nên con người xem vấn đề đó là bình thường.

Tóm lại, tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử. Nó là hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người thông qua hoạt động và giao lưu tích cực của mỗi con người. Trong những điều kiện xã hội lịch sử nhất định. Nó có bản chất xã hội, tính lịch sử và tính chủ thể.

Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: ; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: . Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Tâm lý người mang tính chủ thể bởi:

  • Tâm lý người có bản chất là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông quan chủ thể. [bản chất của tâm lý người].
  • Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng dạng vận động. Nói một cách chung nhất, phản ánh lả quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là đổ lại dấu vết [hình ảnh] tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thông chịu sự tác động. Trong đó có phản ánh tâm lý là loại phản ánh đặc biệt.
  • Phản ánh tâm lý tạo ra “hình ảnh tâm lý” [bản “sao chép”, “bản chụp”] về thế giới. Hình ảnh tâm lý là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào não.

Ví Dụ: Một người ăn xin đến xin tiền một người đàn ông, nhưng người đàn ông này đang trong trạng thái giận dữ, không vui vẻ thì chắc chắn người đàn ông này không cho và bỏ đi. Nhưng cũng với người ăn xin đó đến xin tiền một người khác. Người này đang vui vẻ, tâm trạng thoải mái cùng với tấm lòng thương người thì người này sẽ nhìn người ăn xin đó với ánh mắt đồng cảm và sẽ giúp đỡ người ăn xin đó. Nguyên nhân của sự khác nhau đó là do mỗi người có những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục cũng không như nhau và đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu là khác nhau. Vì vậy tâm lý người này khác với tâm lý người kia. 

Tính chủ thể trong hình ảnh tâm lý

  • Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân [hay nhóm người] mang hình ảnh tâm lý đó, hay nói cách khác, hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan. Tính chủ thê của hình ảnh tâm lý thể hiện ở chỗ: mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, đưa cái riêng của mình [về nhu cầu, xu hướng, tính khí, năng lực]… vào trong hình ảnh đó, làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan. Hay nói cách khác, con người phản ánh thê giới bằng hình ảnh tâm lý, thông qua “lăng kính chủ quan” của mình.

Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý

  • Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau xuất hiện những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau.
  • Cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào những thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau vói trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau, có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy.
  • Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất.
  • Cuối cùng thông qua các mức độ và sắc thái tâm lý khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực.

Ví Dụ: A và tôi cùng nhau mô tả về thân chủ. Người mà chúng tôi mới gặp.
A: Anh ấy có vóc dáng cao, thân hình hơi gầy và có mái tóc đen. Khuôn mặt anh ấy lúc ấy không được thân thiện cho lắm.
Tôi: Vóc dáng anh ấy thuộc dạng trung bình, người gầy và có mái tóc hơi ngả vàng bởi lúc anh ấy mới ở ngoài cửa có ánh nắng tôi đã thấy. Còn trông anh ấy khá thân thiện.
=> Tính chủ thể của A và tôi khá khác nhau. Mỗi người đều mang kinh nghiệm cá nhân để mô tả về thân chủ mới gặp. Hoàn cảnh khác nhau A và tôi đã nhìn màu tóc của thân chủ khác nhau. Và chúng tôi đã cảm nhận, tỏ thái độ khác nhau về thái độ của thân chủ.

Ví Dụ: Nhạc sĩ sáng tác bài hát. Trong ví dụ này cho thấy: thông qua hoạt động sáng tác mà toàn bộ tâm lý, tâm tư tình cảm của tác giả đã kết tinh lại ở bài hát. Và bài hát đó mang chính những cảm xúc của tác giả. Như vậy trong quá trình hoạt động con người đã biến năng lực hoạt động của mình thành sản phẩm hoạt động; chuyển ý, tâm trạng, tình cảm của mình vào sản phẩm đó.

Ví Dụ về ca dao, tục ngữ

  • 9 người 10 ý
  • Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. –Nguyễn Du
  • Sống mỗi người mỗi nết, Chết mỗi người mỗi tật.

Ứng dụng:

  • Tâm lý người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học, giáo dục cũng như trong quan hệ ứng xử phải chú ý đến nguyên tắc sát đối tượng. Luôn tôn trọng ý kiến của người khác.
  • Tránh nhìn vấn đề một cách phiến diện chủ thể, hãy xem xét nhiều khía cạnh để đưa ra kết luận.

Video liên quan

Chủ Đề