Clo4 đọc là gì

Cách đọc tên một số hợp chất Vô cơ thường gặp
I. Hợp chất nhị tố
 * Khi gọi tên các hợp chất nhị tố, tên của nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn sẽ đọc trước, nguyên tố có độ âm điện lớn hơn đọc sau và thêm đuôi "ua" [Trừ Oxi thành Oxit].
 * Nếu với những chất có nhiều hóa trị thì ta đọc kèm theo hóa trị của chúng [viết bằng số La Mã và để trong ngoặc].
  Ví dụ: KBr : Kali Bromua; Rb2S : Rubidi sunfua; SrO : Stronti Oxit; Cu2O : Đồng [I] Oxit; CuO : Đồng [II] oxit.
* Với các hợp chất cộng hóa trị : thì ta đọc theo mẫu sau.
Cách đọc: Chỉ số trong CT + Tên nguyên tố + chỉ số trong CTPT + Tên nguyên tố.....
Ví dụ: SO2 : Lưu huỳnh đioxit; SO3 : Lưu huỳnh trioxit; S2F10 : Đi Lưu huỳnh đeca Florua.
Ta sử dụng các tiền tố theo tiếng Hi Lạp và La Mã : Mono, đi, tri, tetra, penta, hexa, hepta, octa, nona, đeca ..... để chỉ các chỉ số của nguyên tố tương ứng trong hợp chất lần lượt bằng : 1 đến 10.
Chú ý:
* Thường thì tiền tố mono không được đọc kèm theo.
* Các ion OH-, CN-, SCN-, NH4+ .... được đọc là : Hiđroxit, Xianua, Sunfoxianua [thioxianat], Amoni ...
* Với các axit : Ở trạng thái nguyên chất thì ta đọc như đã nêu trên còn khi hòa tan vào nước thành dung dịch Axit thì ta thêm đuôi "Hiđric" vào đằng sau.
Ví dụ: HCl: A. Clohiđric ; H2S: A. Sunfu Hiđric; HCN: A. xian hiđric.
II. Các hợp chất tam tố
1. Với các Axit
Ta xét ví dụ sau:
Công thức  Số Oxh      Tên hợp chất   
HCl                  -1            A. Clo hiđric
HClO              +1            A. hipoclorơ
HClO2            +3            A. Clorơ
HClO3            +5            A. Cloric
HClO4            +7            A. peCloric
H2SO3           +4            A. Sunfurơ
H2SO4           +6            A. Sunfuric
H3PO3           +3            A. photphorơ
H3PO4           +5            A. photphoric
Nhận xét:
* Người ta dùng hậu tố "ơ" để chỉ trạng thái Oxi hóa thấp của nguyên tử trung tâm. Còn hậu tố "ic" để chỉ trạng thái Oxi hóa cao của nguyên tử trung tâm. Nguyên tử trung tâm là nguyên tố ở trong hợp chất có số Oxi hóa trong hợp chất có giá trị tuyệt đối cao nhất.
Ví dụ: Trong H2SO4 thì lưu huỳnh là nguyên tử trung tâm.
* Các axit có đuôi "ic" [ta sẽ gọi tắt là A. "ic"] hay gặp là: H2CO3, H2SO3; HNO3, H3PO4, H2SO4, HClO3, HBrO3, HIO3 ...
* Nếu ta chọn A. "ic" làm chuẩn thì ta có cách gọi tên như sau:
        + Nếu A. có ít hơn một nguyên tử Oxi so với A. "ic" thì ta bỏ đuôi "ic" và thêm đuôi "ơ" và gọi là A. "ơ".
        + Nếu A. có ít hơn 1 nguyên tử Oxi so với A. "ơ" thì ta giữ nguyên đuôi ơ và thêm tiền tố "hipo" vào trước.
        + Nếu Axit có nhiều hơn 1 nguyên tử Oxi so với Axit "ic" thì ta giữ nguyên đuôi "ic" và thêm tiền tố "pe" vào trước đó.
2. Đối với muối
Ta gọi tên muối của A. tương ứng thì ta giữ nguyên hoàn toàn chỉ biến đuôi "ơ" thì thành "it", đuôi "ic" thành đuôi "at''.
Nếu muối có chứa "Hiđro" thì tùy vào số lượng nguyên tử Hiđro mà ta thêm các tiền tố đi, tri, tetra .... vào đằng trước.
Chú ý: Một số chất do tìm ra từ rất lâu nên vẫn gọi theo tên thông dụng như Nước [H2O], Amoniac [NH3], Hiđrazin [N2H4].....
Luyện tập
Hãy gọi tên các hợp chất sau: HNO3, HNO2, HIO, HIO2, HIO3, HIO4, HBrO, HBrO3, HBrO4, N2O4, As4O6, CS2, P2O5, NaH,  LiClO4, NaHSO3, NaHSO4, KH2PO4, NaClO, [NH4]2SO4, Ni[CN]2, BaO2, H2O2.

HClO4 Axit Pecloric là gì? Axit pecloric có cấu tạo phân tử và tính chất lý hóa như thế nào? Cách điều chế HClO4 trong công nghiệp và phòng thí nghiệm ra sao? Acid percloric có những ứng dụng quan trọng nào? Lưu ý gì khi sử dụng, bảo quản loại hóa chất này để đảm bảo an toàn, hiệu quả? Cùng đón đọc bài viết sau của VietChem để có câu trả lời cho những câu hỏi trên.

Mục lục

  • HClO4 axit pecloric là gì?
  • Công thức phân tử acid percloric
  • Tính chất vật lý của HClO4
    • 1. HClO4 là chất điện li mạnh hay yếu?
    • 2. Tính chất khác
  • Tính chất hóa học của axit pecloric HClO4
  • Điều chế axit HClO4
    • 1. Trong công nghiệp
    • 2. Trong phòng thí nghiệm
  • Những ứng dụng quan trọng của axit HClO4
    • 1. Trong công nghiệp
    • 2. Trong hóa học
  • Lưu ý sử dụng và bảo quản an toàn axit pecloric HClO4

HClO4 axit pecloric là gì?

HClO4 là công thức hóa học của một hợp chất vô cơ có tên axit pecloric. Nó thường ở dạng chất lỏng không màu và là một axit rất mạnh so với axit sulfuric hay axit nitric. Đồng thời nó cũng là một chất oxi hóa mạnh, rất dễ tan trong nước và dễ gây ra cháy nổ.

HClO4 axit pecloric là một axit rất mạnh, có thể gây ăn mòn kim loại và mô

Công thức phân tử acid percloric

Công thức cấu tạo của axit pecloric

Tính chất vật lý của HClO4

1. HClO4 là chất điện li mạnh hay yếu?

Cùng với các axit như HCl, HNO3, H2SO4,… thì HClO4 cũng là một trong số những chất điện li mạnh. HClO4 là hợp chất rất dễ tan trong nước và tạo với nước các hidrat HClO4.nH2O [n=1,2,3].

HClO4 → H+ + ClO4-

2. Tính chất khác

  • Khối lượng mol: 100,46 g/mol
  • Là chất lỏng không màu. HClO4 dạng khan kém bền, dễ bị phân hủy dưới áp suất thường và khi đun nóng tới 100 oC sẽ hóa lỏng với màu đỏ nâu và gây nổ.
  • Khối lượng riêng: 1,67 g/cm3
  • Điểm nóng chảy: -17 oC [hỗn hợp đẳng phí], -112 oC [dạng khan]
  • Điểm sôi: 203 oC [hỗn hợp đẳng phí]

Tính chất hóa học của axit pecloric HClO4

  • Phản ứng oxy hóa khử: tiến hành nhiệt phân HClO4 với sự tham gia của chất xúc tác là P2O5 cùng nhiệt độ tạo ra điclo heptoxit

2HClO4 → H2O + Cl2O7

  • Phản ứng với nhiều chất khác như: PH3, NH2OH, HF, P2O5,…

PH3 + HClO4 → PH4ClO4

HClO4 + NH2OH → [NH3OH]ClO4

P2O5 + 6HClO4 → 3Cl2O7 + 2H3PO4

HClO4 + HF → H2O + ClO3F

KOH + HClO4 → H2O + KClO

 

Điều chế axit HClO4

1. Trong công nghiệp

Điều chế từ natri peclorat và axit clohydric

NaClO4+ HCl → NaCl + HClO4

Axit đặc có thể được tinh chế bằng phương pháp tinh chất

Người ta cũng có thể dùng phương pháp trực tiếp và không sử dụng chất phản ứng là muối, tạo nên anốt của dung dịch nước clo tại điện cực bạch kim.

2. Trong phòng thí nghiệm

Cho bari peclorat phản ứng với axit sulfuric thu được kế tủa bari sunfat cùng axit pecloric

Ba[ClO4]2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HClO4

Ngoài ra, axit pecloric còn được điều chế bằng cách cho axit nitric tác dụng với amoni peclorat. Sản phẩm thu được sau phản ứng là nitơ ôxit và axit pecloric

Những ứng dụng quan trọng của axit HClO4

1. Trong công nghiệp

Axit pecloric được sử dụng để điều chế các muối peclorat, nhất là amoni peclorat. Đây là một trong những nhiên liệu quan trọng trong sản xuất tên lửa. Sự phát triển của ngành công nghiệp tên lửa đã thúc đẩy mạnh việc sản xuất axit pecloric với sản lượng hàng triệu tấn mỗi năm.

HClO4 là một trong những nhiên liệu quan trong chế tạo tên lửa

2. Trong hóa học

  • Với tính axit rất mạnh và là một trong những axit mạnh nhất, axit pecloric được sử dụng trong nhiều sự tổng hợp
  • Đồng thời, nó cũng là một dung môi hữu ích trong sắc ký trao đổi ion
  • Ngoài ra, axit pecloric cũng được ứng dụng trong chạm, khắc lên bề mặt nhôm, môlyđen cùng một số kim loại khác.

Lưu ý sử dụng và bảo quản an toàn axit pecloric HClO4

Cảnh báo nguy hiểm

  • H271: có thể gây cháy hoặc nổ, chất oxy há mạnh
  • H290: có thể ăn mòn kim loại
  • H302: có hại nếu nuốt phải
  • H314: gây bỏng da nặng và tổn thương mắt
  • H373: có thể gây tổn thương các cơ quan [tuyến giáp] nếu phơi nhiễm kéo dài hoặc lặp đi lặp lại

Lưu ý sử dụng và bảo quản an toàn

  • Trang bị đầy đủ các trang thiết bị chuyên dụng khi tiếp xúc
  • Tránh để trộn lẫn với những chất dễ cháy, hợp chất kim loại nặng hay axit hoặc kiềm
  • Để tránh xa nguồn nhiệt
  • Nếu có hiện tượng phơi nhiễm hay có băn khoăn, thắc mắc cần gọi ngay cho trung tâm chống độc hoặc bác sĩ để được giải đáp và có cách xử lý chính xác, kịp thời nhất.

Trên đây là những thông tin cơ bản về HClO4 axit pecloricVietChem muốn chia sẻ đến các bạn đọc. Mong rằng nó có thể giúp ích cho quý bạn đọc khi tìm hiểu về loại hóa chất này. Nếu bạn đang tìm mua các sản phẩm axit pecloric hay các sản phẩm hóa chất khác, hãy truy cập vào website hoachat.com.vn hoặc liên hệ trực tiếp qua số hotline để được tư vấn, báo giá chi tiết nhất.

♻️♻️♻️ Axit Axetic CH3COOH

Chủ Đề