Cô cô tên thật là gì

Trong tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp của cố nhà văn Kim Dung, Tiểu Long Nữ được mô tả là một mỹ nhân với vẻ ngoài thanh tú, quyến rũ nhưng thần sắc lạnh lùng, thanh khiết như băng tuyết.

Trên màn ảnh nhỏ Trung Quốc, hai diễn viên được chọn vào vai Tiểu Long Nữ và được đánh giá là thành công chính là Lưu Diệc Phi và Lý Nhược Đồng. Tuy nhiên, ít khán giả biết rằng, tác giả Kim Dung tạo ra Tiểu Long Nữ với nguyên mẫu là minh tinh Hạ Mộng.

Lý Nhược Đồng vào vai Tiểu Long Nữ. [Nguồn: Sohu]
Lưu Diệc Phi thể hiện vai diễn Tiểu Long Nữ. [Nguồn: Sohu]

Hạ Mộng sinh năm 1933 và là một giai nhân trong giới điện ảnh những năm 1950 - 1960. Vẻ đẹp của Hạ Mộng khiến Kim Dung mê mẩn và từng so sánh bà với tứ đại mỹ nhân trong sách cổ - Tây Thi. Nhà văn Kim Dung từng tỏ tình với Hạ Mộng nhưng bị bà từ chối.

Sở hữu nhan sắc hơn người và tài năng vượt trội, Hạ Mộng trở thành hình mẫu lý tưởng cho mọi phụ nữ và khiến đàn ông thời đó mê đắm. Bà được mô tả là một người đẹp vừa có tài vừa có sắc và nói năng khéo léo.

Bà sinh tại Thượng Hải, Trung Quốc nhưng theo gia đình chuyển tới Hong Kong sinh sống. Bà sống trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật khi cả cha và mẹ đều có niềm yêu thích kinh kịch. Ngay từ khi đi học, bà đã nổi bật ở trường vì tài năng ca hát, nhảy múa và đóng kịch.

Minh tinh Hạ Mộng là nguyên mẫu nhân vật Tiểu Long Nữ của cố nhà văn Kim Dung. [Nguồn: Sohu]

Năm 1950, một vị đạo diễn có con học cùng lớp của Hạ Mộng tìm kiếm diễn viên và Hạ Mộng được giới thiệu. Bà chính thức bước vào con đường nghệ thuật, trở thành diễn viên của nhiều bộ phim và được yêu thích thời đó. Với nhan sắc cuốn hút, bà trở thành người tình trong mộng của nam giới. Trọng sự nghiệp điện ảnh, bà góp mặt trong trên dưới 40 bộ phim.

Bà kết hôn với doanh nhân trẻ Lâm Bảo Thành, một người từng du học và có tài năng kinh doanh. Lâm Bảo Thành là một fan của Hạ Mộng. Trong một lần đoàn làm phim của Hạ Mộng đang quay phim, Lâm Bảo Thành đến phim trường với mong mỏi được theo dõi nữ thần trong lòng mình.

Nhà văn Kim Dung từng si mê và chủ động theo đuổi minh tinh Hạ Mộng. [Nguồn: Sohu]

Tuy nhiên, vì thiếu diễn viên nên đạo diễn ngỏ ý mời Lâm Bảo Thành đóng phim và được ông chấp nhận. Làm việc chung với nhau, tình cảm giữa Hạ Mộng và Lâm Bảo Thành dần nảy sinh. Lâm Bảo Thành chủ động theo đuổi người trong mộng và họ kết hôn vào năm 1954.

Kim Dung gặp Hạ Mộng khi bà đã kết hôn. Ngay trong lần đầu gặp gỡ, cố nhà văn nổi tiếng thừa nhận rằng, ông đã choáng váng và bất ngờ trước nhan sắc của bà.

Thời điểm đó, nhà văn Kim Dung vừa mới ly hôn và Hạ Mộng xuất hiện như một luồng gió mới, khiến cuộc sống của nhà văn nổi tiếng thêm thi vị.

Hạ Mộng là minh tinh tài sắc vẹn toàn của làng giải trí Hong Kong những năm 50-60. [Nguồn: Sohu]

Sau này, Kim Dung nhận xét về bà: "Tây Thi đẹp như thế nào chưa ai nhìn thấy qua. Tôi nghĩ, Tây Thi phải giống như Hạ Mộng thì mới đúng là danh bất hư truyền".

Ông mê mẩn Hạ Mộng tới mức dùng bút danh Lâm Hoan, xin vào công ty điện ảnh Trường Thành làm biên kịch, viết các kịch bản phim cho Hạ Mộng. Ông làm vậy để có thể tiếp xúc với người trong mộng.

Tuy nhiên, thời điểm Kim Dung gặp Hạ Mộng, bà đã kết hôn và có cuộc sống hôn nhân rất hạnh phúc. Do vậy, dù được Kim Dung nhiệt tình và chân thành theo đuổi, Hạ Mộng vẫn chung thủy với chồng.

Một dịch giả làm việc với Kim Dung từng tiết lộ, các nhân vật nữ trong các tác phẩm của cố nhà văn như Hoàng Dung, Tiểu Long Nữ, Vương Ngữ Yên của Kim Dung đều mang bóng hình của Hạ Mộng.

Hạ Mộng và chồng, doanh nhân Lâm Bảo Thành, có cuộc sống hôn nhân viên mãn. [Nguồn: Sohu]

Hạ Mộng và Kim Dung trở thành những người bạn tốt nhưng nữ minh tinh rất biết cách giữ khoảng cách để tránh những lời đồn đại.

Năm 1958, Kim Dung rời Công ty Trường Thành, cùng bạn thành lập tờ báo riêng, vừa viết báo vừa viết tiểu thuyết kiếm hiệp. Ông vẫn dành sự quan tâm cho người đẹp trong mộng sự ưu ái đặc biệt và hay viết bài đăng báo về bà.

Năm 1967, Hạ Mộng quyết định giải nghệ sang Canada định cư cùng chồng. Tuy nhiên, Kim Dung vẫn dành sự quan tâm đặc biệt cho bà và viết bài đăng báo khi bà quay trở về Hong Kong.

Thần Điêu Đại Hiệp là một trong những bộ phim được làm lại nhiều lần nhất trong loạt tác phẩm kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Vai diễn Tiểu Long Nữ, mỹ nhân đẹp nhất dưới ngòi bút của tác giả, có tới 11 người từng đảm nhận, nhưng để lại ấn tượng và được khán giả đánh giá cao chỉ có ba cái tên: Trần Ngọc Liên bản 1983, Lý Nhược Đồng bản 1995 và Lưu Diệc Phi bản 2006.

Trần Ngọc Liên, Lý Nhược Đồng và Lưu Diệc Phi trong tạo hình Tiểu Long Nữ [từ trái qua phải]

Về nhân vật Tiểu Long Nữ, do từ nhỏ đã sống trong hang sâu, chưa từng bước chân ra khỏi Cổ Mộ tối tăm, lại được sư phụ dạy dỗ nghiêm khắc nên rất ngây thơ, lạnh lùng. Nàng suy nghĩ đơn thuần, có chút vô tình. Bản thân Kim Dung cũng miêu tả Tiểu Long Nữ “giá lạnh như băng tuyết; thật chẳng biết nàng mừng hay giận, buồn hay vui".

Điểm chung của Trần Ngọc Liên, Lý Nhược Đồng và Lưu Diệc Phi là đều xứng tầm hóa thân thành Tiểu Long Nữ nếu xét về nhan sắc. Tuy vậy, năng lực diễn xuất và thần thái của mỗi người lại khiến người xem có những tranh cãi và mức độ hài lòng khác nhau.

Trần Ngọc Liên - Thần Điêu Đại Hiệp 1983

Trần Ngọc Liên – một minh tinh sáng giá của điện ảnh xứ Cảng thơm thập niên 1980. Cô là người diễn vai Tiểu Long Nữ bản phim năm 1983 do TVB sản xuất, đóng cặp cùng Lưu Đức Hoa.

Nữ diễn viên ngay từ đầu đã được khán giả đánh giá cao về ngoại hình lẫn diễn xuất, đặc biệt về những cảnh quay võ thuật [cô học võ từ năm 6 tuổi]. Trần Ngọc Liên đã thể hiện một Tiểu Long Nữ dịu dàng, ngây thơ, có chút bí ẩn. Dù có nhiều ý kiến cô có phần yếu đuối hơn so với bản gốc, nhưng nhà văn Kim Dung lại rất hài lòng và nhận xét đây là Tiểu Long Nữ chân thật và gần với nguyên tác nhất. Bản phim năm 1983 cũng được xem là kinh điển.

Lý Nhược Đồng - Thần Điêu Đại Hiệp 1995

Trong lòng rất nhiều khán giả, Lý Nhược Đồng chính là Tiểu Long Nữ kinh điển nhất. Nữ diễn viên khắc họa rất tốt sự phiêu diêu, lạnh lùng của nhân vật. Cô Cô trong phiên bản này toát lên vẻ ngây thơ, thanh tú nhưng không kém phần chín chắn, cương nghị.

Dù kinh nghiệm diễn xuất khi ấy của Lý Nhược Đồng là con số 0, nhưng cô đã lột tả trọn vẹn khí chất “băng thanh ngọc khiết” của Tiểu Long Nữ.

Ngoài ra, tạo hình Tiểu Long Nữ của Lý Nhược Đồng khá đơn giản, không cầu kỳ và được đánh giá gần gũi nhất so với nguyên tác, đúng với câu: “Thiếu nữ ấy mặc bộ đồ lụa màu trắng, tưởng như thân hình ấy đang trong một lớp sương mù”.

Lưu Diệc Phi - Thần Điêu Đại Hiệp 2006

Lưu Diệc Phi từng chia sẻ đã gặp Kim Dung 4 lần trước khi bấm máy quay Thần Điêu Đại Hiệp. Vị tác gia rất nóng lòng được chứng kiến cô hóa thân thành Tiểu Long Nữ và dành lời khen: "Cô gái này sinh ra như để hóa thân thành những nhân vật nữ của tôi".

Mỹ nhân sinh năm 1987 được nhận xét có vẻ đẹp thần tiên thoát tục. Tuy thế, nét diễn của cô bị chê là khá “đơ”, động tác võ thuật rườm rà, không đủ mạnh mẽ.

Trong nguyên tác, Kim Dung từng miêu tả về Cô Cô: "Nàng trạc mười bảy, mười tám tuổi. Trừ mái tóc đen, toàn thân nàng trắng như tuyết, khuôn mặt tú mỹ tuyệt vời, có điều da dẻ trắng xanh, thiếu màu hồn”. Thật trùng hợp khi thời điểm đó Lưu Diệc Phi cũng trạc tuổi của nhân vật. Điều này vừa là khó khăn vừa là lợi thế của nữ diễn viên do chưa có nhiều kinh nghiệm diễn xuất, nhưng bù lại có được nét đơn thuần, trong sáng ở một Tiểu Long Nữ chưa trải sự đời.

Đánh giá về phiên bản Tiểu Long Nữ hoàn mỹ nhất, nhiều khán giả đưa ra ý kiến: “Tiểu Long Nữ đẹp và đúng nghĩa không ai có thể qua được Lý Nhược Đồng”. Một tài khoản khác lại nghiêng về Lưu Diệc Phi: “Không bàn về diễn xuất nếu nói riêng về nhan sắc thì Trần Ngọc Liên hơi thiếu khí chất, bị nhạt nhưng TVB vào thời điểm đó thì đúng là không có ai phù hợp hơn Trần Ngọc Liên. Lý Nhược Đồng thì lạnh lùng và có nét từng trải hơn so với những gì Kim Dung miêu tả về Tiểu Long Nữ. Vẫn thấy Lưu Diệc Phi là phù hợp nhất, có chút ngây thơ, có chút thần tiên”.

Trái với các ý kiến trên, một khán giả viết: “Lý Nhược Đồng xinh đẹp đấy nhưng vì bản thân đã đọc truyện nên thấy Trần Ngọc Liên mới có khí chất Tiểu Long Nữ nhất. Trong ấn tượng của tôi Tiểu Long Nữ được Kim lão gia miêu tả là người thuộc vào dạng khá lạnh, chỉ thể hiện sự nhiệt tình với Dương Quá. Lý Nhược Đồng thể hiện ra sự dịu dàng và hơi có chút đằm thắm khi xem phim rất thích nhưng lại không chuẩn so với nguyên tác. Còn Lưu Diệc Phi có khí chất khá mộng ảo và xinh đẹp, nhưng vì trẻ và diễn xuất non quá nên đọng lại vẫn chỉ là đẹp như thiên tiên”.

[Nguồn: Tiền Phong]

Video liên quan

Chủ Đề