Có nên học Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

Thanh tra thành phố Đà Nẵng đã có kết luận kết quả thanh tra về những sai phạm ở Trường đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Kết quả thanh tra vừa được công bố tại Trường đại học Kiến trúc Đà Nẵng và có hiệu lực ngay sau khi công bố kết luận ngày 25-6-2015.


Trường đại học Kiến trúc Đà Nẵng là cơ sở giáo dục đại học tư thục [ngoài công lập]; chấp hành sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND TP Đà Nẵng; được thành lập theo Quyết định số 270 / QĐ-TTg [ ký ngày 27-11-2006]; hoạt động theo Quy chế quy định, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg [ngày 17-1-2005].

Hiện, trường này có hai cơ sở. Trụ sở chính tại 566, đường Núi Thành, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng là ông Phạm Sĩ Chức; Hiệu trưởng là ông Nguyễn Tấn Quý. Đến tháng 8-2015, trường có 247 giảng viên cơ hữu; 58 cán bộ, nhân viên quản lý.

Trong các năm gần đây, do sinh viên ở lĩnh vực Kiến trúc [nói chung] ra trường rất khó kiếm việc làm, thu hút đầu vào gặp không ít khó khăn, nhưng Trường đại học Kiến trúc Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng riêng, tự chủ vươn lên, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có học vấn cao đẳng, đại học cho khu vực. Đó là thực tế đáng ghi nhận

Song, thật đáng tiếc, từ năm 2013 đến nay, Trường đại học Kiến trúc Đà Nẵng đã có nhiều vi phạm đáng quan ngại, ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, vị thế mới xác lập bước đầu của Trường.

Là cơ sở giáo dục đào tạo luôn truyền giảng các quy chuẩn trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng [và một số lĩnh vực tài chính kinh tế có liên quan]; nhưng lãnh đạo và các phòng, ban chức năng của Trường đại học Kiến trúc Đà Nẵng đã không thực hiện việc kiểm định chất lượng một số công trình xây lắp của trường. Đến tháng 7-2015, Trường chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực cho công trình Nhà học số 2 và Nhà Thư viện [được cơi nới, nâng tầng từ Nhà học số 2]. Đáng quan tâm, bởi Nhà học số 2 là công trình cao tầng [cao bảy tầng, còn có thêm một tầng mái tum]; tổng diện tích sàn xây dựng rất rộng và nặng [5.629,7m2]; đã đưa vào sử dụng từ tháng 10-2009 [gần sáu năm qua]. Công trình Nhà Thư viện [kể trên], dù đã ở tầng tám, nhưng diện tích sàn không nhỏ [720m2]; đưa vào sử dụng từ quý I-2013.

Cùng với việc, trường này vi phạm Điều 27 Luật Kế toán [chưa thực hiện việc in Sổ Kế toán, để lưu trữ]; khi thực hiện các chế độ về bảo hiểm xã hội [BHXH], bảo hiểm y tế [BHYT], bảo hiểm thất nghiệp [BHTN], Trường đại học Kiến trúc Đà Nẵng cũng bộc lộ một số sai phạm, chưa thực hiện đúng quy định.

Cụ thể, ông Nguyễn Nhượng [sinh năm 1960; ký hợp đồng lao động với Trường từ năm 2014] và bà Phan Thị Sự [sinh năm 1966; ký hợp đồng lao động với Trường từ nửa đầu năm 2015] là các đối tượng hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng. Theo Luật, lẽ ra, các ông, bà ấy phải được Trường đại học Kiến trúc Đà Nẵng đóng BHXH, BHYT, BHTN; nhưng Trường đã phớt lờ và không thực hiện. Trong đó, mức lương hợp đồng của bà Phan Thị Sự chỉ là 2,1 triệu đồng/tháng, dưới mức lương tối thiểu Vùng, do Chính phủ quy định tại Nghị định 182/2013/NĐ-CP [ký ngày 14-11-2013]. Như vậy, trường cũng đã vi phạm Nghị định Chính phủ về ký mức lương tối thiểu, mà thực chất là vi phạm quyền và nghĩa vụ đối với những người lao động cụ thể.

Bên cạnh đó, Trường đại học Kiến trúc Đà Nẵng đã nộp thiếu thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 số tiền 305.465.870 đồng. Thanh tra thành phố Đà Nẵng đã kiến nghị Trường đại học Kiến trúc Đà Nẵng nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 là 305.465.870 đồng vào kho bạc Nhà nước.

Thanh tra Đà Nẵng cũng kiến nghị hiệu trưởng Trường đại học Kiến trúc Đà Nẵng tổ chức họp rút kinh nghiệm đối với các bộ phận, cá nhân có liên quan và khắc phục những tồn tại, thiếu sót mà Chánh thanh tra đã kết luận.

Theo Nhân Dân

Video liên quan

Chủ Đề