Có nên tiêm cerebrolysin không

Hiệu quả của Cerebrolysin được chứng minh qua một số thử nghiệm trên súc vật và trên lâm sàng. Cerebrolysin có bản chất là peptid não có tác dụng dinh dưỡng thần kinh rất đặc hiệu, tác động lên não và hệ thần kinh trung ương theo nhiều cơ chế. Cơ chế tác động đa năng của Cerebrolysin được giải thích như sau: 

  • Tăng cường và cải thiện chuyển hóa của tế bào thần kinh, do đó ngăn chặn được hiện tượng nhiễm acid lactic trong thiếu oxy não hoặc thiếu máu não.

  • Điều chỉnh lại dẫn truyền synap thần kinh, từ đó cải thiện được hành vi và khả năng học tập.

  • Có hiệu quả dinh dưỡng thần kinh độc đáo, bao gồm tăng biệt hoá tế bào thần kinh, đảm bảo chức năng thần kinh và bảo vệ tế bào não khỏi các tổn thương do thiếu máu và nhiễm độc gây lên.

Thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát thấy Cerebrolysin cải thiện được tri thức và tâm trạng của người bệnh Alzheimer, bởi vậy làm giảm số bệnh nhân cần chăm sóc. Tổng hợp bệnh nhân được cải thiện tình trạng lâm sàng là 61,7% trên toàn bộ bệnh nhân được điều trị bằng Cerebrolysin (đánh giá được dựa trên tiêu chuẩn CGV: Clinical Global Impression).

Một thử nghiệm lâm sàng khác trên những người bệnh bị sa sút trí tuệ do bệnh mạch não cho thấy sự cải thiện về trí nhớ ở nhóm bệnh nhân được điều trị bằng Cerebrolysin. Người ta cũng nhận thấy có sự cải thiện về hình ảnh lâm sàng tổng quát ở nhóm bệnh nhân này. 

Một nghiên cứu khác trên các bệnh nhân bị mắc 9 bệnh thần kinh khác nhau đã xác nhận hiệu quả của Cerebrolysin qua việc dùng 11 thử nghiệm tâm lý khác nhau để phân tích. Người bệnh bị đột quỵ hoặc chấn thương sọ não được điều trị bằng Cerebrolysin cũng dẫn đến tăng nhanh quá trình hồi phục. Nhiều tài liệu về tác dụng điều trị của Cerebrolysin đã được công bố.

Dược động học

Cerebrolysin là sản phẩm chứa các peptit phân tử lượng thấp và một số acid amin, được sản xuất từ protein tinh khiết ở não lợn bằng công nghệ sinh học, dựa trên phương pháp dùng enzyme cắt đoạn chuẩn hóa có kiểm soát.

Đánh giá về dược động học, về đáp ứng của sản phẩm đó rất phức tạp vì có sự tương đồng với peptid nội sinh khác. Vì vậy, đánh giá dược động học của Cerebrolysin chỉ hạn chế ở nghiên cứu về sự phân bố (distribution).

Cerebrolysin được đánh dấu bằng chất phóng xạ 1251 để theo dõi sự phân bố của thuốc này trên não. Thêm vào đó, những đánh giá được lực học cũng cho thêm kết quả của những nghiên cứu về sự phân bố nêu trên của thuốc này:

Sử dụng chuột cống Sprague Dawley theo phương pháp Frey và cộng sự. Dùng 125| đánh dấu các dpeptid của Cerebrolysin. Tiêm tĩnh mạch đuôi chuột (n = 8) trung bình 0.75mg (110,9 microlit) và 35.24 microCi của hỗn hợp Cerebrolysin đánh dấu và không đánh dấu phóng xạ.

Sau 33 phút, truyền dung dịch NaCl 0,9% và 4% Paraformaldehyde, kiểm nghiệm các thành phần của não chuột. Định lượng các nồng độ Cerebrolysin trong mô não và các mô khác trong khoảng 170-390 nanogram Cerebrolysin/gram mô. Kết quả như sau:

Nồng độ Cerebrolysin tiêm các mô:

ng Cerebrolysin/g mô 

Não vùng lưng

781

Não vùng bụng 

1,143

Dây thần kinh sinh ba 

655

Nút vùng mặt

1,024

Nút thuộc cổ

920

Nút thuộc nách

1,282

Nút thuộc cơ

774

Nút thuộc gan

1,707

Nút thuộc thận

32,159

Như vậy, bằng chứng trực tiếp và gián tiếp của sự phân bố các thành phần của Cerebrolysin vượt qua được hàng rào máu – não đã được xác minh.

Hoạt tính dinh dưỡng thần kinh (neurotrophic effect) của Cerebrolysin có thể được nhận biết trong huyết tương sau khi tiêm thuốc này 24 giờ.

Những thực nghiệm in-vivo tiền lâm sàng cũng cho thấy kết quả tương tự về dược lực học trên hệ thần kinh trung ương cả khi tiêm vào não cũng như tiêm vào tĩnh mạch ngoại biên, điều này cũng là bằng chứng gián tiếp về sự vượt qua được hàng rào máu – não của thuốc này.

Trong dự phòng và cấp cứu, bệnh nhân có tình trạng tổn thương não bộ thường được chỉ định dùng Cerebrolysin để điều trị. Vậy tác dụng của loại thuốc này là gì? Để có câu trả lời chính xác, quý độc giả hãy tìm hiểu thông tin về Cerebrolysin trong bài viết dưới đây nhé!

Có nên tiêm cerebrolysin không

Hình ảnh thuốc Cerebrolysin

Những thông tin cơ bản về thuốc Cerebrolysin

Cerebrolysin được liệt vào nhóm dinh dưỡng thần kinh, có tác dụng tăng khả năng phục hồi hệ thần kinh và bảo vệ sự tồn tại của các tế bào thần kinh. 

Cerebrolysin dùng để chữa các loại bệnh liên quan đến tổn thương tế bào não (chấn thương, thoái hóa tế bào, đột quỵ…). Ngoài ra, nó còn có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề xảy ra ở não bộ như: Mất trí nhớ, thiếu máu não…

Thuốc được điều chế ở dạng dung dịch tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm truyền vào cơ thể cho cả người lớn và trẻ em. 

Có nên tiêm cerebrolysin không

Cerebrolysin được cấu tạo bởi acid amin và peptide từ não lợn

Hoạt chất Cerebrolysin được cấu tạo bởi acid amin và peptide từ não lợn (15% peptide và 85% là các acid amin). Mỗi một ml thuốc có chứa 212,2 mg tinh chất peptide từ não của lợn.

Tác dụng của Cerebrolysin với não bộ và hệ thần kinh

Cerebrolysin có 4 công dụng chính đó là: Giúp hạ thấp nồng độ lactat trong não, chống lại sự hình thành gốc tự do, tăng sự gắn kết leucine trong tế bào thần kinh, kích thích tổng hợp protein. Ngoài ra, thuốc Cerebrolysin có tác dụng làm tăng khả năng phục hồi thần kinh cả về mặt cấu tạo và chức năng. 

Có nên tiêm cerebrolysin không

Cerebrolysin giúp phục hồi chức năng thần kinh, não bộ

Với khả năng đặc biệt bởi được sản xuất từ protein tinh khiết của não lợn bằng công nghệ sinh học hiện đại và tiên tiến. Thuốc Cerebrolysin bao gồm những công dụng cụ thể như sau: 

- Cerebrolysin điều trị các bệnh lý liên quan đến tình trạng tổn thương não bộ, suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ liên quan đến mạch máu, bệnh Alzheimer, đột quỵ, suy tim sung huyết, rối loạn nhận thức, thiếu máu...

- Nhờ vào hoạt tính sinh học cao của các acid amin và peptide nên giúp tăng cường và cải thiện chuyển hóa tế bào thần kinh, từ đó ngăn chặn được hiện tượng nhiễm acid lactic trong thiếu oxy hoặc thiếu máu não.

- Giúp tăng khả năng tập trung và nhận thức.

- Cerebrolysin có khối lượng phân tử nhỏ lên cho tác dụng nhanh chóng. 

- Cerebrolysin giúp tách biệt hóa tế bào thần kinh, đảm bảo các chức năng thần kinh tránh khỏi tổn thương do thiếu máu và nhiễm độc gây ra.

- Có tác dụng hiệu quả trong việc tăng cường và cải thiện chuyển hóa của các tế bào thần kinh, bảo vệ não tránh khỏi các tổn thương. 

Thuốc Cerebrolysin được bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp như sau: 

- Bệnh nhân bị sa sút trí tuệ: Gồm các chứng mất trí nhớ tạm thời, bệnh Alzheimer ở người cao tuổi, bệnh sa sút trí tuệ do mạch máu não.

- Đột quỵ: Thuốc được dùng để ngăn chặn sự hư hại quanh khu vực vùng mô não đột quỵ, giảm nguy cơ hoại tử. 

- Tắc nghẽn mạch máu não và xuất huyết máu não: Ngăn ngừa các khu vực mô não có dấu hiệu hư hại, giúp chúng bình thường hóa lại từ đó đảm bảo quá trình chuyển hóa của các tế bào thần kinh liên quan.

- Chỉ định dùng cho người bị chấn thương sọ não: Thuốc Cerebrolysin được sử dụng cho bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi chức năng, đặc biệt là sau những chấn động do va chạm não hoặc chấn thương sọ não, các cuộc phẫu thuật về thần kinh…

Liều lượng và cách dùng thuốc Cerebrolysin hiệu quả

Có nên tiêm cerebrolysin không

Thuốc Cerebrolysin được tiêm trực tiếp qua đường tĩnh mạch

- Liều dùng Cerebrolysin mỗi ngày cho người lớn do thiếu máu cục bộ, tổn thương não, biến chứng do phẫu thuật não: 10 - 50 ml.

- Đối với bệnh nhân bị đột quỵ hoặc chấn thương não và tủy sống: Dùng từ 5 - 50 ml/ngày.

- Alzheimer hoặc các bệnh sa sút trí tuệ khác: Tiêm 5-10 ml một lần.

- Bệnh nhân có dấu hiệu bị trầm cảm, suy giảm trí nhớ liên quan đến mạch máu: 5 - 30 ml/ngày.

- Liều dùng đối với bệnh nhân sau phẫu thuật thần kinh: 10ml/ngày.

- Bệnh nhân phục hồi chức năng sau đột quỵ hay chấn thương sọ não: 10ml/ngày.

- Liều dùng mỗi ngày cho trẻ em: Đối với các vấn đề về não bộ ở trẻ em, liều lượng thuốc Cerebrolysin sẽ được các bác sĩ có chuyên môn chỉ định là từ 0,1 - 0,2 ml/kg.

Thời gian điều trị bằng thuốc Cerebrolysin khoảng 4 tuần cho một liệu trình và có thể tiêm nhắc lại sau 6 tháng ngưng thuốc. Tuy nhiên, thời gian thực tế còn phụ thuộc vào phản ứng lâm sàng của bệnh nhân cũng như mức độ tổn thương ở não bộ là nặng hay nhẹ và cả vấn đề tương tác thuốc, tuổi tác.

Trong các trường hợp nặng, người bệnh không được ngừng thuốc đột ngột mà nên duy trì theo chỉ định của bác sĩ bằng cách tiêm Cerebrolysin mỗi ngày 1 lần hoặc tiêm cách nhật… Hiện tại, giá thuốc Cerebrolysin 10ml khoảng 550.000 đồng/hộp 5 ống.

Có nên tiêm cerebrolysin không

Giá thuốc Cerebrolysin 10ml khoảng 550.000 đồng/hộp 5 ống

Tác dụng không mong muốn của thuốc Cerebrolysin

Tuy rằng Cerebrolysin có tác dụng hiệu quả trong việc duy trì và bảo vệ sự tồn tại của các tế bào thần kinh nhưng thuốc cũng gây ra một số tác dụng không mong muốn. Cụ thể:

- Bệnh nhân bị tăng hoặc hạ huyết áp, có thể chóng mặt, cảm thấy mệt mỏi sau khi dùng thuốc.

- Một số người gặp phải các triệu chứng của bệnh cúm như: Cảm giác ớn lạnh, ho, nhiễm trùng hô hấp.

- Rối loạn hệ tiêu hóa, chán ăn, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn và nôn ói.

- Bệnh nhân bị đổ mồ hôi nhiều, choáng váng, cảm giác nóng trong người, một số khác còn có biểu hiện bị đánh trống ngực hoặc loạn nhịp tim.

Có nên tiêm cerebrolysin không

Bị loạn nhịp tim khi dùng thuốc Cerebrolysin

Những thận trọng khi dùng thuốc Cerebrolysin 

- Cần thận trọng khi dùng Cerebrolysin cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Mặc dù đến nay chưa có nghiên cứu chỉ ra tình trạng quái thai hay gây hại cho sự phát triển của thai nhi nhưng trước khi sử dụng nên xin chỉ định của bác sĩ để an tâm nhất.

- Không được dùng thuốc Cerebrolysin nếu có biểu hiện dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

- Một số thuốc có thể tương tác với Cerebrolysin đó là:  Thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế MAO.

Như vậy, dựa vào những tác dụng đã được nghiên cứu và chứng minh, Cerebrolysin là một trong những loại thuốc điều trị các bệnh liên quan đến mô não hư hại, giúp phục hồi sức khỏe cho người bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần phải có sự chỉ dẫn, theo dõi của bác sĩ.