Có nên trồng cây trầu bà trước nhà

Cây trầu bà đang được trồng rất  nhiều trong các gia đình bởi nó có tác dụng không chỉ xua đuổi vận xui cho gia chủ mà còn như một lá phổi giúp lọc đi được cả trăm độc tố gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên thực sự có nên trồng cây trầu bà trong nhà hay không?

Có nên trồng cây trầu bà trong nhà không? Vì sao?

Tìm hiểu về cây trầu bà

Cây trầu bà còn có tên gọi khoa học là Epipremnum aureum, thuộc họ Araceae, hay còn được gọi là cây sắn dây Hoàng Kim, Ma quỷ đằng, Thạch Cam Tử. Đây là loại cây thân cỏ, xanh quanh năm, chúng có tuổi thọ khá cao. Với công nghệ lai giống hiện đại ngày nay, cây trầu bà đã được lai tạo thành nhiều loại giống khác nhau với nhiều màu sắc và kiểu dáng đa dạng, giúp cho người sử dụng có thêm nhiều lựa chọn hơn.

Lợi ích bất ngờ của cây trầu bà

Theo các nhà khoa học của NASA [Mỹ] khuyến cáo, với 10m2 diện tích phòng nên có từ 1 cho tới 2 loại cây thanh lọc không khí giúp điều hòa khí hậu, mang không gian xanh tới căn phòng của bạn giúp cho bạn khỏe mạnh hơn. Cây trầu bà chính là một trong những loại cây được chính cơ quan này xác nhận có khả năng hút được vô số các khí độc hại và tạo ra một môi trường trong xanh, tươi mới và thư giãn.

Cây trầu bà còn có khả năng hút các loại chất độc hại, khí độc thải ra từ khói thuốc, xăng xe và các bức xạ từ thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, các khí benzen,… Loại cây này còn được mọi người yêu mến phong tặng danh hiệu “nhà vô địch” trong các loại cây nội thất có khả năng hấp thụ khí độc.

Bên cạnh việc điều hòa khí hậu, cây trầu bà còn là một vị thuốc giúp hỗ trợ chữa bệnh thận, Bài thuốc này đã được sử dụng khá nhiều trong y học cổ truyền bởi tính an toàn, hiệu quả mà loại cây này đem lại.

Còn điều gì tuyệt vời hơn khi ở trên bàn làm việc của bạn có một không gian xanh do những chậu cây trầu bà nhỏ xinh mang lại. Chắc chắn dù bạn có mệt mỏi, căng thẳng tới đâu thì “nhà vô địch” này cũng sẽ giúp cho bạn trở nên sảng khoái và yêu đời hơn rất nhiều.

Ý nghĩa của cây trầu bà trong phong thủy

Trong phong thủy, cây trầu bà mang đến nhiều tài lộc, thình vượng và may mắn cho gia chủ. Loài cây này có tác dụng giúp cho cuộc sống gia đình của bạn có thể tránh được vận xui và những điều thị phi không đáng có. Chính vì vậy nên đây là lí do nhắc tới cây trầu bà người ta nhớ tới hai chữ “tiền tài”.

Với vẻ đẹp tươi mát, xanh non mơn mởn, loại cây này mang tới cho không gian sống của bạn một nét đẹp vô cùng độc đáo. Nếu bạn đang giữ một chức vụ nhất định trong công việc, bạn là người quản lý, người lãnh đạo của một tổ chức nào đó thị việc có một chậu cây trầu bà lại là điều rất cần thiết vì nó góp phần thể hiện ý chí không ngừng vươn lên đỉnh cao, chinh phục đỉnh cao trong sự nghiệp.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây trầu bà đúng tiêu chuẩn

Trầu bà rất dễ trồng, đơn giản bạn chỉ cần 1 nhánh cây cho vào nước thì khoảng 1 thời gian sau nhánh cây đã ra rể mới và bắt đầu một cuộc sống mới. Đặc biệt trầu bà có thể trồng ở đất hoặc nước đều được. Cây trầu bà chăm sóc vô cùng đơn giản, không tốn quá nhiều công, có thể trồng ở môi trường tự nhiên hoặc trong văn phòng đều xanh tốt. Bạn chỉ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi chăm sóc cây:

  • Trầu bà là loại cây ưa bóng, phù hợp với cường độ ánh sáng trung bình, nên khi trồng cây, gia chủ nên đặt cây ở những nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng râm mát. Nếu bạn muốn trồng cây trầu bà ở ngoài trời thì nên thiết kế mái che, nếu không cây sẽ bị vàng hoặc cháy lá và chết.
  • Không nên đặt chậu cây trầu bà ở sát cửa kính hoặc nơi có ánh nắng gắt chiếu vào. Mỗi tuần chỉ mang cây ra phơi nắng 1 lần vào sáng sớm trong thời gian khoảng 15-30 phút. Nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất của cây trầu bà là 15 độ C – 30 độ C. Cây không chịu được lạnh, cần đảm bảo nhiệt độ trên 8 độ C.
  • Loại cây trầu bà này không cần sử dụng quá nhiều chất dinh dưỡng nên khi chăm sóc, bạn cần chú ý không nên sử dụng quá nhiều phân bón tránh trường hợp cây bị thừa chất, ngập úng dẫn tới chết. Thỉnh thoảng bạn có thể hòa tan một số loại phân bón và tưới cho cây, như vậy cây có thể hấp thu được các chất một cách tốt nhất.

Vậy có nên trồng cây trầu bà trong nhà không?

Như vậy qua những thông tin ở trên chắc chắn các bạn đã có cho riêng mình câu trả lời cho thắc mắc có nên trồng cây trầu bà trong nhà hay không?” phải không. Tuy nhiên lá cây trầu bà có chứa chất Calcium oxalate. Đây là một chất gây tiêu chảy và buồn nôn, có thể làm bỏng rát niêm mạc nhẹ khi ăn phải. Vì vậy khi trồng cây trầu bà trong nhà, gia chủ nên đặc biệt lưu ý để xa tầm tay của trẻ nhỏ, để có thể tránh gây tổn thương đáng tiếc xảy ra.

Trồng cây trầu bà trong nhà có tốt không? Nên hay không nên trồng?

Cây trầu bà có tên khoa học là Epipremnum aureum, thuộc họ Araceae. Ngoài ra, cây còn có tên gọi khác là cây sắn dây, cây thạch cam tử, cây hoàng tâm điệp.

Điểm của cây trầu bà đó là loài cây thân leo, xanh quanh năm, có tuổi thọ cao. Thân cây tròn to, nhiều rễ, mọc thành giàn leo lên cao hoặc buông thõng từ trên chậu treo xuống. Lá trầu bà gần giống hình trái tim, thon dài ở phần đuôi. Lá đơn, màu xanh bóng. Trên lá có các vạch màu trắng hoặc màu vàng. Rễ cây là rễ sinh khí, rễ cây bò dài hoặc buông thõng trên các chậu treo.

Trầu bà là loại cây cảnh được nhiều người yêu thích

Trầu bà có 2 loại, loại có lá xanh và loại lá đốm vàng, độ cao trung bình khoảng 30cm. Hiện nay, cây trầu bà đã được lai tạo và tạo ra nhiều giống khác nhau với nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau.

Theo khoa học, cây trầu bà được nghiên cứu là có khả năng hút chất độc từ không khí, khí độc thải ra từ khói thuốc, xăng xe, bức xạ từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi, tủ lạnh. Ngoài ra, cây còn được cho là có tác dụng chữa bệnh thận rất tốt.

Xét theo góc độ phong thủy, cây trầu bà được xem là loại cây có ý nghĩa của sự sinh sôi, nảy nở, mang đến nhiều tài lộc, thịnh vượng và may mắn cho gia chủ. Nhiều gia đình trồng cây trầu bà trong nhà để tránh được những điều xui xẻo hay thị phi trong cuộc sống. Nhất là với những người mệnh Mộc, đặt cây trầu bà trong bàn làm việc thể hiện ý chí không ngừng vươn lên, ngụ ý đem lại nhiều sự thăng tiến hơn trong công việc nên cây rất có ý nghĩa.

Với nhiều ý nghĩa, cây trầu bà là loại cây nên được trồng trong nhà của bạn, đặc biệt là trên bàn làm việc. Ngoài ra, cây trầu bà còn có khả năng chịu bóng bán phần và trồng được trong nước làm cây thủy sinh nên đặt cây ở trong nhà không những phù hợp với sự phát triển của cây mà còn tạo thêm một cây cảnh trồng thủy sinh lạ mắt cho gia đình.

Một lưu ý là nếu trong gia đình bạn có trẻ nhỏ thì nên đặt cây xa tầm với hoặc dặn dò chúng cẩn thận bởi nếu chẳng may ăn phải lá trầu bà thì sẽ rất nguy hiểm. Lá và thân cây trầu bà có chất độc calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng.

Có nên trồng cây trầu bà ở trước và sau nhà không?

Ngoài vị trí đặt ở trong nhà, cây trầu bà cũng có thể được lựa chọn làm cây cảnh đặt ngoài ban công hoặc vị trí ở phía trước căn nhà bởi vừa đem lại ý nghĩa may mắn cho gia đình, vừa làm đẹp cho cảnh quan xung quanh nhà bạn.

Có thể trồng cây trầu bà cả trước và sau nhà

Ngược lại, bạn không nên trồng cây trầu bà ở sau nhà bởi ý nghĩa của cây là mang đến sự sinh sôi, nảy nở, trong khi phần phía sau của căn nhà là khoảng không gian bị che lấp đi bởi căn nhà phía trước, sẽ kìm hãm đi sự phát triển, những may mắn và tài lộc của gia đình.

Khoảng sau của căn hộ cũng thường chứa nhiều loại gió lạnh nên cần ưu tiên trồng một số cây có tán cao, rộng để che chắn tốt hơn như cây mít, cây bàng singapore, cây trúc…

Một số lưu ý khi trồng cây trầu bà trong và trước nhà

Cách trồng cây trầu bà

Có hai cách trồng cây trầu bà là trồng bằng đất và trồng trong nước.

Trồng bằng đất: bạn nên lựa chọn những loại đất tơi xốp, độ ẩm tốt để trồng cây trầu bà.

Trong quá trình nuôi cây, nên bón các loại phân chuồng hoai mục hoặc than củi để lâu, làm giàn leo hoặc cắm một chiếc cọc để cây trầu bà leo lên. Nếu không thì vẫn có thể trồng trầu bà gần một thân cây khác và cho chúng leo lên thân của cây đó.

Trồng cây trầu bà bằng đất

Trồng trong nước: Để trồng cây trầu bà trong nước, trước tiên, bạn cần phải rửa sạch chậu và rễ cây trầu bà, cho nước vào chậu sau đó đặt cây vào. Lưu ý lượng nước bằng 2/3 rễ.

Cách chăm sóc cây trầu bà

Với cây trầu bà đặt trong nhà, bạn nên đặt ở những nơi có ánh sáng tự nhiên. Nếu đặt trong phòng làm việc, thỉnh thoảng nên phơi nắng để cây được quang hợp đầy đủ. Trong trường hợp trồng cây trầu bà ở ngoài trời, bạn cần làm mái che, nếu không cây sẽ bị vàng và cháy lá hoặc chết. Bạn lưu ý không nên đặt cây trầu bà ở sát cửa kính hoặc nơi có ánh sáng nắng gắt chiếu vào. Mỗi tuần mang cây ra phơi nắng 1 lần là được.

Nhiệt độ cho cây trầu bà sinh trưởng tốt đó là từ 15 độ C – 30 độ C. Cây không chịu được lạnh, cần đảm bảo nhiệt độ trên 8 độ C. Một tuần nước nước 1 lần nếu trồng cây trong đất, nếu trồng cây trầu bà thủy sinh bạn nên thay nước 1 tuần 1 lần và bón thêm phân bón để cây phát triển tốt.

Sâu bệnh của cây rất ít, thỉnh thoảng sẽ gặp một số bệnh phổ biến như ve, rệp và thối rễ. Nếu có hiện tượng ve hay rệp, bạn có thể sử dụng thêm thuốc trừ ve rệp. Nếu cây có biểu hiện thối rễ là do tưới quá nhiều nước, bạn cần cân đối lại lượng nước tưới cho cây mỗi ngày.

Ngoài ra, trong quá trình sinh trưởng phát triển, những lá già sẽ vàng úa, bạn cần phải cắt bỏ đi ngay. Nếu như cây có dấu hiệu bị rụng nhiều lá thì bạn cần phải có chế độ chăm sóc thật đặc biệt, tưới nước 2 lần/ngày đối với cây trồng trong đất và chỉ cần thêm nước khi cây thủy sinh bị cạn.

Với những lưu ý trên, hi vọng bạn sẽ có được thêm kinh nghiệm chăm sóc cây trầu bà để cây phát triển tốt, ngày càng sinh sôi, nảy nở như cuộc sống cũng như công việc của gia đình nhé!

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

Video liên quan

Chủ Đề