Cơ thể có mùi hôi là bệnh gì năm 2024

Theo bác sĩ Đoàn Hồng - Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tuyến mồ hôi là loại tuyến ngoại tiết, có cấu trúc hình ống nhỏ, sản xuất và tiết mồ hôi lên bề mặt biểu mô bằng các ống dẫn. Tuyến mồ hôi có chức năng quan trọng, giúp cơ thể hạ nhiệt bằng cách tiết mồ hôi.

Vì sao cơ thể có mùi?

Có hai loại tuyến mồ hôi chính gồm: Tuyến mồ hôi thứ nhất là các tuyến eccrine bao phủ phần lớn cơ thể và mở trực tiếp trên bề mặt da. Khi cơ thể nóng lên, các tuyến eccrine sẽ tiết ra mồ hôi để làm mát cơ thể. Các tuyến eccrine không tạo ra mùi hôi, mà mùi hôi xuất hiện khi vi khuẩn trên da xâm nhập vào cơ thể.

Tuyến mồ hôi thứ 2 là tuyến apocrine có ở những vùng có nhiều nang lông như bẹn và nách. Nhưng những tuyến apocrine không mở ra ngay trên bề mặt da, mà đi vào nang lông và sau đó mới mở ra trên bề mặt.

Các tuyến apocrine hoạt động chủ yếu khi bị căng thẳng bằng cách tiết ra chất lỏng không mùi. Chất lỏng này bắt đầu có mùi khi nó tiếp xúc với vi khuẩn trên da.

Tuy nhiên, tới tuổi dậy thì, các tuyến apocrine mới hoạt động. Đây cũng là lý do giải thích tại sao khi dậy thì mọi người mới bắt đầu có mùi hôi cơ thể, còn trẻ nhỏ thì không có mùi hôi cơ thể.

Cơ chế chính gây ra mùi cơ thể là do các vi khuẩn trên da chuyển hóa protein và đường trong mồ hôi tạo ra mùi khó chịu. Một số người có cơ thể nặng mùi hơn bình thường do một trong các nguyên nhân như: di truyền, vệ sinh cá nhân và một số bệnh liên quan đến vấn đề tiêu hóa, chuyển hóa, bệnh gan, tiểu đường…

Bác sĩ Đoàn Hồng cho biết, thực tế, những thực phẩm chúng ta ăn và uống có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể. Bởi sau khi chúng ta ăn, các chất trong hệ thống tiêu hóa được gọi là enzym sẽ phân hủy protein thành axit amin, chất béo thành axit béo và carbohydrate thành đường đơn (chẳng hạn như glucose) sẽ khiến cơ thể sinh nhiệt dẫn đến đổ mồ hôi.

Việc đổ mồ hôi khi ăn được hiểu như khi chúng ta hoạt động thể thao dẫn tới cơ thể sinh nhiệt.

Để giúp hạn chế mùi cơ thể, bác sĩ Đoàn Hồng đưa ra một số lưu ý như sau:

Những thực phẩm giúp hạn chế mùi hôi cơ thể

Nên uống nhiều nước: Rất nhiều người tưởng lầm rằng, uống nhiều nước sẽ đổ nhiều mồ hôi khiến cơ thể có mùi khó chịu. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Uống nhiều nước sẽ giúp quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố diễn ra nhanh hơn. Vì thế, khi uống nhiều nước, mồ hôi tiết ra sẽ giảm bớt chất cặn bã độc tố và làm mùi giảm đi đáng kể.

Nên ăn thực phẩm giàu canxi và magie: Canxi và magie trong các loại thực phẩm có khả năng ngăn ngừa ức chế mùi hôi tiết ra nhiều tại vùng nách. Một số thực phẩm chứa nhiều canxi và magie như: bơ, phomai, các loại đậu, chuối,...

Nên ăn các loại trái cây tươi, nhiều vitamin và nước: Vitamin trong hoa quả tươi giúp tăng tốc độ bài tiết, hạn chế mùi hôi nách. Đặc biệt, trong dưa hấu chứa nhiều nước và các dưỡng chất cần thiết cải thiện mùi hôi nách hơn các loại trái cây khác.

Những thực phẩm khiến mùi hôi cơ thể đậm đặc hơn

Hạn chế ăn thực phẩm giàu chất đạm: Khi ăn các thực phẩm giàu đạm sẽ khiến cơ thể nóng và tiết ra nhiều mồ hôi hơn bình thường. Vì vậy, không nên ăn nhiều thực phẩm giàu đạm như tôm, cua, cá, thịt bò, hải sản,... sẽ khiến mùi hôi nách thêm trầm trọng hơn.

Hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn như cà phê, rượu, bia,… do các thức uống này có tính axit mạnh khiến quá trình tiết ra mồ hôi nhiều hơn dẫn tới mùi cơ thể khó chịu hơn.

Hạn chế ăn các loại cải bởi rau cải chứa rất nhiều chất sunfat nên khi tiêu hóa chất này có thể gây ra các phản ứng hóa học trong cơ thể tạo ra mùi hôi nách.

Hạn chế ăn các loại gia vị hay thức ăn cay, nồng như hành, tỏi, ớt sẽ mang theo mùi khó chịu vào cơ thể và theo tuyến mồ hôi tiết ra ngoài. Chính vì thế nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này để giảm mùi hôi cơ thể.

Hành tỏi dù là các loại gia vị khiến mồ hôi nặng mùi hơn nhưng nhiều người yêu thích hai loại gia vị này và coi đó là thứ không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. Vậy, người có mồ hôi nặng mùi có thể ăn hai loại gia vị này ở mức độ nào? Tuổi Trẻ Online sẽ nói thêm về chủ đề này trong bài sau.

Theo bác sĩ Đoàn Hồng, với những người bị hôi nách, điều quan trọng nhất là giữ gìn vệ sinh cá nhân hằng ngày. Khi chúng ta vận động sẽ ra nhiều mồ hôi, ướt quần áo nên cần phải thay quần áo ngay để tránh vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra, những người hôi nách có thể sử dụng các sản phẩm lăn khử mùi, ngăn tiết mồ hôi để cải thiện tình trạng hôi nách.

Việc mùi cơ thể tiết ra thường xuyên là chuyện khó tránh khỏi với thời tiết nóng bức tại Việt Nam . Để hạn chế mùi cơ thể chúng ta phải nắm được nguyên nhân gây nên mùi cơ thể là gì để có thể khắc phục. Trong bài viết này, hãy cùng Etiaxil Việt Nam tìm hiểu tại sao cơ thể có mùi hôi, những nguyên nhân gây nên mùi cơ thể và cách khắc phục hiệu quả nhé.

Cơ thể có mùi hôi là bệnh gì năm 2024
Mùi cơ thể chủ yếu được tạo ra từ mồ hôi và hàng tỷ tỷ vi khuẩn sinh sôi ở dưới lớp da con người

Theo các chuyên gia hàng đầu trên thế giới thì thực chất, bản thân mồ hôi không có mùi. Thế nhưng khi tiếp xúc với không khí thì vi khuẩn tự nhiên trên da sẽ tiến hành phân hủy mồ hôi thành các thioalcohol.

Người có mùi hôi cơ thể là do các vi khuẩn tương tác với mồ hôi. Những vùng da ẩm, ẩm ướt, tối của cơ thể có khả năng bắt mùi cao nhất. Bởi đây chính là nơi lý tưởng để loạt vi khuẩn trú ngụ.

Tại sao lại có mùi cơ thể? Mùi cơ thể chủ yếu được tạo ra từ mồ hôi và hàng tỷ tỷ vi khuẩn sinh sôi ở dưới lớp da con người. Mùi cơ thể được nuôi dưỡng bởi các axit béo cùng với protein hiện diện trong thành phần mồ hôi.

Những nguyên nhân gây mùi cơ thể thường gặp

Cơ thể có mùi hôi là bệnh gì năm 2024
Đâu là những nguyên nhân gây mùi cơ thể thường gặp?

Mùi cơ thể là do đâu mà có? Sau đây sẽ là tổng hợp các nguyên nhân cơ thể có mùi phổ biến thường gặp nhất.

Tuyến bài tiết là nguyên nhân làm cơ thể bị hôi

Tuyến bài tiết ở da của con người có hai loại: apocrine và eccrine. Eccrine được phân bố trên hầu hết vùng da của cơ thể và gắn liền với chức năng điều hòa thân nhiệt. Điều này nghĩa là khi cơ thể nóng thì nó tiết nhiều và ngược lại (dĩ nhiên ngoài điều hòa nhiệt độ nó còn chức năng khác nữa).

Apocrine không có liên quan gì đến việc điều nhiệt mà chịu trách nhiệm sản sinh ra mùi của con người. Mùi để đồng loại nhận ra nhau và quyến rũ lẫn nhau (mùi này là mùi đặc trưng của mồ hôi từng người chứ không phải mùi hôi nách).

Người ta nói “vợ chồng quen hơi” chính là quen mùi mồ hôi này. Nhưng sau vài tiếng tiết ra, mùi này bị lên men thì lại trở thành phiền toái.

Lười vệ sinh, ở bẩn

Mùi hôi cơ thể đơn giản nhất là do chúng ta lười vệ sinh, ở bẩn. Người ở bẩn thông thường trên người có rất nhiều vi khuẩn, mồ hôi tiết ra lại nhiều. Từ đó dẫn đến tình trạng hoạt động phân giản mồ hôi của vi khuẩn càng mạnh, mùi hôi vì thế mà càng trở nên nặng mùi hơn. Căn cứ theo các nghiên cứu cho thấy, việc ở bẩn có quan hệ rất mật thiết với nguyên nhân hình thành bệnh hôi nách.

Stress cũng là nguyên nhân gây nên mùi hôi

Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra mùi hôi cơ thể. Khi bạn quá căng thẳng hay lo lắng về 1 vấn đề gì đó thì các tuyến mồ hôi lớn ấy sẽ tiết ra một chất axit béo ở dạng dịch thể, có chất béo, chất đạm. Một khi gặp vi khuẩn trên da sẽ biến thành một loại axit béo không hòa tan. Chính đây là nguyên nhân gây nên có mùi khó ngửi.

Cơ thể tiết ra mùi hôi do di truyền

Cơ thể có mùi hôi là bệnh gì năm 2024
Theo các chuyên gia, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây nên mùi hôi cơ thể.

Nếu hỏi mùi hôi cơ thể do đâu thì chắc chắn không thể loại bỏ được yếu tố di truyền. Theo các chuyên gia, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây nên mùi hôi cơ thể. Do đó, dù người bị hôi nách đã điều trị căn bệnh dứt điểm nhưng tới con cái của họ vẫn có thể mắc bệnh.

Không cứ nhất thiết bố mẹ bị hôi nách, con cũng bị. Kiểm nghiệm lâm sàng cho thấy, nếu cả cha và mẹ đều bị hôi nách thì tỷ lệ đời sau mắc bệnh là 85% trở lên, nếu chỉ cha hoặc mẹ thì con số này là 50%.

Do thói quen ăn uống không tốt

Tại sao có mùi cơ thể? Đó có thể là vì thói quen ăn cay, uống đồ có chất kích thích. Đây đều là những thói quen ăn uống không tốt sẽ làm cho tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn. Tiết ra nhiều mồ hôi hơn, lượng mồ hôi ra đó sẽ kết hợp với vi khuẩn chính là nguyên nhân hôi nách.

Ngoài ra, ăn nhiều thức ăn cay, thiếu kẽm, sâu răng và các loại độc tố cũng gây ra mùi hôi của cơ thể.

Do tác dụng phụ của thuốc

Cơ thể có mùi là do đâu? Có thể do việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống rối loạn thần kinh, thuốc trầm cảm, các loại thuốc hạ sốt,… có thể làm tăng tiết mồ hôi cơ thể và gây mùi hôi nách.

Bên cạnh đó, phụ nữ sau sinh do thay đổi hoocmon cũng gây nên mùi hôi nách. Đó là những nguyên nhân khiến cho nhiều người luôn cảm thấy thắc mắc tại sao bị hôi nách và tìm kiếm cách chữa trị mùi khó chịu tận gốc.

Cơ thể có mùi hôi là bệnh gì?

Cơ thể có mùi hôi là bệnh gì năm 2024
Không phải lúc nào cơ thể có mùi hôi cũng là có bệnh nhưng không phải vì vậy mà chủ quan

Mùi hôi của cơ thể có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, và không phải lúc nào cũng chỉ ra một bệnh cụ thể.

  • Vệ sinh cá nhân không đúng cách: Trước tiên, cơ thể có mùi hôi có thể không phải do bệnh mà là do không vệ sinh sạch sẽ. Nếu không tắm rửa hoặc không vệ sinh cơ thể đúng cách, vi khuẩn có thể phát triển và gây ra mùi hôi.
  • Vấn đề về tiêu hóa: Một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, dạ dày và ruột kém hoạt động, hoặc táo bón có thể gây ra mùi hôi từ miệng hoặc cơ thể.
  • Nhiễm trùng nướu và răng: Mùi hôi từ miệng có thể xuất phát từ nhiễm trùng nướu, sâu răng hoặc vi khuẩn trên lưỡi.
  • Bệnh lý nội tiết: Một số bệnh lý nội tiết như tiểu đường, bệnh thận và bệnh gan có thể gây ra mùi hôi cơ thể.
  • Bệnh nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da, hoặc nhiễm trùng hô hấp, có thể gây ra mùi hôi cơ thể.

Nguyên nhân gây hôi nách là gì?

Cơ thể có mùi hôi là bệnh gì năm 2024
Tổng hợp những nguyên nhân gây hôi nách phổ biến

Lý do cơ thể có mùi hôi (nhất là hôi nách) là gì? Và tại sao lại bị hôi nách?

Sau đây sẽ là những lý do bị hôi nách thường gặp:

  • Mồ hôi: Mồ hôi là một nguyên nhân chính gây mùi hôi nách. Khi bạn hoạt động vận động hoặc gặp tình huống căng thẳng, tuyến mồ hôi ở dưới cánh tay sẽ tạo ra mồ hôi để làm mát cơ thể. Mồ hôi không mùi, nhưng khi tiếp xúc với vi khuẩn tồn tại trên da, nó tạo điều kiện cho vi khuẩn phân giải mồ hôi thành axit. Mùi hôi phát sinh khi axit này tương tác với vi khuẩn.
  • Vi khuẩn: Vi khuẩn tồn tại tự nhiên trên da, đặc biệt là dưới cánh tay. Khi tiếp xúc với mồ hôi, vi khuẩn này phân giải thành axit, tạo ra mùi hôi khó chịu.
  • Vùng ẩm ướt: Nách là một khu vực ẩm ướt và ấm áp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Nếu không giữ vùng nách khô ráo và thông thoáng, vi khuẩn sẽ dễ dàng tăng sinh và gây ra mùi hôi.
  • Chế độ ăn uống: Một số thực phẩm và đồ uống có thể gây mùi hôi nách. Các loại thức ăn như hành, tỏi, gia vị cay, cà phê, rượu và các loại thực phẩm có mùi hương mạnh có thể làm tăng mùi hôi khi tiếp xúc với mồ hôi và vi khuẩn.
  • Vấn đề sức khỏe: Một số tình trạng sức khỏe như bệnh tiểu đường, bệnh lý nội tiết, bệnh nhiễm trùng, và rối loạn chức năng tuyến mồ hôi cũng có thể gây mùi hôi nách.

Cơ quan nào sau đây có vai trò bài tiết mồ hôi ra khỏi cơ thể?

Cơ thể có mùi hôi là bệnh gì năm 2024
Tuyến mồ hôi Eccrine là cơ quan có vai trò bài tiết mồ hôi ra khỏi cơ thể

Tuyến mồ hôi Eccrine là cơ quan có vai trò bài tiết mồ hôi ra khỏi cơ thể. Eccrine xuất hiện nhiều nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, da đầu. Và xuất hiện ít nhất ở thân và tứ chi. Eccrine bài tiết ra mồ hôi gốc nước có vai trò giúp làm mát cơ bản cho cơ thể.

Các cách khắc phục mồ hôi cơ thể đơn giản, hiệu quả

  • Tắm rửa hàng ngày: Tắm mỗi ngày sẽ loại bỏ mồ hôi và chất bẩn trên cơ thể, giúp giảm mùi hôi. Sử dụng xà phòng hoặc gel tắm chứa chất kháng khuẩn có thể hữu ích.
  • Sử dụng chất khử mùi: Sử dụng chất khử mùi hoặc nước hoa sau khi tắm để che phủ mùi hôi cơ thể. Chọn những sản phẩm chứa thành phần khử mùi hiệu quả như nhôm clorohydrat hoặc triethyl citrate.
  • Thay đổi quần áo thường xuyên: Quần áo có thể hút và giữ mồ hôi, gây ra mùi hôi. Hãy đảm bảo thay đổi quần áo sạch hàng ngày và sử dụng chất tẩy rửa mạnh để loại bỏ mùi hôi từ quần áo.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Một số loại thực phẩm như hành, tỏi, cà chua, cà ri và các loại gia vị cay có thể góp phần làm tăng mùi hôi cơ thể. Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm mùi hôi.
  • Kiểm tra sức khỏe: Nếu mùi cơ thể của bạn không giảm sau khi áp dụng các biện pháp trên, có thể có vấn đề sức khỏe đằng sau. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để kiểm tra và điều trị các vấn đề liên quan.

Chất nào sau đây rất độc và có mùi khó chịu?

  1. Benzen. B. Phenol. C. Anilin. D. Naphtalen.

Đáp án C: Anilin.

Kết lại

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Etiaxil.com.vn để giúp bạn hiểu được tại sao cơ thể lại có mùi hôi và nguyên nhân cơ thể có mùi hôi phổ biến cũng như cách khắc phục. Hi vọng thông tin trong bài viết này là bổ ích, ý nghĩa với mọi người. Xin cám ơn!

Tại sao mùi cơ thể ngày càng nặng?

Mồ hôi trên cơ thể sau khi tiết ra có thể không có mùi hôi. Nhưng sau một thời gian tiết lên bề mặt da, mồ hôi bị những vi sinh vật như vi khuẩn, nấm có sẵn trên da làm cho lên men, từ đó mới gây mùi mồ hôi cơ thể. Các vùng nhiều lông như nách, bẹn nhiều mồ hôi và có nhiều vi khuẩn nên mùi càng nặng hơn.

Làm thế nào để hết mùi hôi cơ thể?

3.1. Tắm rửa hàng ngày và sử dụng xà phòng chống vi khuẩn..

3.2. Sử dụng sản phẩm cho vùng da dưới cánh tay phù hợp..

3.3. Cạo lông..

3.4. Mặc các loại vải thoáng khí.

3.5. Thử các bài tập thư giãn..

3.6. Thay đổi chế độ ăn uống..

Làm sao để ngửi được mùi cơ thể của mình?

Không đâu, những cách đơn giản dưới đây có thể thay thế nè..

1 Sử dụng quả chanh. Sử dụng quả chanh. ... .

2 Chế độ ăn nhiều rau củ quả Chế độ ăn nhiều rau củ quả ... .

3 Tắm rửa thường xuyên. Tắm rửa thường xuyên. ... .

4 Uống nhiều nước. ... .

5 Sử dụng tinh dầu. ... .

6 Tránh dùng thực phẩm có mùi. ... .

7 Vệ sinh răng miệng thường xuyên. ... .

8 Không hút thuốc lá.

Cơ thể có mùi hôi tanh là bệnh gì?

- Mùi tanh: Là dấu hiệu rõ ràng của hội chứng mùi cá hoặc Trimethylaminuria. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng rối loạn này là do cơ thể bài tiết chất Trimethylaminuria quá mức. Hội chứng có tính di truyền, các triệu chứng có thể được cảm thấy từ khi mới sinh ra.