Cội nguồn nghĩa là gì

Tiếng ViệtSửa đổi

Cách phát âmSửa đổi

IPA theo giọng Hà Nội Huế Sài Gòn Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
ko̰ʔj˨˩ ŋuən˨˩ko̰j˨˨ ŋuəŋ˧˧koj˨˩˨ ŋuəŋ˨˩
koj˨˨ ŋuən˧˧ko̰j˨˨ ŋuən˧˧

Danh từSửa đổi

cội nguồn

  1. Xem nguồn gốc

Mục từ này được viết dùng mẫu, và có thể còn sơ khai. Bạn có thể viết bổ sung.
[Xin xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi mục từ.]

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "cội nguồn", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ cội nguồn, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ cội nguồn trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Cội nguồn của tình yêu thương

2. Và đây là cội nguồn kinh doanh.

3. Cội nguồn của con là ở đây.

4. Hay tóc là cội nguồn sức mạnh của anh?

5. Đó là cội nguồn của khốn khổ và áp bức.

6. Đó là cội nguồn của tất cả chuyện này sao?

7. “Ca sĩ hải ngoại Ánh Minh muốn tìm lại cội nguồn”.

8. Nó ghi nhận có từ thế kỉ 19 trong cội nguồn.

9. Vì vậy, cậu và tôi phải trở về với cội nguồn thôi.

10. Văn học Campuchia hoặc văn học Khơ me có cội nguồn rất xa xưa.

11. Muội có biết cội nguồn của sự sống đến từ mảnh đất này.

12. Cội nguồn sẽ chữa lành kịp thời, cũng như toàn bộ thế giới này.

13. Nó sẽ gây cảm giác như là gia đình cậu tìm lại cội nguồn Scottish.

14. Ở cội nguồn của sự tồn tại, tinh thần và vật chất giao hòa.

15. Bắt đầu từ chạy trốn, rồi cắt đứt cội nguồn... rồi khô héo và diệt vong.

16. Vì thế, tôi bắt đầu tìm hiểu về cội nguồn của những cơn đau mãn tính.

17. Đa phần âm nhạc mà chúng ta biết ngày nay có cội nguồn từ Tây Phi.

18. 2 Do Thái Giáo có cội nguồn từ thời Áp-ra-ham cách đây khoảng 4.000 năm.

19. Packer làm chứng rằng Sự Chuộc Tội “chính là cội nguồn của giáo lý Ky Tô giáo.

20. Rõ ràng đây là cội nguồn của lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc của Trung Hoa .

21. Trong thần thoại Inca có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về cội nguồn của người Inca.

22. Họ đều nói tiếng Czech nhưng nhờ có âm nhạc mà họ luôn nhớ về cội nguồn.

23. Maia phải chữa lành Cây Eleh trong huyền thoại, cội nguồn của Aosi, ngôn ngữ của Đấng tạo hóa.

24. Kể từ năm 1536, Geneva đã là quốc gia Huguenot và là cội nguồn của thần học Calvin.

25. Hoá ra là, UCLA có tất cả thông tin về cội nguồn các cơn đau trong hồ sơ lưu trữ.

26. 18 Đức Giê-hô-va là cội nguồn của mọi của cải [Công-vụ các Sứ-đồ 14:15, 17].

27. Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức, tiếng Pháp, Nhà xuất bản Xã hội của Pháp, năm 1973.

28. [Âm nhạc: "Wenlenga"/Nhiều nghệ sĩ] Đa phần âm nhạc mà chúng ta biết ngày nay có cội nguồn từ Tây Phi.

29. Cho nên anh ấy không nhìn bức tranh như một phép thuật săn bắn, mà là một tấm thiếp nhắc về cội nguồn.

30. Thật vậy, lòng biết ơn nên thúc đẩy chúng ta hướng người khác đến Cội nguồn của sự công bình và sự tha thứ.

31. Nhớ về cội nguồn biết ơn người đã dìu dắt nâng đỡ mình cũng chính là thước đo của nhân cách con người

32. Ông cả gan đọc những cuốn sách bị Giáo hội cấm đoán, và đó cũng chính là cội nguồn bi kịch của ông.

33. Làm sao việc tiếp tục chú tâm đến cội nguồn của sứ mệnh có thể góp phần làm cho chúng ta vui mừng?

34. Việc bắt chước các kĩ năng phức tạp là cái mà ta gọi là văn hóa và cội nguồn của văn minh nhân loại.

35. Mỗi nhà cầm quyền mới lại xem nguồn tư liệu của Thư viện như mối đe doạ hơn là cội nguồn niềm tự hào.

36. Plutarch, người cùng thời với Ti-mô-thê, viết như sau: “Nền học vấn đầy đủ là cội nguồn của mọi điều tốt đẹp. . .

37. Bà đi tới tận xứ Ấn-độ hầu tìm ra cội nguồn của Phật giáo nơi các địa danh lịch sử nơi mà ông Phật đã sống và thuyết pháp.

38. Đạo này có cội nguồn từ thời Áp-ra-ham, cách đây khoảng 4.000 năm, rất lâu trước khi Socrates và Plato khai triển thuyết linh hồn bất tử.

39. 9 Muốn biết Đấng Tạo Hóa rõ hơn, chúng ta cần hiểu Ngài không phải chỉ là một “Cội Nguồn” trừu tượng hoặc một “Đấng Tự Hữu” mơ hồ.

40. Đôi khi đấy chính là một cái nhìn mang tính toàn cầu, về những cội nguồn chung của chúng ta và việc làm thế nào để sử dụng chúng mà đạt được ước mơ.

41. Chị Sonia nói tiếp: “Điều kiện sống của họ khiến tôi cảm thấy rất buồn, vì người nói tiếng Nahuatl từng là một dân tộc đáng tự hào, là cội nguồn văn hóa của chúng tôi.

42. UN tuyên bố năm 2009 là năm Thiên Văn Quốc Tế, ngày hội toàn cầu giúp cho cư dân Trái Đất chúng ta khám phá lại cội nguồn vũ trụ và vị trí của chúng ta trong vũ trụ.

43. Một ý tưởng chỉ đạo châu Âu như vậy nhất thiết phải tham khảo với cội nguồn văn hóa chung, với lịch sử chung, với các truyền thống tôn giáo chung"[Die Welt, ngày 13 Tháng 12 năm 2005].

44. Smith là một fan cuồng nhiệt của The Beatles, ông đã nghe The Beatles rất thường xuyên khi chỉ mới 4 tuổi và ông cũng tiết lộ rằng album The White Album là cội nguồn cảm hứng để ông trở thành một người nghệ sĩ.

45. Ở các thành phố này nhiều phế tích và dấu ấn La Mã vẫn còn duy trì, dường như bản chất cổ điển của Phục Hưng gắn với cội nguồn của nó tại nơi từng là trái tim của Đế quốc La Mã cổ xưa.

46. * Và cũng có nhiều sự chú trọng vào gia đình họ hàng, gia phả, và lịch sử gia đình cá nhân, để cung ứng cho cả người già lẫn trẻ một ý thức mạnh mẽ hơn về cội nguồn, gốc tích, và mối quan hệ của mình.

47. Một ngày nào đó, con mắt đó có thể là của một người ngoài hành tinh, và chúng ta càng dứt bỏ cái nhìn hạn hẹp của chúng ta về tiến hóa càng sớm chúng ta sẽ khám phá được cội nguồn và đích đến tuyệt đối càng sớm.

48. Các bạn trẻ thân mến, nếu các con thường xuyên tham dự Thánh lễ, nếu các con dành một ít thời gian để chầu Mình Thánh Chúa, thì Cội nguồn Tình yêu là Bí tích Thánh Thể sẽ giúp chúng con vui vẻ quyết tâm dâng hiến cuộc sống các con cho Tin Mừng.

49. Nhưng ta cũng có thể đi từ cội nguồn vấn đề và giả sử rằng nếu ta đã có sự hiểu biết sâu rộng nhưng tiêu cực tới khí hậu Trái đất rồi thì ta cũng có thể tác động tới sự thay đổi khí hậu trong tương lai mà chúng ta cần thích nghi với.

50. “Là cội nguồn và chóp đỉnh” của đời sống Giáo Hội, Thánh Thể là một “lễ Hiện Xuống vĩnh viễn” bởi vì mỗi khi chúng ta cử hành Thánh Lễ, chúng ta được lãnh nhận Chúa Thánh Thần - Đấng kết hợp chúng ta cách sâu xa hơn với Chúa Kitô và biến đổi chúng ta trong Người.

Hai tiếng «Cội Nguồn» gợi lên những gì thật cổ kính xa xăm, nhưng cũng rất linh thiêng cao cả. «Cội Nguồn» chính là nơi khởi đầu và cũng là nơi cùng tận, là «cái nôi» để từ đó vạn vật đi ra và trở về, là nơi phát sinh ra mầm sống, và sự sống.

CỘI NGUỒN

Hai tiếng «Cội Nguồn» gợi lên những gì thật cổ kính xa xăm, nhưng cũng rất linh thiêng cao cả. «Cội Nguồn» chính là nơi khởi đầu và cũng là nơi cùng tận, là «cái nôi» để từ đó vạn vật đi ra và trở về, là nơi phát sinh ra mầm sống, và sự sống. Nói khác đi, «Cội Nguồn» chính là nơi kết tinh và hội tụ tất cả. Vì thế, nếu vạn vật, hay con người bị tách ra khỏi «Nguồn Cội» thì chắc chắn sẽ bị mai một và chết dần theo năm tháng. Dòng suối nếu cắt ra khỏi Nguồn, suối sẽ cạn. Cây bị chặt ra khỏi Cội, cây sẽ héo khô. Con người bị «Mất Gốc», con người «sẽ không lớn nổi thành người». Thủa xưa, Adam và Evà đã tự tách ra khỏi Nguồn Cội của mình là Thiên Chúa, nên hai ông bà Nguyên Tổ đã bị chết và trở về với bụi đất [x. St 3].

 «Nguồn Cội» ở đây, hiểu theo nghĩa bình dân có nghĩa là «di sản» của tổ tiên, những người đã đi trước mở đường cho con cháu. Hiểu theo nghĩa văn chương, «Cội Nguồn » chính là «cái nôi» từ đó con người được sinh ra, được nuôi dưỡng và lớn lên. Hiểu theo nghĩa triết học, «Nguồn Cội» chính là cái «nguyên lý» đầu tiên làm nền tảng cho tất cả. Hiểu theo nghĩa sinh học, «Nguồn Cội» chính là «gốc rễ» cắm sâu vào lòng đất để hút sinh khí và lưu chuyển nhựa sống cho cây. Hiểu theo nghĩa tu đức, « Nguồn Cội » chính là «căn tính» ơn gọi của mỗi người. Hiểu theo nghĩa tâm linh tôn giáo, «Nguồn Cội» chính là Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên đất trời, Đấng ban phát sự sống cho vụ trụ vạt vật. Thiên Chúa chính là «căn nguyên», là «cái nôi» mà từ đó vũ trụ vạn vật đi ra và trở về.

Trong tâm tình «uống nước nhớ nguồn», ngày kỷ niệm Ngọc Khánh Thành Lập Dòng, chính là dịp thuận lợi hơn bao giờ hết để mỗi người con của Đan Viện Khiết Tâm Phước Lý quay về với «Nguồn Cội» của mình. Tất cả những người con Phước Lý đang sống trong ơn gọi Đan Tu, hay đã bôn ba ngoài xã hội, dù đang sống ở quê hương hay đã lưu lạc nơi xứ người, hãy cùng chung một tấm lòng, chung một tâm tình tạ ơn «Nguồn Cội». Tất cả chúng ta, dù chỉ một lần đặt chân đến, cũng như đã và đang sống trong mái ấm gia đình Đan Viện Phước Lý thân thương, hãy quay về với «Cội Nguồn», trở về với «cái nôi» ban đầu để tìm lại sinh khí, để hút lấy nhựa sống tâm linh và sức mạnh tinh thần.

1. Về Nguồn

Đã là người và làm người, thì ai ai cũng có «Cội Nguồn», và cuối cùng, tất cả đều phải trở về với tổ tiên «Nguồn Cội» của mình. Ca dao Việt Nam có câu:

«Con người có tổ có tông,

Như cây có cội như sông có nguồn».

Trở về «Nguồn Cội» là trở về với sự sống, trở về với gốc rễ, với cái nôi từ đó mỗi người được sinh ra. Đối với những người con Phước Lý, quay về với «Nguồn Cội», trước hết là trở về với Tổ Tiên, Cha Anh, những người đã có công gầy dựng, vun trồng và phát triển Đan Viện Khiết Tâm Phước Lý từ buổi «hàn vi» cho đến ngày hôm nay. Đồng thời, về Nguồn cũng có nghĩa là trở về với Thiên Chúa Tình Yêu, vì Ngài chính là «Nguồn» của «Cội Nguồn», là «căn nguyên» và «cùng đích» của tất cả.

Hãy nhớ lại những buổi đầu sơ khai ấy: những nhát cuốc khai rừng phát rẫy năm xưa; những viên gạch, viên đá đầu tiên được đặt xuống; những giọt mồ hôi nhỏ xuống mảnh đất rừng rú hoang sơ; những cây xanh đầu tiên được vun trồng; những hy sinh vất vả âm thầm trong mưa nắng; biết bao mồ hôi và nước mắt của cha anh đã nhỏ xuống lòng đất mẹ hòa quyện với những lời kinh nguyện bổng trầm thiết tha... làm sao có thể kể xiết công lao của các đấng «tổ phụ» sáng lập Dòng. Những lao công khó nhọc vun trồng của cha ông đã tạo thành một nguồn sức mạnh và một mạch sống tâm linh, để rồi Đan Viện Khiết Tâm Phước Lý mới được khai sinh, lớn mạnh và giờ đây đã trở thành «nơi đất lành chim đậu», nơi được Thiên Chúa chúc phúc,nơi được ghi dấu ấn thời gian trong lịch sử.

Vì thế, thật là trân trọng những nguời con biết trở về «Nguồn». Thật là đáng quý những người con biết sống tâm tình tạ ơn «uống nước nhớ nguồn». Bởi vì :

«Cây có gốc mới nở ngành sinh ngọn

Suối có nguồn mới bể rộng sông sâu,

Người ta nguồn gốc từ đâu,

Có cha có mẹ rồi sau có mình». [Ca Dao].

Khi biết trở về với «Nguồn Cội» thì cũng biết nhìn vào hiện tại để định hướng cho tương lai.

2. Nhìn Vào Hiện Tại

Không thể có hiện tại nếu không có quá khứ. Do đó, thế hệ con cháu trong hiện tại, cần phải quay về với quá khứ hào hùng của Cha ông. Quay về với «Nguồn Cội», không phải để rồi ngủ quên trong những thành tựu, hay những công trình quá khứ của cha ông, mà là làm sống lại một truyền thống, và hiện tại hóa những gia sản tinh thần cao quý của tổ tiên. Những gì tiền nhân đã khổ công gầy dựng không thể mất đi. Những tâm tư và nhiệt huyết của cha ông không thể bị chôn vùi trong quên lãng. Những di sản tinh thần của các «tổ phụ» không thể bị thời gian vùi lấp. Trái lại, truyền thống tâm linh ấy phải được sống động và tiếp nối qua từng thế hệ kế tiếp nhau.

Giờ đây tưởng nhớ về «Nguồn», ngoài tâm tình cảm tạ tri ân, mỗi người con Phước Lý hãy tự nhìn lại mình, hãy tự chất vấn chính mình: tôi đã làm gì và phải làm gì để xây dựng Cộng Đoàn Phước Lý? Tôi có sống đúng với căn tính ơn gọi của mình theo ý hướng của tiền nhân? Tôi có tiếp tục gìn giữ di sản và chuyển lưu dòng sống của cha ông để lại? Phải chăng tôi đang làm mai một đi gia tài của tiền nhân? Phải chăng tôi đang đánh mất dần đi căn tính ơn gọi Đan Tu của mình? Tương lai Đan Viện Phước Lý sẽ như thế nào? Sẽ trôi về đâu? … Đó là những câu hỏi để tôi tự duyệt xét lại chính mình trong cách suy tư, trong cung cách sống và trong hành động sao cho phù hợp với ơn gọi Đan Tu Chiêm Niệm của mình giữa lòng thế giới hôm nay.

Từ những câu chất vấn trên, ngày đại lễ Tạ Ơn Sáu Mươi Năm của Cộng Đoàn, chính là dịp đặc biệt mời gọi mỗi người con Phước Lý hãy dừng chân nhìn lại chính mình. Biết nhìn lại mình là biết sửa đổi và canh tân. Biết trở về với «Nguồn Cội» là biết sống đúng theo ý hướng của tiền nhân. Biết quay về quá khứ là biết sống đúng giá trị của giây phút hiện tại. Biết sống đúng giây phút hiện tại là biết định hướng cho tương lai một ngày mai tươi sáng.

3. Hướng Về Tương Lai

Con người là một con vật đứng thẳng với hai chân. Nhưng bước đi «hiện tại» của con người không thể cùng bước một lúc hai chân. Trái lại, phải luôn bước một chân trước và một chân sau. Có nghĩa là, một chân luôn cắm rễ sâu vào trong Nguồn Cội, trong Truyền Thống «quá khứ» và một chân kia thì luôn luôn vướn tới để bước về «tương lai». Như vậy, con người luôn sống trong ba chiều kích của thời gian: Quá khứ, hiện tại và tương lai. Quá khứ được xem như là Nguồn Cội, là truyền thống, là di sản quý báu của cha ông để lại. Hiện tại là thời gian mà mỗi người đang sống để tiếp nối những công trình, những di sản thiêng liêng của tiền nhân. Nói khác đi, hiện tại là một bước chyển tiếp để mỗi người lưu chuyển cái «dòng sông» Cội Nguồn cho tương lai. Còn tương lai thì được định hướng và xây dựng trên nền tảng của quá khứ và hiện tại. Như vậy, cái không gian ba chiều thực ra chỉ là một, vì nó được đan quyện và dính kết với nhau không thể tách rời.

Thực ra, tương lai là những gì chưa đến. Cái chưa đến thì luôn nằm trong niềm hy vọng. Đã là hy vọng thì luôn luôn đẹp. Tuy nhiên, một tương lai tươi sáng phải được cắm rễ sâu trong quá khứ và hiện tại. Một dòng suối mát trong luôn được tuôn tràn từ  trong nguồn cội. Cũng vậy, một người con biết kính nhớ tổ tiên, biết trân trọng quá khứ và luôn gắn kết với Cội Nguồn thì cũng biết sống đẹp giây phút hiện tại để vươn tới tương lai tươi sáng của mình. Như vậy, tương lai sáng ngời của Đan Viện Phước Lý sẽ tùy thuộc vào những người con hiện tại hôm nay.

Để Kết

Thiên Chúa luôn vượt ra ngoài ý niệm thời gian và không gian. Nhưng cuộc đời con người lại được tính bằng ngày giờ và năm tháng. Lịch sử là những chặng mốc ghi dấu ấn thời gian của con người và mỗi đời người. Nhưng lịch sử của một đời người chỉ là hơi thở thoáng qua:

«Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy,

Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười»

[Cao Bá Quát].

Quả thật, đời người: «Trăm năm là mấy, một ngày dài ghê».

Sáu mươi năm lịch sử, hơn nửa thế kỷ trôi qua. Mốc điểm thời gian sáu mươi năm chưa phải là dài, nhưng cũng không phải là ngắn. Sáu mươi năm, thời gian đủ để viết lên lịch sử lưu truyền. Sáu mươi năm, thời gian đủ để khẳng định một sự hiện hữu, trưởng thành, phát triển và vươn lên. Và trên tất cả, Đan Viện Phước Lý đã trải qua sáu muơi năm chặng đường hồng ân, sáu mươi năm lịch sử khắc ghi dấu ấn tình thương của Chúa trên Cộng Đoàn. 

Thiên Chúa, Đấng đã mạc khải cho Môsê là Thiên Chúa vĩnh hằng, Ngài không có tuổi, không có thời gian và không gian [x. Xh 3,14]. Ngài là Đấng hằng hữu, hiện hữu, là Khởi Nguyên [Alpha] và Cùng Tận [Oméga]. Ngài cũng là Nguồn Sống vô tận của quá khứ, hiện tại và tương lai. Nếu tất cả các thế hê con cháu Phước Lý, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai đều trở về với “Nguồn Cội”, đều gắn kết trung thành với lý tưởng của Đấng Sáng Lập Dòng và nhất là đều uống chung một Nguồn Sống vô tận là Thiên Chúa vĩnh hằng, thì Đan Viện Phước Lý sẽ tồn tại trong thời gian và lịch sử Đan Viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý sẽ được viết mãi đến vô tận…                                       

M. Hiếu Liêm

Video liên quan

Chủ Đề