Con gái có kinh bao nhiêu ngày thì hết

Kinh nguyệt được ví như tấm gương phản chiếu sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn cho thấy các nội tiết trong cơ thể hoạt động bình thường, thể hiện trạng thái sức khỏe sinh sản tốt. Tuy nhiên, kinh nguyệt cũng là nỗi ám ảnh của không ít chị em khi bị cơn đau bụng kinh hành hạ. (1)

Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), hơn ½ phụ nữ bị đau bụng kinh khoảng 1-2 ngày mỗi tháng. Mức độ đau khác nhau tùy cơ địa mỗi người, có thể từ hoàn toàn không đau hoặc đau nhẹ, đau âm ỉ đến đau dữ dội và dai dẳng. Những triệu chứng phổ biến gồm:

  • Đau ở vùng bụng dưới;
  • Cơn đau lan ra vùng lưng dưới và đùi;
  • Có thể đi kèm các triệu chứng khác như buồn nôn và nôn, mệt mỏi, thậm chí là tiêu chảy.
    Con gái có kinh bao nhiêu ngày thì hết
    Các triệu chứng đau bụng kinh thường gặp

Bác sĩ Trần Thị Thanh Thảo cho biết, nguyên nhân gây đau bụng kinh được chia thành 2 loại, gồm có: (2)

  • Đau bụng kinh nguyên phát: tình trạng đau bụng kinh có tính chất lặp lại và không liên quan đến bệnh lý. Thông thường, khi đến kỳ kinh nguyệt, cơ thể sẽ tăng sản xuất prostaglandin khiến tử cung tăng cường co bóp để đẩy lớp niêm mạc tử cung ra ngoài, vì thế chị em sẽ cảm thấy bị đau ở vùng bụng dưới.
  • Đau bụng kinh thứ phát: chỉ tình huống đau bụng kinh có liên quan đến một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, hẹp cổ tử cung, viêm vòi trứng… Cơn đau bụng kinh thứ phát thường bắt đầu sớm trước kỳ kinh và kéo dài hơn sau khi sạch kinh.

Đau bụng kinh kéo dài bao lâu thì hết?

Nhiều chị em thắc mắc bình thường cơn đau bụng kinh bao lâu thì hết? Nghiên cứu cho thấy, đau bụng kinh thường bắt đầu trước khi chị em bắt đầu có kinh nguyệt. Cơn đau thường kéo dài khoảng 48-72 giờ, tuy nhiên một số trường hợp có thể kéo dài hơn. Mức độ cơn đau cao nhất thường rơi vào ngày chị em chảy lượng máu kinh nhiều nhất. (3)

Đau bụng kinh phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Tình trạng sẽ được cải thiện theo tuổi và có thể biến mất hoàn toàn sau khi sinh con.

Đau bụng kinh kéo dài có sao không?

Như đã chia sẻ, cơn đau bụng kinh thông thường kéo dài khoảng 48-72 giờ hoặc lâu hơn tùy theo cơ địa mỗi người. Tuy nhiên, nếu bị đau bụng dưới hơn 72 giờ hoặc kéo dài dai dẳng sau khi sạch kinh, chị em cần thăm khám ngay bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của những căn bệnh tiềm ẩn như:

  • U xơ tử cung: là những khối u lành tính xuất hiện gây áp lực lên tử cung, gây ra những triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, đau vùng chậu dữ dội, tiểu rắt, táo bón, đại tiện ra máu…
  • Viêm vòi trứng: ảnh hưởng đến phúc mạc vùng chậu nên chị em sẽ thấy đau bụng trước và trong kỳ kinh hoặc có thể đau không liên quan hành kinh. Ngoài ra, chị em có thể gặp thêm các triệu chứng khác như kinh nguyệt không đều, khí hư bất thường, chóng mặt, buồn nôn…
  • Lạc nội mạc tử cung: phần lớn các trường hợp lạc nội mạc tử cung được phát hiện ở buồng trứng, ống dẫn trứng, trong cơ tử cung, đường tiêu hóa dưới hoặc bàng quang là những cơ quan nằm ở vùng chậu hoặc ngoài vùng chậu. Khi các mô nội mạc đi lạc sẽ gây sưng, viêm và chảy máu tại chỗ, hệ quả là gây ra cơn đau bụng kinh.
  • Hẹp cổ tử cung: khi cổ tử cung có kích thước hẹp hơn so với bình thường sẽ khiến việc lưu thông máu trong kỳ kinh gặp khó khăn hơn, vì thế chị em bị hẹp cổ tử cung sẽ cảm thấy đau bụng từ nhẹ đến nghiêm trọng.
  • Ung thư cổ tử cung: ung thư giai đoạn đầu sẽ không có biểu hiện rõ ràng, đến khi các tế bào ung thư phát triển mạnh hơn sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng kinh, đau vùng chậu, đau khi quan hệ tình dục, tiết dịch âm đạo bất thường… Do đó, nếu bị đau bụng kinh dữ dội chị em cần thăm khám ngay để can thiệp sớm và hiệu quả, tiên lượng hiệu quả điều trị tốt hơn.

“Khi bị đau bụng kinh dai dẳng kèm theo các triệu chứng khác lạ dưới đây, chị em cần thăm khám ngay để được bác sĩ khám, kiểm tra tìm nguyên nhân bởi đó có thể là triệu chứng cảnh báo căn bệnh phụ khoa nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ”, bác sĩ Thanh Thảo khuyến cáo.

Các triệu chứng khác lạ chị em cần lưu ý gồm:

Con gái có kinh bao nhiêu ngày thì hết

  • Đau bụng kinh kéo dài trên 10 ngày, kèm theo đó là các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Lượng máu kinh bất thường.
  • Đau bụng kinh dữ dội vượt quá giới hạn chịu đựng dù đã uống thuốc giảm đau.
  • Máu kinh nguyệt có màu đen, mùi hôi khó chịu và vón cục lớn.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
    Con gái có kinh bao nhiêu ngày thì hết
    Chị em hãy đến ngay cơ sở y tế nếu cơn đau bụng kinh ngày càng nghiêm trọng vượt quá giới hạn chịu đựng

Cần làm gì nếu tình trạng đau bụng kinh kéo dài bất thường?

Bác sĩ Thanh Thảo chia sẻ, khi nhận thấy đau bụng kinh kéo dài bất thường, chị em cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, kiểm tra tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Trường hợp đau bụng kinh có liên quan đến bệnh lý phụ khoa phức tạp, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn cho chị em phác đồ điều trị hiệu quả nhất, bảo vệ sức khỏe và khả năng sinh nở trong tương lai. (4)

Bên cạnh đó, chị em có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để giảm sự khó chịu của đau bụng kinh, bao gồm:

  • Chườm nóng vùng bụng dưới bằng túi giữ nhiệt, chai đựng nước ấm hoặc miếng dán chuyên dụng.
  • Massage quanh bụng, có thể kết hợp thêm tinh dầu hoặc rượu gừng để đạt hiệu quả nhanh chóng.
  • Uống nhiều nước ấm.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, không ăn thức ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ.
  • Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, caffeine, hút thuốc lá…
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn giảm đau bụng kinh an toàn và hiệu quả. Tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh khi không có chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm.
    Con gái có kinh bao nhiêu ngày thì hết
    ThS.BS Trần Thị Thanh Thảo, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM có nhiều năm kinh nghiệm sẵn sàng đồng hành cùng chị em để đưa ra giải pháp giảm đau bụng kinh tốt nhất

Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phác đồ thăm khám và điều trị cá thể hóa, liên kết chặt chẽ cùng nhiều chuyên khoa khác trong bệnh viện như Trung tâm Xét nghiệm, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản… giúp phát hiện sớm, điều trị hiệu quả và toàn diện các vấn đề sức khỏe nữ giới, bảo vệ sức khỏe sinh sản tốt nhất, chị em sống vui khỏe, hạnh phúc và trọn niềm vui thiên chức.

Để đặt lịch khám với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:

Hy vọng thông qua bài viết chị em sẽ biết đau bụng kinh kéo dài bao lâu là bình thường. Những trường hợp cơn đau bụng kéo dài bất thường cần thăm khám sớm để được can thiệp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, chị em có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!

1 chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu?

Thông thường, độ dài chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày, có thể thay đổi từ 24 đến 38 ngày. Thời gian hành kinh dao động khoảng 2-7 ngày. Trong vài năm đầu sau khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, chu kỳ kinh của các bé gái có thể chưa đều, sau khoảng vài năm, kỳ kinh nguyệt sẽ ngắn lại và đều đặn hơn.

Chu kỳ kinh nguyệt 24 ngày thì rụng trứng ngày nào?

Chu kỳ kinh 24 ngày: Cách tính ngày rụng trứng chu kỳ 24 ngày sẽ là 24-14=10, ngày rụng trứng của chu kỳ này sẽ là ngày 10. Chu kỳ kinh 26 ngày: Ngày rụng trứng là ngày thứ 12 (26-14=12), khoảng thời gian từ ngày 10 - 14 là thời điểm thụ thai cao.

Chu kỳ kinh nguyệt 45 ngày thì rụng trứng ngày nào?

Thông thường sau khi trứng rụng khoảng 14 ngày thì việc hành kinh sẽ xuất hiện. Do đó nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 30 ngày thì đáp án cho câu hỏi thời gian rụng trứng vào ngày thứ mấy trong chu kì kinh nguyệt của người chính là ngày thứ 16, tương tự nếu chu kỳ kinh là 45 ngày thì ngày rụng trứng là ngày 31.

Phụ nữ bao nhiêu tuổi mới hết kinh nguyệt?

Giai đoạn mãn kinh là giai đoạn tắt kinh hẳn và thường ở khoảng 45 – 55 tuổi, trung bình là 51 tuổi. Tuy nhiên có người sẽ có hiện tượng tắt kinh sớm hơn, ở khoảng 35 – 40 tuổi hoặc trễ hơn tận 60 tuổi. Cuối giai đoạn này, buồng trứng sẽ bị teo nhỏ, xơ hóa và mất chức năng nội tiết.