Con gái được bố mẹ yêu dc gọi là gì năm 2024

Lý do cũng có thể xuất phát từ suy nghĩ con gái lớn lên, lấy chồng rồi thường sẽ phải toàn tâm toàn ý chăm lo phục vụ cho gia đình chồng thay vì quan tâm để ý đến bố mẹ đẻ. Nhiều người còn gọi con gái là "lũ vịt giời" hay "quả bom nổ chậm" trong nhà. Vậy những tư tưởng phân biệt con trai con gái ấy liệu có còn đúng ở thời điểm hiện tại? Có lẽ câu trả lời sẽ là không bởi những người cha, người mẹ luôn yêu thương con cái vô điều kiện và họ sẽ chẳng bao giờ tính toán đến việc lỗ hay lãi khi dưỡng dục con.

Con gái đi lấy chồng rồi sẽ phải chăm lo phục vụ cho gia đình nhà chồng? Cách hiểu đó cũng nên đặt vào tùy người và hoàn cảnh. Con nào cũng là con, trai hay gái đều được. Khi trưởng thành lập gia đình nhỏ, việc không được thường xuyên chăm sóc bố mẹ đẻ cũng là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là con gái. Bởi phần lớn thời gian, ngoài công việc họ còn phải chăm lo cho gia đình nhỏ của mình, đối nội đối ngoại sao cho hòa thuận.

Đối với các bậc làm cha làm mẹ, sinh được con ra đã là một thiên chức thiêng liêng, là có cả gia tài quý báu, và là một niềm hạnh phúc lớn lao nên không ai suy tính thiệt hơn, lỗ lãi cả.

Người ta thường nói "con gái là áo bông của mẹ". Không chỉ thế, con gái vốn tình cảm và đáng yêu. Mỗi lúc mệt mỏi bố sẽ có người đấm lưng, được con gái dành cho một cái ôm thật chặt. Mẹ có người nhổ tóc sâu, đi chợ, phụ giúp việc nhà hay đơn giản chỉ là tâm sự... thì rõ ràng sinh con gái đang có lãi đấy chứ. Và thường thì con gái luôn tình cảm, tâm lý và sâu sắc như thế.

Con gái là khoản đầu tư lỗ của bố mẹ?

Hơn nữa, nhiều người cho rằng vấn đề ở đây là cách mà người con đó đối xử với bố mẹ mình ra sao. Có những người con trai luôn phá phách hỗn hào với bố mẹ dù đã lớn, nhưng cũng có những cô gái đã lập gia đình vẫn dành nhiều thời gian chăm lo cho bố mẹ chu đáo.

Ngay từ lúc còn trong bụng, con gái đã được bố mẹ lo lắng cho vẻ ngoài. Rồi khi con gái lớn hơn 1 chút, biết chạy nhảy và nghịch ngợm. Bố mẹ cũng đỡ được khoản quát tháo, la rầy. Con gái chăm học và giỏi việc nhà, biết ru em à ơi, biết dỗ dành mẹ những khi buồn và biết khóc chung bấy nhiêu lần với mẹ.

Con gái cũng có thể mạnh mẽ giống ba. Đặc biệt là những khi gia đình đối mặt với biến cố. Con gái có thể thay ba chăm sóc mẹ và em, có thể làm những việc phi thường tưởng chừng chỉ con trai mới có thể làm được. Vậy là sinh con gái có lãi lớn như vậy đó!

Cho đến khi...

Bố mẹ cho con gái một hình hài vẹn nguyên nhưng sau những lần vấp ngã trên quãng đường đời, con gái trở về với bao nhiêu đường sứt sẹo. Bố mẹ dịu dàng với con gái bao nhiêu thì người đời phũ phàng với con gái bấy nhiêu.

Bố mẹ làm tất cả cho con gái lúc ở nhà thì khi trưởng thành con gái phải làm những điều đó với những gương mặt lạ lẫm, không chút thân quen. Rồi bỗng một ngày, con gái trở thành một thành viên trong gia đình khác. Bố mẹ lại lo lắng liệu con gái có an yên không? Êm ấm không? Và tương lai có bình tâm không?...

Sẽ chẳng ai nói trước được tương lai, nhưng cửa của bố mẹ luôn rộng mở đón con gái về và bếp nhà vẫn luôn sẵn sàng cho những lần đỏ lửa. Sau bao nhiêu thăng trầm, bố mẹ tôi, bố mẹ bạn, bố mẹ của những cô con gái, vẫn "lãi" được cả một gánh lo toan.

Dù sinh con gái là lỗ hay lãi thì bố mẹ vẫn sẽ yêu thương chúng ta hết mực. Tình yêu đó là không thể đong đếm, không cầu báo đáp. Tất cả đều xuất phát từ tình thương lớn lao nơi trái tim của các bậc làm cha mẹ.

Ai cũng chỉ có một đời để sống, ta càng trưởng thành thì cha mẹ lại già đi, sẽ chẳng ở bên ta mãi được. Hãy quan tâm và ở bên cha mẹ khi còn có thể!

Như ta biết, tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà cha mẹ dành cho con cái là thứ tình cảm vô giá không có gì cân đo đong đếm được. Bởi lẽ, cha mẹ là những người có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ, che chở, đùm bọc cho mỗi chúng ta. Đặc biệt là mẹ, người đã mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày để cho con mình được chào đời. Rồi chắt chiu từng dòng sữa ngọt để nuôi chúng ta khôn lớn cùng với tình thương ấm áp của cha. Ngày ngày, cha mẹ phải làm lụng vất vả để cung cấp cho chúng ta về vật chất, bồi dưỡng cho chúng ta về tinh thần để chúng ta nên người, ăn học thành tài, tạo cho chúng ta một sự nghiệp ổn định. Sự thành công của chúng ta trong xã hội là do cha mẹ đứng sau hết lòng ủng hộ, giúp đỡ một cách vô điều kiện. Thậm chí, khi chúng ta thành gia lập thất, cha mẹ vẫn luôn bên ta theo dõi, chăm lo, quan tân đến cuộc sống của chúng ta. Điều đó cho thấy tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái là tình cảm vô bờ vô bến, một tình cảm quý báu, bất tử theo thời gian. Mối quan hệ đó là mối quan hệ biện chứng qua lại, là dây mơ rễ má không thể tách rời. Bên cạnh đó, chúng ta cần nhìn nhận mối quan hệ cha mẹ con cái là mối quan hệ có giá trị thiêng liêng cao đẹp. Chúng ta phải hiểu rằng: Tình mẫu tử, tình phụ tử không chỉ là cội nguồn của những thứ tình cảm khác mà còn là tình cảm đi theo con người đến suốt cuộc đời; là thứ tình cảm trường tồn, vượt qua không gian, thời gian và những biến đổi của các yếu tố trong xã hội. Bởi lẽ, cha mẹ là những người đã cho ta sự sống, là mối quan hệ huyết thống không gì thay thế được. Trong quá trình trưởng thành, cha mẹ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với con cái. Họ đã lo lắng và dạy dỗ cho chúng ta nên người; là người bạn đồng hành, chia sẻ, cảm thông đối với chúng ta trong suốt cả cuộc đời của họ. Chẳng hạn như, khi chúng ta mải mê mơ mộng về tương lai mà quên đi hiện tại, muốn đốt cháy giai đoạn, dẫn đến việc làm tiêu cực. Điều đó làm mất đi sự phẩm chất vốn có của mình, khiến chúng ta luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi vì những áp lực nặng nề khi nghĩ tới tương lai. Trước áp lực này, cha mẹ có thể là người bạn đưa ra những mục tiêu ngắn, để giúp con từng bước đạt được ước mơ. Bên cạnh đó, việc khích lệ con làm hết khả năng của mình ở hiện tại mới là điều quan trọng nhất. Tiếp đến, lòng yêu thương là nét đẹp tâm hồn vô giá trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Đây là tình cảm vô bờ bến, nó là một thứ tình cảm tự nhiên. Tất cả những cách thể hiện tình cảm của các bậc làm cha mẹ sẽ mang đến cho con cái một cảm giác an toàn tuyệt đối. Vì sự yêu thương ấy không chỉ dừng lại bằng lời nói mà phải bằng những việc làm cụ thể. Yêu thương ở đây không chỉ bao bọc, bảo vệ, hy sinh tất cả cho con cái mà còn kết hợp với giáo dục, định hướng, tôn trọng ý kiến của con cái trong quá trình nuôi dạy. Chính vì yêu thương con cái đã nâng tầm lên thành nghĩa vụ, trách nhiệm đối với con cái. Khi con cái còn nhỏ thì cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, kể cả khi con trưởng thành. Dòng chảy của tình yêu thương ấy không bao giờ vơi cạn mà còn chảy mãi đến hết cả cuộc đời. Bên cạnh lòng yêu thương là sự tôn trọng quyền tự do dành cho con cái. Tôn trọng quyền tự do cá nhân được luật pháp bảo vệ và đòi hỏi mọi công dân phải chấp hành, là một nguyên tắc xây dựng gia đình hiện đại ở nước ta. Cha mẹ cần giải thích, giáo dục cho con cái trong việc xử lý đúng mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung của gia đình. Giáo dục con cái có ý thức tự giác và chấp nhận sự cần thiết phải quan tâm đến lợi ích của gia đình, khi đòi hỏi thỏa mãn quyền lợi cá nhân của mình, từ việc nhỏ diễn ra hàng ngày mà không chỉ đối với việc lớn, trọng đại. Điều này phải trở thành nếp suy nghĩ thường trực, việc làm tự nhiên của mỗi thành viên trong gia đình. Tình cảm cha mẹ dành cho con cái là tình cảm thiêng liêng. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con cái không thể trả hết. Vì thế, chúng ta phải làm tròn đạo hiếu thờ mẹ kính cha, phải giữ tròn bổn phận của người làm con, phải làm tròn với chữ hiếu của bản thân mình. Hiếu ở đây có thể hiểu là là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử kính trên nhường dưới, anh em đoàn kết, yêu thương lẫn nhau, phụng dưỡng cha mẹ lúc về già. Đó không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà đó cũng là cách sống, đạo đức làm người. Chúng ta phải luôn tự nhắc nhở bản thân, phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý và làm tròn đạo hiếu với cha mẹ. Với những giá trị thiêng liêng cao đẹp đó, có thể thấy được mối quan hệ cha mẹ con cái góp phần to lớn giúp con cái phát triển và hoàn thiện bản thân trong môi trường sống. Chúng ta phải luôn tự nhắc nhở bản thân phải hiếu thảo với cha mẹ, sống thật có trách nhiệm với cha mẹ, không bao giờ làm cha mẹ buồn lòng. Đó là một nền tảng của tình yêu thương là giá đạo lý, là giá trị chân thiện mỹ mãi luôn trường tồn với thời gian.

Bài viết cùng chủ đề

Bà cóc và bà cô ai lớn hơn?

Nhà bạn em nói là ba mẹ của ông bà ngoại gọi là cóc, còn ba mẹ cóc mới gọi là cố.

Con của em gái ruột gọi mình là gì?

Anh em con cô con cậu là anh em liên quan từ cả hai phía nội và ngoại của hai bên. Là con của chị gái hoặc em gái bố; hoặc con anh trai hoặc em trai của mẹ. Hàng con cô con cậu thường rộng hơn con chú con bác hoặc con gì con già.

Em trai của mẹ miền Bắc gọi là gì?

Em gái của mẹ: Ở cả ba miền, em gái của mẹ thường được gọi là dì. Tùy thuộc vào vùng, chồng của họ có thể được gọi là chú [miền Bắc] hoặc dượng [miền Trung và Nam]. Em trai của mẹ: Miền Bắc và Nam gọi là cậu, còn miền Trung gọi là cụ. Người vợ của họ được gọi là mợ hoặc mự.

Ảnh của mẹ gọi là gì?

Anh, chị của mẹ gọi là cậu, dì. Bác cô của mẹ thì gọi là ông, bà. Ông bà của mẹ thì gọi là cố. Con gái, con trai của cậu, dì thì gọi là anh, chị hoặc em tuỳ vào vai vế của mẹ mình đối với cậu dì đó.

Chủ Đề