Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là gì

Cán bộ, công chức là 02 đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật cán bộ, công chức và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ công chức và Luật viên chức], vì có những điểm tương đồng nên nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai đối tượng này. Vì vậy, để phân biệt cán bộ và công chức, cần dựa vào những tiêu chí sau:

- Về khái niệm cán bộ, công chức

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

- Về chế độ làm việc

Đối với cán bộ làm việc theo nhiệm kỳ đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, còn đối với công chức làm công việc công vụ mang tính thường xuyên, liên tục.

- Nội dung đánh giá cán bộ, công chức:

Đối với công chức, đánh giá theo 05 nội dung sau: Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; Tinh thần trách nhiệm trong công tác; Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Còn đối với công chức, đánh giá theo 06 nội dung: Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ và chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

Ngoài ra, đối với, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá thêm theo các nội dung: Kế hoạch làm việc và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách; Tiến độ, chất lượng các công việc được giao; Năng lực lãnh đạo, quản lý; Năng lực tập hợp, đoàn kết.

- Không làm nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức

Đối với cán bộ, Luật sử dụng thuật ngữ “ xin thôi làm nhiệm vụ” và trong các trường hợp sau: Không đủ sức khỏe; Không đủ năng lực, uy tín; Theo yêu cầu nhiệm vụ; Vì lý do khác.

Đối với công chức, Luật sử dụng thuật ngữ “thôi việc đối với công chức” và trong các trường hợp: Do sắp xếp tổ chức; Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý; 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

- Hình thức xử lý kỷ luật

Đối với cán bộ vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử lý theo 04 hình thức: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi nhiệm.

Còn đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý xử lý theo 04 hình thức: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Buộc thôi việc. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý xử lý theo 05 hình thức: Khiển trách; Cảnh cáo; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc.

- Về chế độ tập sự

Luật cán bộ, công chức không quy định chế độ tập sự đối với cán bộ, còn đối với công chức thì người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng. Thời gian tập sự là 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C; 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D; Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự. Trường hợp người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày mà được người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi người được tuyển dụng vào công chức đang thực hiện chế độ tập sự đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự./.

Hải Giang

Điều kiện, thời hạn công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo

[NLĐO] - Theo quy định mới, công chức để được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo phải đáp ứng đầy đủ 6 điều kiện - bổ sung thêm một yêu cầu so với quy định trước đây tại Nghị định 24 năm 2010

  • Điều kiện tăng lương trước hạn với cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2021

  • Cách tính tiền lương làm thêm giờ cho công chức, viên chức

  • Cán bộ, công chức khi tiếp công dân phải giữ bí mật và bảo đảm an toàn

  • 7 khoản phụ cấp với cán bộ, công chức, viên chức dự kiến áp dụng từ 1-7-2022

Việc được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo sau thời gian làm việc, cống hiến chắc hẳn là mong muốn có rất nhiều công chức. Dưới đây là quy định về điều kiện, thời hạn bổ nhiệm công chức giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo.

Điều kiện được bổ nhiệm

Khoản 5 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 nêu rõ: Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.

Để được bổ nhiệm, tuổi công chức phải đủ một nhiệm kỳ

Theo đó, Điều 51 Luật này quy định, căn cứ để bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là: Nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Để hướng dẫn chi tiết quy định này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 138/2020/NĐ-CP. Trong đó, Điều 42 Nghị định này nêu rõ, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chức giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo gồm:

- Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm.

- Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác.

- Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập.

- Đáp ứng điều kiện về độ tuổi được bổ nhiệm:

Được đề nghị bổ nhiệm lần đầu hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm: Phải còn đủ 5 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; Được bổ nhiệm vào chức vụ mà thời hạn mỗi lần bổ nhiệm của chức vụ đó là dưới 5 năm: Tuổi bổ nhiệm phải đủ một nhiệm kỳ; Công chức được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ: Không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định trên.

- Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.

- Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.

Theo quy định mới, công chức để được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo phải đáp ứng đầy đủ 6 yêu cầu nêu trên - bổ sung thêm một yêu cầu so với quy định trước đây tại Nghị định 24 năm 2010 [trước đây chỉ yêu cầu 5 điều kiện].

Thời hạn nhiệm kỳ

Khoản 2 Điều 51 Luật Cán bộ công chức nêu rõ: Thời hạn bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 5 năm; khi hết thời hạn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Theo quy định hiện hành, công chức chỉ được bổ nhiệm không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp và mỗi lần bổ nhiệm chỉ trong thời hạn không quá 5 năm

Theo quy định này, công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong thời hạn 5 năm. Khi hết thời hạn này, công chức có thể được xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Nhưng nếu pháp luật chuyên ngành và cơ quan có thẩm quyền có quy định khác thì thực hiện theo quy định đó.

Đồng thời, Điều 41 Nghị định 138 nêu rõ:

1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 5 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 5 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

2. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành.

Trước đây, theo quy định của Điều 5 Quyết định 27/2003/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ chỉ quy định: Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm là 5 năm; đối với một số cơ quan, đơn vị đặc thù có thể quy định thời hạn mỗi lần bổ nhiệm ngắn hơn

Như vậy, theo quy định hiện hành, công chức chỉ được bổ nhiệm không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp và mỗi lần bổ nhiệm chỉ trong thời hạn không quá 5 năm. Nếu pháp luật chuyên ngành quy định về thời hạn dưới 5 năm thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

H.Lê

Video liên quan

Chủ Đề