Công chức nhà nước là ai?

Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung. Vậy khi luật mới có hiệu lực vào ngày 01/7/2020, bộ phận công chức có gì thay đổi không?

Để trả lời cho câu hỏi, công chức là gì cần căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức hiện nay. Theo đó, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và thuộc các cơ quan, đơn vị được nêu cụ thể tại Nghị định 06 năm 2010 gồm:

- Trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Trong Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước;

- Trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập;

- Trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện;

- Trong hệ thống Tòa án nhân dân, hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân;

- Trong cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, tỉnh, huyện;

- Trong cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Trong đó, công chức hiện nay được tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển trừ trường hợp đã có cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo…

Đồng thời, công chức phải đáp ứng một số tiêu chuẩn, điều kiện như sau:

- Đủ 18 tuổi trở lên, Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

- Có đơn dự tuyển, lý lịch rõ ràng, có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

Ngoài ra, công chức phải trải qua quá trình tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng. Trong đó, Điều 20 Nghị định 24 năm 2010 nêu rõ, thời gian tập sự của công chức gồm:

- 12 tháng nếu được tuyển dụng vào công chức loại C;

- 06 tháng với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D.

Từ 01/7/2020, công chức gồm những ai? [Ảnh minh họa]


Từ 01/7/2020, thu hẹp các đối tượng là công chức

Ngày 26/11/2019, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức với nhiều nội dung ảnh hưởng lớn đến đối tượng công chức. Một trong số đó là việc sửa đổi phạm vi đối tượng là công chức.

Theo đó, khoản 2 Điều 4 Luật hiện nay được khoản 1 Điều 1 Luật mới 2019 sửa đổi theo hướng lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không còn là công chức.

Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương không thực hiện chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần của Nghị quyết 19-NQ/TW và sẽ xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm thay thế bảng lương hiện nay nêu tại Nghị quyết 27-NQ/TW.

Tuy nhiên, khoản 19 Điều 1 của Luật sửa đổi năm 2019 cũng nêu rõ, công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập theo Luật và các văn bản hướng dẫn hiện hành vẫn sẽ tiếp tục được thực hiện chế độ, chính sách … cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm.

Trên đây là quy định về công chức là gì? Những ai được gọi là công chức từ ngày 01/7/2021? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Điểm mới của Luật sửa đổi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức

Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung. Vậy khi luật mới có hiệu lực vào ngày 01/7/2020, bộ phận công chức có gì thay đổi không?

Hiện nay có 8 nhóm đối tượng được gọi là công chức

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức hiện nay, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và thuộc các cơ quan, đơn vị được nêu cụ thể tại Nghị định 06 năm 2010 gồm:

- Trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Trong Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước;

- Trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập;

- Trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện;

- Trong hệ thống Tòa án nhân dân, hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân;

- Trong cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, tỉnh, huyện;

- Trong cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Trong đó, công chức hiện nay được tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển trừ trường hợp đã có cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo…

Đồng thời, công chức phải đáp ứng một số tiêu chuẩn, điều kiện như sau:

- Đủ 18 tuổi trở lên, Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

- Có đơn dự tuyển, lý lịch rõ ràng, có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

Ngoài ra, công chức phải trải qua quá trình tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng. Trong đó, Điều 20 Nghị định 24 năm 2010 nêu rõ, thời gian tập sự của công chức gồm:

- 12 tháng nếu được tuyển dụng vào công chức loại C;

- 06 tháng với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D.

Từ 01/7/2020, công chức gồm những ai? [Ảnh minh họa]

Từ 01/7/2020, thu hẹp các đối tượng là công chức

Ngày 26/11/2019, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức với nhiều nội dung ảnh hưởng lớn đến đối tượng công chức. Một trong số đó là việc sửa đổi phạm vi đối tượng là công chức.

Theo đó, khoản 2 Điều 4 Luật hiện nay được khoản 1 Điều 1 Luật mới 2019 sửa đổi theo hướng lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không còn là công chức.

Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương không thực hiện chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần của Nghị quyết 19-NQ/TW và sẽ xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm thay thế bảng lương hiện nay nêu tại Nghị quyết 27-NQ/TW.

Tuy nhiên, khoản 19 Điều 1 của Luật sửa đổi năm 2019 cũng nêu rõ, công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập theo Luật và các văn bản hướng dẫn hiện hành vẫn sẽ tiếp tục được thực hiện chế độ, chính sách … cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm.

Trên đây là quy định về công chức là gì?

Theo: //luatvietnam.vn/

Khái niệm công chức là gì? Đặc điểm của công chức? Quyền và nghĩa vụ của công chức?

Công chức là tên gọi chúng ta nghe nhiều đối với những người làm việc trong các đơn vị cơ quan nhà nước. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về như thế nào là công chức và công chức có đặc điểm như thế nào? Bài viết dưới đây xin trình bày về vấn đề này.

Luật sư tư vấn pháp luật về quyền nghĩa vụ của công chức: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

Luật cán bộ, công chức năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2019

Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

1. Công chức là gì?

Khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.

Công chức tiếng Anh là: Civil servant

2. Đặc điểm của công chức:

Theo định nghĩa trên, đặc điểm của một công chức bao gồm:

– Tính chất công việc của công chức

Công chức là người làm việc thường xuyên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhất định và có tính chuyên môn nghiệp vụ rõ rệt. Tính thường xuyên thể hiện ở việc tuyển dụng là không giới hạn về thời gian. Khi đã được tuyển dụng vào một ngạch, chức danh, chức vụ thì một người là công chức sẽ làm việc thường xuyên, liên tục, không gián đoạn về mặt thời gian. Tính chuyên môn nghiệp vụ được thể hiện là công chức được xếp vào một ngạch. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. Ngạch công chức bao gồm: chuyên viên cao cấp và tương đương; chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên và tương đương; cán sự và tương đương; nhân viên. Như vậy, công chức là chuyên viên cao cấp tương đương có thứ bậc về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ là cao nhất, thứ bậc đó giảm dần cho đến nhân viên.

Xem thêm: Thế nào là cán bộ? Thế nào là viên chức? Thế nào là công chức?

–  Con đường hình thành công chức

Có hai con đường hình thành công chức là thông qua tuyển dụng và bổ nhiệm.  Việc tuyển dụng công chức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao. Cơ quan thực hiện việc tuyển dụng công chức bao gồm những cơ quan được quy định tại Điều 39 Luật cán bộ, công chức. Đó là: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội. Các cơ quan này đều tiến hành tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý. Ví dụ: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành tuyển dụng công chức trong các Văn phòng Ủy ban nhân dân, các sở, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân…

Người được tuyển dụng phải là người đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức và không phải những người được quy định tại Khoản 2 Điều 36. Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện người được tuyển dụng phải trải qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định của pháp luật. Thi tuyển là một phương thức tuyển dụng công chức, trong đó, hình thức, nội dung thi tuyển phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.

Bên cạnh đó, đối với những người thỏa mãn các điều kiện tuyển dụng và cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển. Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định của Chính phủ.

Hết thời gian tập sự, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người đó; nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý công chứcquyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch Bên cạnh việc bổ nhiệm vào một ngạch sau khi người được tuyển dụng hoàn thành chế độ tập sự thì bổ nhiệm còn là một con đường trực tiếp hình thành công chức.

Đó là việc công chức được bổ nhiệm để giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý. Việc bổ nhiệm công chức giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ: chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền bổ nhiệm giám đốc sở. Như vậy, con đường hình thành công chức là tuyển dụng và bổ nhiệm, trong đó, tuyển dụng là con đường đặc thù.

Thứ ba, về nơi làm việc: Nơi làm việc của Công chức rất đa dạng. Nếu như cán bộ là những người hoạt động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, ở Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở Huyện, Quận, Thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh thì Công chức còn làm việc ở cả Cơ quan, Đơn vị thuộc Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập.

Ví dụ: Khoản 2 Điều 11 Nghị định 06/2010/NĐ – CP quy định Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập như sau: “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ.”

Xem thêm: Quy định các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức

Thứ tư, về thời gian công tác: Công chức đảm nhiệm công tác từ khi được bổ nhiệm, tuyển dụng cho tới khi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động mà không hoạt động theo nhiệm kì như cán bộ [Điều 60 – Luật cán bộ, công chức  năm 2008]. Chấm dứt đảm nhiệm chức vụ khi đến tuổi nghỉ hưu: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi [Quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 73 – Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014].

Thứ năm, về chế độ lao động: Công chức được biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [Điều 12 – Luật cán bộ, công chức năm 2008]; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

3. Quyền và nghĩa vụ của công chức:

3.1. Công chức có các quyền sau:

– Quyền được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ: Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ, bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc; được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao; được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ

–  Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước; được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

– Được nghỉ phép hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

– Công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

3.2. Các nghĩa vụ của công chức:

– Đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân: Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

– Trong thi hành công vụ: Công chức phải thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao; chấp hành quyết định của cấp trên.

Xem thêm: Chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã

– Ngoài ra, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ như: Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của công chức; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức.

Các bạn có thể tham khảo sự khác biệt giữa công chức và cán bộ 

Cán bộ

Công chức

Nguồn gốc

Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, trong biên chế Thi tuyển, bổ nhiệm, có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và trong biên chế

Thời gian tập sự

Không có quy định về thời gian tập sự Thời gian tập sự từ 6 đến 12 tháng tùy theo từng trường hợp tuyển dụng

Tính chất

– Vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý, nhân danh quyền lực chính trị quyền lực công

– Công tác theo nhiệm kỳ

– Vận hành quyền lực nhà nước, thực hiện nhiệm vụ quản lý

– Thực hiện công vụ thường xuyên

Chế độ lương

Hường lương từ ngân sách nhà nước theo vị trí, chức danh Hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập đối với người trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập

Nơi làm việc

Cán bộ làm tại cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội Cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, Quân đội, Công an, Tòa án, Viện kiểm sát

Hình thức kỷ luật

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Cách chức

– Bãi nhiệm

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Hạ bậc lương

– Giáng chức

– Cách chức

– Buộc thôi việc

Video liên quan

Chủ Đề