Công dân và các tổ chức sử dụng pháp luật là gì

Việc sử dụng pháp luật được thực hiện hàng ngày, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này. Vậy, sử dụng pháp luật là gì? Có gì khác với áp dụng pháp luật?

  • Pháp luật gì là gì?
  • Sử dụng pháp luật là gì? Ví dụ về sử dụng pháp luật
  • Phân biệt sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật

Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là yếu tô điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích giai cấp của mình.

Từ khái niệm trên, có thể thấy pháp luật thể hiện 04 nội dung cơ bản sau:

- Là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, tính quy phạm phổ biến của pháp luật được thể hiện ở chỗ:

+ Là khuôn mẫu chung cho nhiều người.

+ Được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian rộng lớn.

- Do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận.

- Đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

- Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Pháp luật được ban hành và thừa nhận bởi Nhà nước, do đó bản chất của pháp luật cũng thể hiện ở tính giai cấp. Tính giai cấp của pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trong xã hội, nội dung ý chí đó được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. Ý chí của giai cấp này được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Trong thực hiện pháp luật gồm có: Thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luât, sử dụng pháp luật.

Sử dụng pháp luật là gì? Có gì khác với áp dụng pháp luật? [Ảnh minh họa]


Sử dụng pháp luật là gì? Ví dụ về sử dụng pháp luật

Sử dụng pháp luật là việc các chủ thể thực hiện pháp luật sử dụng các quyền mà pháp luật cho phép. Đây là hình thức thực hiện pháp luật chủ động và tích cực bằng các hành vi cụ thể của các chủ thể quan hệ pháp luật.

Do hình thức thực hiện pháp luật này là việc sử dụng các quyền năng pháp lý được pháp luật trao quyền, nên các chủ thể quan hệ pháp luật có quyền thực hiện hoặc không thực hiện các quyền của mình, pháp luật không bắt buộc các chủ thể phải thực hiện như hình thức tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật.

Nói một cách dễ hiểu, với hình thức sử dụng pháp luật, các chủ thể trong quan hệ pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện các quyền các quyền chủ thể của mình được pháp luật quy định.

Để hiểu rõ hơn về sử dụng pháp luật có thể theo dõi ví dụ sau đây:

Khi anh H và chị K xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán xe giao kết bằng miệng. Nếu một trong hai bên cảm thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì có quyền khởi kiện lên Tòa án giải quyết.

Tuy nhiên, việc khởi kiện này là quyền của các bên chứ không mang tính bắt buộc, họ có thể khởi kiện hoặc không khởi kiện. Khi thực hiện khởi kiện tại Tòa án tức là họ đang sử dụng pháp luật.

Phân biệt sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật

Tiêu chí

Sử dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật

Bản chất

Các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép.

Đó có thể là hành vi hành động hoặc hành vi không hành động tùy quy định pháp luật cho phép.

Vừa là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, vừa là hoạt động mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật khác thực hiện các quy định pháp luật.

Mang tính quyền lực Nhà nước, được thể hiện dưới hình thức hành vi hành động và hành vi không hành động

Chủ thể thực hiện

Mọi chủ thể

Cơ quan/ người có thẩm quyền

Trường hợp phát sinh

Được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật

- Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia vào quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được.

Ví dụ: tranh chấp về quyền thừa kế, tranh chấp về hợp đồng,…

- Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà đối với những chủ thể có hành vi vi phạm.

- Trong một số quan hệ pháp luật mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia quan hệ đó hoặc nhà nước xác nhận tồn tại hay không tồn tại một số vụ việc, sự kiện thực tế.

- Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh hoặc chấm dứt nếu  không có sự can thiệp của nhà nước.

Hình thức thể hiện

Các quy phạm pháp luật thể hiện quyền và tự do pháp lý của chủ thể

Văn bản áp dụng pháp luật

Tính bắt buộc

Không bắt buộc

Các chủ thể có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện tùy vào ý chí, khả năng của mình mà không phải chịu trách nhiệm pháp lý từ việc lựa chọn đó.

Bắt buộc thực hiện

Do chủ thể trong hình thức thực hiện pháp luật này là cơ quan/ người có thẩm quyền nên việc thực hiện vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ.

Trong trường hợp không áp dụng pháp luật hoặc áp dụng không đúng đắn, các chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ.

Nếu có thêm vướng mắc, bạn đọc thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 

 19006199 để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.

Sử dụng pháp luật là gì?

Ví dụ về sử dụng pháp luật. Sử dụng pháp luật là một trong 4 hình thức thực hiện pháp luật, khiếp pháp luật được ứng dụng thống nhất trong nhân dân. Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc một số ví dụ về sử dụng pháp luật.

Các ví dụ sử dụng pháp luật

Sử dụng pháp luật và việc cá nhân, tổ chức sử dụng các quyền của mình, làm những việc mà pháp luật cho phép.

=> Sử dụng pháp luật được biểu hiện dưới dạng hành động, là việc thực hiện quyền của các công dân.

2. Ví dụ về sử dụng pháp luật

Với định nghĩa tại mục 1 bài này, dưới đây là một số ví dụ về sử dụng pháp luật.

  • Ví dụ về sử dụng pháp luật 1:

A đủ 18 tuổi và không bị mất năng lực nhận thức, làm chủ hành vi. Đến ngày bầu cử, A thực hiện quyền lợi của mình, đi bầu cử cho vị đại biểu mà mình tin tưởng

  • Ví dụ về sử dụng pháp luật 2:

Công dân có quyền khởi kiện ra tòa án đòi bồi thường thiệt hại khi bị xâm phạm lợi ích trong các giao dịch dân sự. B bị thiệt hại do A không thực hiện đúng các nghĩa vụ trong hợp đồng, do đó, B đã khởi kiện A ra tòa để đòi bồi thường thiệt hại

  • Ví dụ về sử dụng pháp luật 3:

Mọi công dân đều được pháp luật bảo vệ quyền bí mật thư tín, bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở, khi phát hiện có người xâm phạm quyền riêng tư của mình, C đã trình báo công an.

  • Một số ví dụ khác về sử dụng pháp luật:

Ví dụ 1: Công dân không mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi đều có quyền tham gia giao dịch dân sự. A tham gia các giao dịch dân sự [không trái quy định pháp luật]: Mua bán thực phẩm, mua bán kim khí quý đá quý

Ví dụ 2: Công dân có quyền được thành lập doanh nghiệp [trừ những đối tượng không được thành lập doanh nghiệp tư nhân]. B thành lập công ty cổ phần, lựa chọn ngành nghề kinh doanh được pháp luật cho phép [Kinh doanh đồ gia dụng,...]

3. Một số hình thức thực hiện pháp luật khác

Bên cạnh sử dụng pháp luật còn có các hình thức thực hiện pháp luật khác: Thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật:

  • Thi hành pháp luật là hành vi cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định.
  • Áp dụng pháp luật là việc các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
  • Tuân thủ pháp luật là việc cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

Hoa Tiêu đã đưa đến cho bạn đọc các ví dụ về sử dụng pháp luật.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

Nội dung này được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn như sau:

  • Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm các biệt hóa quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể.

    Hay đó là hành vi của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền hay một tổ chức được giao quyền, căn cứ vào quy định củapháp luật để giải quyết một trường hợp cụ thể.

    Ví dụ: Xử một việc phạm tội, giải quyết một vụ tranh chấp về dân sự, kinh tế… xác định quyền hoặc nghĩa vụ của một công dân,.... Áp dụng pháp luật phải tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.


Nguồn:

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA TÌNH HUỐNG NÀY

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • 17, Nguyễn Gia Thiều, phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Click để Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề