Bé mới sinh ngủ bao lâu

Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?

Trẻ mới sinh đến 1 tháng tuổi [trẻ sơ sinh] gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú [khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần]. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói, vì vậy phải thức dậy sau vài giờ để bú . Trẻ sơ sinh cũng chưa phân biệt được ngày đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm [6 đến 8 giờ] không thức giấc khi được 3 tháng tuổi hay khi được khoảng 6 ký. Thông thường, không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản…có thể phải cho bú thường xuyên hơn.

Các giai đoạn của một giấc ngủ

Cũng giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay vẫn có những cử động. Có 2 loại giấc ngủ: 

  • Giấc ngủ nhanh [REM - rapid eye movement : cử động mắt nhanh]

    Đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là giấc ngủ REM. Tức là bé chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ. Trẻ lớnvà người lớn ngủ ít hơn nhưng ngủ REM cũng ít hơn.

  • Giấc ngủ chậm [Non-REM - Non- rapid eye movement: không cử động mắt nhanh]
    • Giai đoạn 1: buồn ngủ - mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật.   
    • Giai đoạn 2: ngủ lơ mơ – trẻ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình, kêu “è è”   
    • Giai đoạn 3: ngủ sâu – trẻ im lặng và không cử động   
    • Giai đoạn 4: ngủ rất sâu - trẻ im lặng và không cử động 
  •     Có 4 giai đoạn: 

Giấc ngủ của bé sẽ diễn tiến theo chu kỳ, bắt đầu tuần tự từ giai đoạn 1, sau đó chuyển sang giai đoạn 2, giai  đoạn 3, giai đoạn 4, rồi quay lại giai đoạn 2, rồi chuyển sang ngủ REM. Trong một giấc ngủ có thể có vài chu kỳ ngủ trên. Trong vài tháng đầu, trẻ có thể  thức giấc khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và có thể khó ngủ trở lại.

Trẻ sơ sinh tỉnh giấc như thế nào?

Trẻ sơ sinh cũng có nhiều kiểu tỉnh giấc khác nhau. Nếu trẻ sơ sinh thức giấc vào cuối của chu kỳ ngủ thì trẻ sẽ bắt đầu giai đoạn tỉnh giấc yên lặng. Trong giai đoạn này, trẻ vẫn yên lặng dù đã tỉnh táo và nhận thức được môi  trường xung quanh. Trong giai đoạn tỉnh giấc yên lặng, trẻ có thể nhìn mọi vật hay nhìn chăm chú vào một vật và đáp ứng với âm thanh và động chạm. Giai đoạn này thường sẽ chuyển sang giai đoạn tỉnh giấc hoạt động. Trong giai đoạn này, trẻ cũng chú ý đến mọi tiếng động và hình ảnh nhưng có cử động. Sau giai đoạn này là giai đoạn khóc. Bé cử động nhiều hơn và có thể khóc lớn. Bé có thể bị tăng kích thích trong giai đoạn khóc này. Bạn phải làm bé dịu đi bằng cách ôm bé sát vào người hay quấn bé trong một cái khăn/mền.

Tốt nhất là bạn cho bé bú trước khi bé bước sang giai đoạn khóc. Trong giai đoạn khóc, bé có thể quá “cáu” [quá  khó chịu] nên không chịu bú. Đối với trẻ sơ sinh, khóc là dấu hiệu cuối cùng của đói bụng, sau khi bé đã làm một số dấu hiệu như tìm vú, đưa tay vào miệng…

Tập thói quen ngủ ngoan cho bé

Ngay từ sáu tuần tuổi, bé đã có  thể học cách ngủ ngoan. Trong độ tuổi này, có vài cách rất hiệu quả để giúp bé ngủ ngon 

  1. Nhận biết dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ
    Trong sáu đến tám tuần đầu sau sinh, bé không thể thức lâu hơn hai giờ liên tục. Nếu bạn để bé thức lâu hơn hai giờ, bé sẽ quá mệt mỏi và lại trở nên khó ngủ.

Vì vậy, bạn nên nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của bé như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng  dưới mắt thâm lại. Bạn đừng lo, bạn sẽ mau chóng có giác quan thứ sáu nhận ra con mình đang buồn ngủ. Nếu bạn nhận thấy bé buồn ngủ thì nên đặt bé vào nôi hay giường.

  1. Dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm

Vài bé sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Bạn có thể nhận biết điều này khi nhận thấy bé quẫy  đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm. Khi chào đời, bé cũng vẫn duy trì thói quen này và làm mẹ mệt mỏi vì không chịu ngủ khi mẹ đã ríu mắt rồi. Trong vài ngày đầu sau sinh, bạn không thể thay đổi bé ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy bé khi bé đã được hai tuần tuổi.

Ban ngày, khi bé còn thức: - Chơi với bé càng nhiều càng tốt. - Nói chuyện và hát cho bé nghe khi cho bú các cữ ban ngày. - Đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng vào ban ngày. - Không cần “cắt đứt” mọi tiếng ồn thông thường vào ban ngày, như tiếng tivi, radio, máy giặt…

- Nếu đang bú mà bé thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.

Ban đêm: - Giữ yên lặng và nói khẽ khi cho bé bú cữ đêm. - Giữ phòng tối [có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu] và yên tĩnh, không trò chuyện  với bé nhiều.

  Cần phải dạy bé nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi bé được hai tuần tuổi, đừng để quá muộn. 

Khi bé đã được sáu đến tám tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy bé tự ngủ. Bạn nên đặt bé vào nôi hay xuống giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách bạn dỗ bé ngủ trong tám tuần đầu sau sinh rất quan trọng. Nếu bạn cho bé nằm võng hay nằm nôi lắc, đu đưa bé, bế rung bé khi trong tám tuần đầu thì bé sẽ quen và bé sẽ không thể ngủ  nếu không được rung lắc, đu đưa như vậy. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên không nên đung đưa bé, không cho bé ngậm núm vú giả để dỗ bé ngủ ngay từ sau sinh. Bạn sẽ thiết lập một “thủ tục” trước khi ngủ cho bé như hát ru, nghe nhạc nhẹ, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu… nhưng cần nhớ rằng bạn sẽ phải làm “thủ tục” này mỗi đêm nên bạn cần chọn “thủ tục” nào vừa thích hợp với bé vừa “khả thi” đối với  bạn. Bạn có thể bế bé đến khi bé thiu thiu ngủ rồi đặt bé xuống chứ không nên để bé ngủ trên tay mình rồi mới đặt xuống vì sẽ tạo nên thói quen xấu là phải được bế mới ngủ và bé sẽ thức dậy ngay khi bạn đặt bé xuống giường.

Bé sơ sinh giống  như tờ giấy trắng, bé sẽ là một em bé ngoan ngoãn, dễ ngủ nếu bạn không bỏ lỡ thời gian có thể dạy bé thói quen ngủ ngoan. Giấc ngủ của bé không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của bản thân bé mà còn quan trọng với mẹ. Nếu bé quấy đêm nhiều quá thì bạn cũng sẽ thiếu ngủ và không đủ sức khỏe cũng như tinh thần để chăm sóc bé tốt được. Hãy khôn ngoan lựa chọn cách dỗ bé ngủ thích hợp để cả con và mẹ đều được ngủ ngon.

Tài liệu tham khảo

  1. www.babycentre.co.uk 
  2. www.lpch.org

ĐƠN VỊ HỢP TÁC   VỀ CHÚNG TÔI KẾT NỐI CÙNG CHÚNG TÔI


Cổng thông tin Chào đón tương lai [chaodontuonglai.vn] là một website phi lợi nhuận, được xây dựng nhằm cung cấp những thông tin về Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, các khuyết tật bẩm sinh thường gặp trong cộng đồng...

Chúng tôi luôn chào đón những tấm lòng hảo tâm của tất cả các bạn, đến với các em bị khuyết tật bẩm sinh. Mọi chi tiết xin liên hệ +84 234 3931910 hoặc truy cập website ogcdc.org




©2010-2017 Cổng thông tin Chào đón tương lai, Trung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán Trước sinh và Sơ sinh, Đại học Y Dược Huế

Phát triễn bởi NHBC.link

Page 2

Việt Nam là vùng có tỷ lệ người mang virut viêm gan B rất cao, 10-20% dân số. Nếu người mẹ mang thai nhiễm virut viêm gan B thì có đến 90% sẽ truyền bệnh sang con, nhưng nếu trẻ được tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh thì có thể giảm nguy cơ lây nhiễm đến 85%. Nhưng vẫn còn nhiều thắc mắc của các bà mẹ xung quanh vấn đề này như: vì sao lại là 24 giờ đầu sau sinh? như vậy có sớm quá đối với một đứa trẻ mới chào đời không?...

Tại sao phải tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh?

Tiêm vaccin cho trẻ 24 giờ đầu sau sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền virut viêm gan B từ mẹ sang con. Điều này đặc biệt quan trọng vì hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm virut viêm gan B từ mẹ khi sinh sẽ có 90% nguy cơ trở thành bệnh mạn tính và khoảng 25% trong số đó sẽ chết vì ung thư gan và xơ gan. Tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh có hiệu quả bảo vệ phòng lây truyền từ mẹ sang con từ 80-85%. Nếu trẻ tiêm vaccin viêm gan B muộn sau khi sinh thì việc phòng tránh lây truyền bệnh từ mẹ sang con sẽ bị giảm, cụ thể nếu tiêm vaccin viêm gan B vào thời điểm 7 ngày sau khi sinh, khả năng phòng lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ đạt 50-57%.

Ngoài ra, tiêm vaccin viêm gan B sớm không chỉ có hiệu quả tốt phòng lây truyền viêm gan từ mẹ sang con trong khi sinh mà còn giúp trẻ sơ sinh sớm được bảo vệ phòng lây truyền viêm gan B từ các thành viên khác trong gia đình, người chăm sóc trẻ hoặc từ những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp với vết xước, chảy máu. Ngay cả khi trẻ sơ sinh không bị nhiễm trong quá trình sinh đẻ thì trẻ vẫn có nguy cơ cao lây nhiễm virut viêm gan B từ mẹ bị nhiễm virut do tiếp xúc trực tiếp và gần gũi với mẹ.

Có thể tiêm vaccin viêm gan B sau 24 giờ được không?

Tiêm vaccin viêm gan B tốt nhất là trong 24 giờ đầu sau khi sinh, nếu không tiêm được thì cần tiêm sớm sau đó ngay khi có thể [trong vòng 7 ngày sau khi sinh].

Tiêm vaccin viêm gan B trong 24 giờ sau sinh có sớm quá không?

Tiêm vaccin viêm gan B trong 24 giờ sau sinh không phải là can thiệp đầu tiên đối với trẻ sơ sinh. Tại cơ sở y tế, trẻ vẫn được tiêm vitamin K ngay sau khi sinh, vaccin BCG phòng lao cũng được khuyến cáo nên tiêm sớm sau khi sinh. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và chỉ đạo của Bộ Y tế, vaccin viêm gan B cần được tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau sinh vì đây là biện pháp hiệu quả nhất phòng tránh lây nhiễm viêm gan B từ mẹ hay từ các thành viên khác trong gia đình, những người xung quanh cho trẻ. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng chiến lược này và đã thành công trong việc giảm tỷ lệ nhiễm viêm gan B trong cộng đồng xuống dưới 1%. Tuy nhiên, trẻ mới sinh cũng cần có thời gian thích nghi với môi trường bên ngoài, sự ổn định nhịp thở, da hồng, bú tốt là những dấu hiệu chứng tỏ một trẻ khỏe mạnh, khi đó có thể tiêm vaccin mà vẫn đảm bảo trẻ được tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh.

Những trường hợp nào không nên tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh?

Trước khi được tiêm chủng, trẻ cần được cán bộ y tế thăm khám trước. Trẻ được tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh khi đã bú tốt. Những trẻ đẻ non, cân nặng thấp, trẻ bị đẻ khó, mẹ bị sốt trước, sau khi sinh, nước ối bẩn, con bị ngạt, thai già tháng, trẻ dị tật… cần được thăm khám cẩn thận để tránh các trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên. Đối với những trẻ đang bị ốm, sốt, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thì cần được hoãn tiêm.

ĐƠN VỊ HỢP TÁC   VỀ CHÚNG TÔI KẾT NỐI CÙNG CHÚNG TÔI


Cổng thông tin Chào đón tương lai [chaodontuonglai.vn] là một website phi lợi nhuận, được xây dựng nhằm cung cấp những thông tin về Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, các khuyết tật bẩm sinh thường gặp trong cộng đồng...

Chúng tôi luôn chào đón những tấm lòng hảo tâm của tất cả các bạn, đến với các em bị khuyết tật bẩm sinh. Mọi chi tiết xin liên hệ +84 234 3931910 hoặc truy cập website ogcdc.org




©2010-2017 Cổng thông tin Chào đón tương lai, Trung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán Trước sinh và Sơ sinh, Đại học Y Dược Huế

Phát triễn bởi NHBC.link

Page 3

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ hãy chú ý tránh 8 điều dưới đây để con có được sức khỏe tốt nhất.

1. Sử dụng tã quấn quá kín

Sử dụng tã quấn quá kín sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của da. Vì được bao bọc quá kín nên những chất thải tiết ra từ cơ thể trẻ cùng với mồ hôi sẽ không thoát được ra ngoài. Trong những chất thải đó có chứa rất nhiều CO2, đây là những chất không có lợi cho sự phát triển da của trẻ. 

Nếu người lớn không chú ý, da của trẻ sẽ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Trẻ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, nguy hiểm hơn là gây ảnh hưởng đến tính mạng. 

2. Để con nằm cùng cha mẹ

Rất nhiều gia đình có thói quen để con nằm giữa khi ngủ. Các chuyên gia cho biết rằng điều này là hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ bởi người lớn cần nhiều ôxy hơn so với trẻ nhỏ. Trong quá trình ngủ, nếu để trẻ nằm giữa, trẻ khó thở vì không lấy được oxy. Hơn nữa, lượng CO2 do người lớn thải ra không thoát được sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ luôn bất an, ngủ không ngon giấc và quấy khóc nhiều lúc nửa đêm.    

3. Tránh dùng chất tẩy và nước giặt để giặt quần áo cho trẻ

Trong chất tẩy và các loại nước giặt đều chứa nhiều sulfonate alkyl benzen và nhiều chất hóa học khác. Những chất này đều có tác dụng gây ức chế mạnh mẽ. Nếu giặt không sạch rất có thể sẽ khiến da của trẻ bị nhiễm độc và dị ứng. Chính vì vậy, không nên dùng các chất này để giặt quần áo cho trẻ.  


Chăm sóc trẻ sơ sinh
 

4. Cắt tỉa lông mi cho con

Không ít người chọn cách cắt lông mi của con với hy vọng lông mi có thể mọc dài và cong hơn.Trên thực tế, “tuổi” của lông mi chỉ khoảng 90 ngày. Việc cắt lông mi chưa chắc đã có thể làm cho lông mi dài hơn vì điều này còn phụ thuộc vào thể chất riêng của mỗi cá nhân. Hơn nữa, các chuyên gia sức khỏe trẻ em cho rằng, cắt lông mi gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Lông mi có vai trò ngăn ngừa bụi và các chất khác trực tiếp tác động vào mắt. Chính vì thế, sau khi cắt lông mi, mắt có thể bị nhiễm bụi và mắc nhiều bệnh hơn.

5. Không nên để trẻ mặc quần áo mới chưa qua giặt

Quần áo trẻ em mới mua phải được giặt sạch rồi mới cho trẻ mặc để bảo vệ trẻ khỏi dị ứng da và tổn thương vì chất vải mới. Đối với những loại quần áo bông, nên mua cỡ lớn hơn vì rất có thể sau khi giặt, quần áo sẽ co lại và nhỏ hơn so với ban đầu.     

6. Không nên đánh vào đầu và lưng trẻ


Đầu và sống lưng là nơi tập trung hệ thống thần kinh trung ương và tủy sống. Nếu trẻ bị đánh vào những bộ phận này sẽ có thể bị ảnh hưởng thần kinh.     

7. Không nên đặt hoa trong phòng ngủ của trẻ


Trẻ có thể bị dị ứng phấn hoa. Ngoài ra, một số loài hoa có chứa độc tố gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như lá và hoa trúc đào; hoa đinh hương, hoa nhài có mùi quá mạnh sẽ gây dị ứng, xương rồng có gai dễ làm trẻ bị thương…    

8. Không nên tắm quá kỹ cho trẻ


Da của trẻ rất nhạy cảm và mỏng. Dưới da có rất nhiều mạch máu, nếu tắm cho trẻ quá kỹ bằng xà phòng chứa nhiều kiềm mạnh sẽ khiến da mẩn đỏ và giảm chức năng bảo vệ.

ĐƠN VỊ HỢP TÁC   VỀ CHÚNG TÔI KẾT NỐI CÙNG CHÚNG TÔI


Cổng thông tin Chào đón tương lai [chaodontuonglai.vn] là một website phi lợi nhuận, được xây dựng nhằm cung cấp những thông tin về Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, các khuyết tật bẩm sinh thường gặp trong cộng đồng...

Chúng tôi luôn chào đón những tấm lòng hảo tâm của tất cả các bạn, đến với các em bị khuyết tật bẩm sinh. Mọi chi tiết xin liên hệ +84 234 3931910 hoặc truy cập website ogcdc.org




©2010-2017 Cổng thông tin Chào đón tương lai, Trung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán Trước sinh và Sơ sinh, Đại học Y Dược Huế

Phát triễn bởi NHBC.link

Page 4

Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Handicap International Việt Nam tổ chức lớp hội thảo/tập huấn tuyến tỉnh về Phòng ngừa Khuyết tật Bẩm sinh cho cán bộ Sở Y tế,, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản và Khoa Sản các bệnh viện đa khoa/bệnh viện sản – nhi/bệnh viện phụ sản các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên phạm vi toàn quốc.

Lớp tập huấn cho 32 tỉnh, thành phố phía Nam [từ Đà Nẵng trở vào] được tổ chức từ ngày 13/12 đến 14/12/2012, tại Thành phố Hồ Chí Minh và lớp tập huấn cho 31 tỉnh, thành phố phía Bắc [từ Thừa Thiên Huế trở ra] được tổ chức từ ngày 19/12 đến 20/12/2012 tại Hà Nội.

Đến tham dự và giảng dạy các lớp tập huấn trên, có sự tham gia của: Lãnh đạo Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế; các giảng viên quốc gia về chăm sóc và phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh và Tổ chức Handicap International Việt Nam.

Hội thảo/tập huấn tập trung vào các chủ đề chính sau:

 - Chia sẻ kinh nghiệm và mô hình chăm sóc và phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh tại các dự án của Tổ chức Handicap International tại Khánh Hòa và Thừa thiên Huế
- Tổng quan về khuyết tật bẩm sinh và các can thiệp phòng ngừa và phát hiện sớm
- Chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân và trước khi có thai
- Một số vấn đề cần triển khai trong công tác chăm sóc và phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh sau khi tập huấn

Việc triển khai các lớp tập huấn này là những nỗ lực ban đầu giữa Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế và Tổ chức Handicap International hướng đến mục tiêu phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh của thai nhi, giảm tỉ lệ trẻ đẻ ra bị khuyết tật bẩm sinh, góp phần sinh ra những đứa trẻ khỏe manh, thông minh, nâng cao chất lượng dân số thế hệ tương lai, và cảithiện giống nòi.

ĐƠN VỊ HỢP TÁC   VỀ CHÚNG TÔI KẾT NỐI CÙNG CHÚNG TÔI


Cổng thông tin Chào đón tương lai [chaodontuonglai.vn] là một website phi lợi nhuận, được xây dựng nhằm cung cấp những thông tin về Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, các khuyết tật bẩm sinh thường gặp trong cộng đồng...

Chúng tôi luôn chào đón những tấm lòng hảo tâm của tất cả các bạn, đến với các em bị khuyết tật bẩm sinh. Mọi chi tiết xin liên hệ +84 234 3931910 hoặc truy cập website ogcdc.org




©2010-2017 Cổng thông tin Chào đón tương lai, Trung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán Trước sinh và Sơ sinh, Đại học Y Dược Huế

Phát triễn bởi NHBC.link

Page 5

Page 6

Page 7

Page 8

Page 9

Page 10

Page 11

Page 12

Page 13

Page 14

Page 15

Page 16

Sữa non đặc sánh, màu vàng nhạt, rất giàu chất đạm, kháng thể, vitamin A và bạch cầu. Lượng đạm trong sữa non nhiều gấp 10 lần trong sữa trưởng thành.

Sữa non được tiết ra từ những giờ đầu cho đến hết tuần đầu sau đẻ. Do nó có nhiều kháng thể [IgA, IgG, IgM, IgD] và bạch cầu [4.000 bạch cầu trong 1 ml] nên trẻ được bú sữa non sẽ tránh được dị ứng và một số bệnh nhiễm khuẩn. Các bạch cầu tiết ra IgA, lactoferin, lisozym và interferon, có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn đường ruột. Do vậy, nếu được bú sớm sau đẻ, bú đều đặn trong 6-9 tháng đầu, trẻ sẽ không bị mắc các bệnh như sởi, ho gà; ít bị viêm đường hô hấp và tiêu chảy.

Do giàu vitamin A nên sữa non giúp trẻ ít bị các bệnh nhiễm khuẩn nặng và phòng ngừa được bệnh khô mắt. Do có các yếu tố phát triển nên sữa non cũng giúp cho bộ máy tiêu hóa của trẻ sớm trưởng thành. Nó còn có tác dụng bài xuất phân su, làm trẻ đỡ vàng da.

Nhiều bà mẹ đẻ 1-2 ngày mới cho con bú. Trong khi chờ sữa về, thay vì cho con bú ngay trong nửa giờ đầu sau đẻ, họ lại cho con ăn nước cháo, đường hoặc sữa bò. Điều này rất bất lợi vì trẻ sẽ mất cảm giác thích sữa mẹ, lại phải sớm đương đầu với những protein lạ trong sữa bò, trong khi bộ máy tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt. Vì vậy, trẻ có thể bị dị ứng, rối loạn tiêu hóa...

Sữa mẹ tiết ra theo phản xạ khi trẻ bú sẽ kích thích tuyến yên tiết ra prolactin và oxitoxin. Prolactin kích thích tế bào tuyến sữa tạo sữa, còn oxitoxin làm co các cơ biểu mô xung quanh tuyến vú để dẫn sữa từ các nang chảy vào ống dẫn, ra đầu vú. Như vậy, động tác mút sữa ban đầu của trẻ khi bú sớm không chỉ giúp tận hưởng nguồn sữa non quý giá mà còn là bước chuẩn bị quan trọng cho sự tiết sữa của mẹ sau này.

ĐƠN VỊ HỢP TÁC   VỀ CHÚNG TÔI KẾT NỐI CÙNG CHÚNG TÔI


Cổng thông tin Chào đón tương lai [chaodontuonglai.vn] là một website phi lợi nhuận, được xây dựng nhằm cung cấp những thông tin về Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, các khuyết tật bẩm sinh thường gặp trong cộng đồng...

Chúng tôi luôn chào đón những tấm lòng hảo tâm của tất cả các bạn, đến với các em bị khuyết tật bẩm sinh. Mọi chi tiết xin liên hệ +84 234 3931910 hoặc truy cập website ogcdc.org




©2010-2017 Cổng thông tin Chào đón tương lai, Trung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán Trước sinh và Sơ sinh, Đại học Y Dược Huế

Phát triễn bởi NHBC.link

Page 17

Sữa non - nguồn thức ăn quý giá nhất của bé
12/09/2012

Sữa non đặc sánh, màu vàng nhạt, rất giàu chất đạm, kháng thể, vitamin A và bạch cầu. Lượng đạm trong sữa non nhiều gấp 10 lần trong sữa trưởng thành.

Sữa non được tiết ra từ những giờ đầu cho đến hết tuần đầu sau đẻ. Do nó có nhiều kháng thể [IgA, IgG, IgM, IgD] và bạch cầu [4.000 bạch cầu trong 1 ml] nên trẻ được bú sữa non sẽ tránh được dị ứng và một số bệnh nhiễm khuẩn. Các bạch cầu tiết ra IgA, lactoferin, lisozym và interferon, có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn đường ruột. Do vậy, nếu được bú sớm sau đẻ, bú đều đặn trong 6-9 tháng đầu, trẻ sẽ không bị mắc các bệnh như sởi, ho gà; ít bị viêm đường hô hấp và tiêu chảy.

Do giàu vitamin A nên sữa non giúp trẻ ít bị các bệnh nhiễm khuẩn nặng và phòng ngừa được bệnh khô mắt. Do có các yếu tố phát triển nên sữa non cũng giúp cho bộ máy tiêu hóa của trẻ sớm trưởng thành. Nó còn có tác dụng bài xuất phân su, làm trẻ đỡ vàng da.

Nhiều bà mẹ đẻ 1-2 ngày mới cho con bú. Trong khi chờ sữa về, thay vì cho con bú ngay trong nửa giờ đầu sau đẻ, họ lại cho con ăn nước cháo, đường hoặc sữa bò. Điều này rất bất lợi vì trẻ sẽ mất cảm giác thích sữa mẹ, lại phải sớm đương đầu với những protein lạ trong sữa bò, trong khi bộ máy tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt. Vì vậy, trẻ có thể bị dị ứng, rối loạn tiêu hóa...

Sữa mẹ tiết ra theo phản xạ khi trẻ bú sẽ kích thích tuyến yên tiết ra prolactin và oxitoxin. Prolactin kích thích tế bào tuyến sữa tạo sữa, còn oxitoxin làm co các cơ biểu mô xung quanh tuyến vú để dẫn sữa từ các nang chảy vào ống dẫn, ra đầu vú. Như vậy, động tác mút sữa ban đầu của trẻ khi bú sớm không chỉ giúp tận hưởng nguồn sữa non quý giá mà còn là bước chuẩn bị quan trọng cho sự tiết sữa của mẹ sau này.


Video liên quan

Chủ Đề