Con người hít khói bao lâu

Thành phần của đám khói phụ thuộc vào bản chất của vật liệu cháy cũng như điều kiện của quá trình cháy. Trong đó những đám cháy ngoài trời có lượng oxy cung cấp đầy đủ, thành phần của khói chủ yếu là khí CO2, SO2, tro, nước, oxit nito. Còn trong những đám cháy trong nhà và phòng kín, vì hàm lượng oxy cung cấp không đủ nên đám cháy không hoàn toàn sản sinh ra các loại khí độc như hydro cyanua [HCN], cacbon monoxit [CO], NH3. Những loại khí độc này có thể khiến nạn nhân bị ngạt thở khi hít phải, còn nếu hít quá nhiều sẽ bị ngộ độc và tử vong. Ngoài ra trong 1 số đám cháy khác, chúng còn sản sinh ra khí HCN, photgen cực độc hại với cơ thể con người.

Theo các chuyên gia, CO là 1 khí độc không màu, không mùi, không vị. Đây chính là sản phẩm của quá trình đốt cháy không hoàn toàn những hợp chất hữu cơ do thiếu nguồn oxy cung cấp. Ở thời gian đầu, khí CO không gây khó chịu nên chúng ta rất khó phát hiện. Khi bị ngộ độc CO ở mức độ nhẹ, các nạn nhân sẽ gặp những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt; khi tiếp xúc với lượng CO lớn hơn có thể bị ảnh hưởng dây thần kinh trung ương lẫn tim mạch, từ đó có nguy cơ mất đi tính mạng.

Khi đi vào cơ thể người, khí CO kết hợp cùng hemoglobin trong máu tạo thành chất cacboxy hemoglobin [HbCO]. Đây là loại chất có thể ngăn chặn quá trình giải phóng oxy trong tế bào, từ đó làm giảm quá trình vận chuyển oxy trong máu, khiến cơ thể thiếu oxy cần thiết. Đặc biệt hơn, khí CO từ những đám cháy đó không chỉ dừng ở việc gây ảnh hưởng đến tính mạng của các nạn nhân trong đám cháy mà còn phát tán ra ngoài làm ảnh hưởng đến những người xung quanh hiện trường.

- Nếu người hít phải khí CO với nồng độ nhẹ là 0.0035% thì họ sẽ có biểu hiện chóng mặt, đau đầu từ 6 – 8h tiếp xúc liên tục.

- Với nồng độ 0,01% khí CO thì biểu hiện này sẽ đến nhanh hơn chỉ trong 2 – 3h tiếp xúc liên tục. Ở mức cao hơn là 0,08% thì nạn nhân có thể gặp các biểu hiện như buồn nôn, chóng mặt, co giật trong vòng 45 phút tiếp xúc, bị vô cảm sau 2 giờ.

- Với nồng độ CO là 0,32%, nạn nhân có thể bị tử vong chỉ từ 30 phút tiếp xúc.

- Mức độ nặng hơn là 1,28% CO, nạn nhân bất tỉnh trong 2 – 3 hơi thở, tử vong chỉ sau 3 phút.

Khí Cacbonic [CO2]: Là khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, con người hít phải sẽ bị ngạt. Khi nồng độ CO2 từ 3% bắt đầu gây khó thở, từ 8% đến 10% có thể gây mất cảm giác và chết người. Các sản phẩm cháy có chứa clo và hợp chất của clo [như HCl] rất độc với phổi. Các sản phẩm cháy có chứa lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh [H2S, SO2…] gây độc đối với niêm mạc, miệng và đường tiêu hóa.

Các sản phẩm cháy có chứa clo và hợp chất của clo [như HCl] rất độc với phổi.

Các sản phẩm cháy có chứa lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh [H2S, SO2...] gây độc đối với niêm mạc, miệng và đường tiêu hóa.

Khí sinh ra từ đám cháy ở đô thị chứa nhiều kim loại và chất độc hại. Công trình càng cũ càng có nhiều chất độc hại, chẳng hạn sơn nhà cửa của nhiều năm về trước có hàm lượng chì cao hơn các loại sơn chất lượng cao hiện nay.

Nhiệt cũng là mối đe dọa hệ đến hô hấp. Không khí đạt đến độ nóng nhất định đủ khả năng giết người chỉ bằng một hơi thở.

Để đảm bảo an toàn trong quá trình thoát nạn, hạn chế đến mức thấp nhất việc hít phải khói khí độc, người dân cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Sử dụng mặt nạ lọc độc để di chuyển thoát nạn trong môi trưởng có khói, khí độc trường hợp không có mặt nạ lọc độc thì có thể sử dụng khăn hoặc vải mềm thấm ướt để bảo vệ đường hô hấp [mũi, miệng].

- Di chuyển cúi thấp người hoặc bò vì khói khí độc có xu hướng bay lên phía trên.

Sử dụng khăn thấm ướt và di chuyển cúi thấp người

- Ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng mũi, phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy nhanh qua đám lửa ra ngoài, để hạn chế tác động từ nhiệt độ của đám cháy đến cơ thể.

- Trong tất cả các trường hợp, khi phát hiện cháy phải nhanh chóng gọi điện báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo số 114 để kịp thời đến cứu nạn và dập tắt đám cháy.

Một năm trước, chị Lê Thị Tình [Thanh Hóa] như chết lặng người khi đón nhận tin dữ mình đã mắc ung thư phổi. Nhiều đêm, chị lặng lẽ quay mặt về một phía, những giọt nước mắt tuôn rơi vì lo cho các con khi không còn ai để chăm sóc, để chở che…

Khói thuốc làm hại tới hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể

Tháng 5/2020, khi thấy người gầy rạc, cơ thể không được khoẻ cùng những cơn ho đến nhiều và dồn dập, chị Tình tới Bệnh viện Phổi Trung ương khám bệnh. Sau khi làm hết các xét nghiệm, chị được bác sỹ thông báo mắc ung thư phổi giai đoạn 3.

Khi đó, chị cứ mơ hồ, không hiểu bởi mình chưa bao giờ hút thuốc lá, thuốc lào. Nhưng chỉ vài phút sau, khi bác sỹ hỏi tiền sử bản thân và gia đình chị có ai thường xuyên hút thuốc không thì chị mới nhớ ra có chồng và bố khi còn sống đều hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm. Đó cũng là yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân khiến chị mắc căn bệnh ung thư quái ác.

Khi đó, chị cứ mơ hồ, không hiểu bởi mình chưa bao giờ hút thuốc lá, thuốc lào. Nhưng chỉ vài phút sau, khi bác sỹ hỏi tiền sử bản thân và gia đình chị có ai thường xuyên hút thuốc không thì chị mới nhớ ra có chồng và bố khi còn sống đều hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm.

-Mega Story-

Đối với chị Tình, ung thư phổi chẳng khác nào một án tử hình.

Câu chuyện của chị Tình chỉ là một trong rất nhiều những hoàn cảnh thương tâm nạn nhân của hút thuốc thụ động. Bao năm qua, hút thuốc thụ động đã cướp đi sinh mạng của biết bao người phụ nữ vô tội.

Thạc sỹ, bác sỹ Phạm Thị Lệ Quyên – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho hay có nhiều bệnh nhân đến trung tâm khám vì bệnh hô hấp. Trong đó, có nhiều trường hợp có liên quan đến khói thuốc mà bản thân họ chưa bao giờ hút. Những trường hợp như trường hợp của chị Tình có khá nhiều và có nhiều trường hợp khác rất đáng thương là khi phát hiện ra bệnh của họ đã ở giai đoạn cuối.

Bác sỹ Quyên dẫn chứng thêm về một trường hợp nữ bệnh nhân 36 tuổi ở Hà Nội cũng mắc ung thư phổi do ảnh hưởng của khói thuốc lá, thuốc lào. Qua khai thác, các bác sỹ được biết từ khi bệnh nhân còn nhỏ, trong gia đình có bố hút thuốc thường xuyên. Tới khi lập gia đình, chị thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc của chồng. Thời điểm phát hiện ra bệnh ung thư phổi cũng đã ở giai đoạn muộn.

Câu chuyện của chị Tình chỉ là một trong rất nhiều những hoàn cảnh thương tâm nạn nhân của hút thuốc thụ động. [Ảnh: Vietnam+]

Hoặc, ở trường hợp một nam thanh niên mới 26 tuổi ở Nghệ An nhưng đã mắc ung thư phổi. Ở thời điểm phát hiện, khối ung thư của nam thanh niên trên đã di căn màng phổi, di căn hạch ở cổ.

“Đây là trường hợp có hút thuốc lá từ năm 11 tuổi, trong gia đình của bệnh nhân có ông và bố hút thuốc. Do đó, có thể khi bạn ấy mới sinh ra đã tiếp xúc với khói thuốc. Khi phát hiện ra ung thư, thanh niên đó đã hút thuốc được khoảng 15 năm. Đây là trường hợp bệnh nhân vừa là nạn nhân của hút thuốc lá thụ động vừa là chủ động,” bác sỹ Quyên nhấn mạnh.

Bác sỹ Quyên phân tích, khói thuốc lá làm hại tới hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể của con người và là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Không chỉ người hút thuốc lá chủ động mà những người không hút thuốc nhưng hít vào khói thuốc lá do người khác thải ra cũng phải chịu những tác hại do khói thuốc lá gây ra.

Việt Nam có 6.000 người chết vì liên quan hút thuốc thụ động mỗi năm

Phân tích về tác hại của việc hít phải khói thuốc lá, thuốc lào, bác sỹ Quyên cho hay có nhiều bằng chứng cho thấy hút thuốc lá thụ động gây ra bệnh tật và tử vong tương tự như những người hút thuốc lá chủ động.

Với trẻ em, việc phải hít phải khói thuốc làm tăng nguy cơ về hen phế quản, các đợt cấp nặng của hen phế quản cũng như tăng bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp, viêm tai giữa…

Trong khi đó, phụ nữ mang thai hít khói thuốc thường xuyên làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Người lớn hít phải khói thuốc dễ mắc các bệnh lý về mạch vành, ung thư phổi, tăng nguy cơ từ 20-25% so với những người không hít phải.

“Không có ngưỡng an toàn với việc hút thuốc lá thụ động. Nghĩa là, những người hút thuốc lá thụ động, dù chỉ là tiếp xúc, phơi nhiễm trong thời gian ngắn cũng gây hại cho sức khỏe.”

-Bác sỹ Phạm Thị Lệ Quyên-

Bác sỹ Quyên cũng lưu ý: “Không có ngưỡng an toàn với việc hút thuốc lá thụ động. Nghĩa là, những người hút thuốc lá thụ động, dù chỉ là tiếp xúc, phơi nhiễm trong thời gian ngắn cũng gây hại cho sức khỏe.” Thạc sỹ, bác sỹ Phan Thị Hải – Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá [Bộ Y tế] cho hay hút thuốc thụ động là hít phải [hay còn gọi là phơi nhiễm] khói thuốc từ đầu điếu đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Khói thuốc thụ động chứa hàng nghìn các hóa chất, độc hại. Người không hút thuốc nhưng thường xuyên sống, làm việc trong môi trường có khói thuốc lá cũng mắc các bệnh như người hút thuốc.

Theo thống kê của ngành y tế, hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi tại Việt Nam. Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Khói thuốc có thể tồn tại ở khắp mọi nơi và đặc biệt không có ngưỡng an toàn khi phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động, gây ảnh hưởng đến cộng đồng mà nạn nhân chủ yếu đa phần là phụ nữ và trẻ em.

Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO], trên toàn cầu, mỗi năm có 1,2 triệu ca tử vong vì các bệnh liên quan đến hút thuốc lá thụ động. Trong đó có gần 760.000 phụ nữ và 180.000 trẻ em.

Tại Việt Nam, WHO ước tính mỗi năm có gần 6.000 người chết vì các bệnh liên quan đến hút thuốc lá thụ động.

Bà Hải cho hay nhằm giảm thiểu những tác hại của thuốc lá gây ra, Luật phòng chống tác hại của thuốc lá đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ năm 2013. Sau hơn 7 năm thực hiện Luật, với sự phối hợp của các bộ ngành, công tác phòng chống tác hại của thuốc lá đã đạt nhiều kết quả. Hiện nay, tình trạng hút thuốc lá thụ động ở các địa điểm công cộng đã giảm một cách rõ rệt, đặc biệt những sự kiện trong xã hội như đám cưới, đám ma, hội họp, hội thảo… góp phần bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Năm 2020-2021, tổ chức Y tế cộng đồng toàn cầu Vital Strategies tiếp tục đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá [Bộ Y tế] thực hiện các chiến dịch nhằm tuyên truyền hãy từ bỏ thuốc lá vì sức khỏe của người thân.

Người hút thuốc lá hay thuốc lào đều đã mất, nỗi đau để lại cho gia đình càng lớn hơn nhiều.

Chiến dịch mong muốn tăng cường nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ, về tác hại của khói thuốc lá thụ động đồng thời khuyến khích những người phụ nữ lên tiếng bảo vệ bản thân và người thân khỏi thuốc lá thụ động, khuyên những người xung quanh từ bỏ thuốc lá.

Video liên quan

Chủ Đề