Tiêu chuẩn Hàng Việt Nam chất lượng cao là gì

Ông NGUYỄN QUÂN Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Tiến sỹ. Nguyên Bộ Trưởng Khoa Học và Công Nghệ.

Ông VŨ THẾ THÀNH Chuyên gia độc lập - chuyên môn của ông là Hoá học và Quản Trị chất lượng.

Bà NGUYỄN KIM THANH Chuyên gia về chuỗi cung ứng và an toàn thực phẩm - công ty Kim Delta.

Bà TRẦN HOÀNG YẾN Chuyên gia từ VASEP

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG - BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

QUATEST - Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3

BAN QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TP.HCM

Nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt nam. Căn cứ vào: Chỉ thị số 31/1999/CT-UB-KT ngày 13/10/1999 Quyết định số 4395/QĐ-UBND ngày 16/09/2011 Quyết định 3795/QĐ-UBND ngày 27/08/2010 Được sự chỉ thị của ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh, Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam Chất lượng cao TP. Hồ chí Minh tổ chức việc bình chọn “ HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO – DO NGƯỜI TIÊU DÙNG BÌNH CHỌN” và cấp giấy chứng nhận cho những sản phẩm/dịch vụ đạt được kết quả dưới góc nhìn của người tiêu dùng bình chọn.

Quý doanh nghiệp muốn xin cấp giấy chứng nhận hàng việt nam chất lượng cao thì cần lưu ý một số quy chế sau:

1. Đối tượng tham gia

Áp dụng cho các doanh nghiệp hóa dịch vụ, hàng hóa được người tiêu dùng bình chọn và có đủ các điều kiện để tham gia

2. Điều kiện tham gia

Là doanh nghiệp có sản phẩm đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam Các sản phẩm phải đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố; có cải tiến, đổi mới sản phẩm; giá cả phù hợp, tiếp thị hấp dẫn, phân phối rộng, có ấn tượng đối với người tiêu dùng …

Doanh nghiệp có sản phẩm/ dịch vụ được bình chọn HVNCLC phải cung cấp thông tin vê hoạt động của doanh nghiệp theo yêu cầu của ban tổ chức và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của thông tin đã cung cấp

3. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận hàng việt nam chất lượng cao

Bản kê khai hồ sơ thông tin của doanh nghiệp[ theo mẫu] Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh [ bản sao] Hồ sơ đăng ký , chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng để sản xuất sản phẩm, giấy chứng nhận đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm[ đối với ngành thực phẩm], giấy phép lưu hành sản phẩm [ mỹ phẩm, dược phẩm][ bản sao] Giấy chứng nhận về đăng ký sở hữu trí tuệ[ bản sao]

Giấy chứng nhận, cam kết, đề án bảo vệ môi trường

Dịch vụ xin giấy phép hàng việt nam chất lượng cao

Xem thêm bài viết liên quan: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam

4. Tiêu chuẩn bình chọn hàng việt nam chất lượng cao

• Sản phẩm có chất lượng cao dưới góc nhìn của người tiêu thụ trực tiếp. • Giá cả hợp lý, phương thức phân phối thuận tiện, khả năng cải tiến đổi mới sản phẩm, tiếp thị hấp dẫn, nhãn hiệu ấn tượng.

• Sản phẩm đạt 2% số phiếu ở ngành hàng được bình chọn.

5. Phương pháp đánh giá

a. Hội hàng việt nam chất lượng cao sẽ Đánh giá đặc tính của sản phẩm theo phương pháp tiếp cận từ phía người tiêu dùng bằng loại hình điều tra xã hội học. b. Cách tiếp cận: > Phỏng vấn trực tiếp những người tiêu dùng theo bảng câu hỏi soạn sẵn và theo phương pháp bất kỳ. > Phỏng vấn các chuyên gia [là những nhà quản lý ngành, chuyên gia về kỹ thuật trong từng lĩnh vực, nhà phân phối…]. c. Quy trình thực hiện: >Xây dựng mẫu điều tra và cơ cấu điều tra: + Mẫu điều tra: căn cứ trên cơ cấu tiêu dùng và tổng mức bán lẻ ở từng vùng và địa phương, cỡ mẫu điều tra sẽ là 20.000 phiếu. + Cơ cấu điều tra: Trên từng địa bàn theo giới tính; nghề nghiệp; thành thị, nông thôn; và nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng trên cơ sở dữ liệu điều tra của Tổng cục Thống kê về cơ cấu tiêu dùng và mức sống. > Xác định ngành hàng điều tra: 365 nhóm sản phẩm thuộc 40 ngành khác nhau. > Xác định đối tượng điều tra: người tiêu dùng Việt Nam ở độ tuổi từ 18 – 60 tuổi. > Xác định địa bàn điều tra: chia làm 5 vùng [Bắc, Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long]. > Lên kế hoạch và thiết lập quy trình điều tra: + Xây dựng các quy định về điều tra. + Tuyển chọn và tập huấn phỏng vấn viên. > Xây dựng các quy định về kiểm tra và giám sát: + Phỏng vấn viên: tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng tại hộ gia đình, hỏi và ghi chép trung thực phản ánh của họ. + Giám sát viên: Kiểm tra, giám sát việc ghi phiếu.

+ Ban kiểm soát: kiểm soát công việc của phỏng vấn viên, giám sát viên tại địa bàn rồi kiểm lại từng phiếu.

6. Cấp Giấy chứng nhận

a. Sau khi sản phẩm đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn bình chọn, Hội sẽ thông báo và gửi phiếu yêu cầu cung cấp thông tin đến cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm điền đầy đủ các thông tin kèm theo các giấy tờ, tài liệu theo quy định và gửi về Ban tổ chức đúng thời gian quy định được ghi trên phiếu. b. Hội sẽ gửi công văn và danh sách doanh nghiệp được người tiêu dùng bình chọn đến: Sở, ban, ngành, hiệp hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các tỉnh, để xin ý kiến về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; tình hình thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của các doanh nghiệp tại địa phương. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng trong việc công nhận chính thức doanh nghiệp có hay không đạt Nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao – Do Người Tiêu Dùng Bình Chọn c. Hội đồng thẩm định và ban tổ chức sẽ kiểm tra lại kết quả và lập danh sách các sản phẩm đạt tiêu chuẩn bình chọn HVNCLC và ra Quyết định cấp Giấy chứng nhận HVNCLC_ DNTDBC. d. Tổ chức trao Giấy chứng nhận đến các doanh nghiệp.

Trên đây là bài tư vấn về quy chế cấp giấy chứng nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao. Quý doanh nghiệp nếu có vướng mắc về việc đăng ký Hàng việt nam Chất Lượng Cao hãy liên hệ ngay với Bravolaw theo Hotline: 19006296 hoặc 0919791169 để được giải đáp.

Hàng Việt phải tự nâng mình lên một tiêu chuẩn mới - tiêu chuẩn quốc tế - ngay tại thị trường nội địa.

Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao vừa công bố Kết quả Điều tra Bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2019. Theo đó, hàng Việt vẫn chiếm tỉ lệ nhận diện thương hiệu lớn [với tỉ lệ chọn mua lên đến 93%]. Cuộc điều tra cũng cho thấy 88% người tiêu dùng nhận biết được và yên tâm mua sản phẩm với nhãn hiệu logo HVNCLC, kế đến là các chứng nhận ISO, VietG.A.P, HVNCLC-Chuẩn hội nhập…

Tuy nhiên, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao, không giấu được lo lắng khi cho biết, áp lực cạnh tranh với hàng ngoại nhập từ Trung Quốc, Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc… ngày càng lớn. Ngay cả những lĩnh vực vốn là thế mạnh của doanh nghiệp trong nước như nông sản, thực phẩm, mức độ cạnh tranh cũng diễn ra rất khốc liệt.

Áp lực này đã khiến nhiều doanh nghiệp phải co cụm địa bàn phân phối, giảm danh mục hàng hóa, tập trung vào những ngành chuyên sâu, có thế mạnh. “Ví dụ như việc thâm nhập thị trường Hà Nội hay miền Bắc nói chung. Ngoại trừ một số doanh nghiệp kiên định, còn hầu hết đã thôi nỗ lực vì hàng Trung Quốc, hàng giả và chi phí cao”, bà Hạnh nói.

Sức ép đối với nhóm doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao phản ánh sức ép chung đối với các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Áp lực này đã khiến không ít doanh nghiệp tư nhân đã bỏ cuộc chơi khi bán công ty cho đơn vị lớn hơn trong ngành.

Thực tế cho thấy những năm gần đây, sự đổ bộ của các doanh nghiệp nước ngoài như Thái Lan, Nhật, Trung Quốc vào nhiều ngành sản xuất tại Việt Nam ngày càng dày đặc. Hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như Kinh Đô, Đức Việt, Sabeco, Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong... đã về tay các ông chủ nước ngoài.

Một con số khác có thể minh họa chi tiết hơn cho dòng tiền “mua lại” doanh nghiệp Việt Nam: Trong tổng số 7,63 tỉ USD vốn ngoại cam kết đầu tư vào TP.HCM trong năm 2018 thì có đến khoảng 6 tỉ USD nhà đầu tư nước ngoài đầu tư qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần góp vốn của doanh nghiệp trong nước. Con số này một mặt cho thấy sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam, mặt khác cũng cho thấy sự gia tăng áp đảo của các doanh nghiệp nước ngoài khi nắm cán cân “bên mua”. Ở chiều ngược lại, “bên bán” là các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng co cụm hoặc biến mất.

Người đứng đầu giải thưởng Hàng Việt Nam Chất lượng cao có nhiều lý do để lo lắng. Kể từ thời điểm 14.1.2019, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP sẽ bắt đầu được hưởng các chế độ cắt giảm thuế. Đổi lại Việt Nam cũng sẽ dành cho các nước trong CPTPP nhiều ưu đãi về thuế theo đúng cam kết.

Với các hiệp định CPTPP và EVFTA sắp có hiệu lực, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi nếu như không cẩn trọng và có bước đi thích hợp, doanh nghiệp Việt sẽ phải nhường phần lớn thị phần cho các doanh nghiệp FDI vốn có lợi thế hơn về vốn, kinh nghiệm, công nghệ và con người.

Giám đốc Quốc gia World Bank tại Việt Nam, ông Ousmane Dione cho rằng, phải thừa nhận một thực tế là so với 10 nền kinh tế khác trong CPTPP, Việt Nam đứng ở cuối. “Tôi nghĩ việc thực hiện CPTPP sẽ là động lực tiếp theo để Việt Nam cải cách sâu và rộng trong top 10 nước CPTPP để có thể cạnh tranh với các nước khác, không chỉ trong CPTPP”.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam [VCCI], cho rằng CPTPP có hiệu lực với Việt Nam đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ phải mở cửa theo cam kết cho các đối tác đồng thời thực hiện các nghĩa vụ về thể chế và quy tắc trong hiệp định. “Thử thách cũng phân biệt theo hai nhóm, một là cạnh tranh sẽ phức tạp hơn và gay gắt hơn ngay trên thị trường nội địa; hai là một số các yêu cầu và điều kiện liên quan tới hoạt động kinh doanh sẽ khắt khe hơn, chi phí doanh nghiệp bỏ ra để tuân thủ sẽ cao hơn”, bà Trang nói.

Đóng gói sản phẩm tại dây chuyền sản xuất bánh kẹo Kinh Đô.

Theo đó, thị trường nội địa sẽ trở thành một cuộc chiến mới với các đối thủ ngoại. Với số dân 90 triệu người, thị trường trong nước thực sự rất tiềm năng. Theo Tổng cục Thống kê, tổng doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng năm 2018 ước tăng 11,7% so với năm trước đó lên gần 4,4 triệu tỉ đồng.

Theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên [Bộ Công Thương], các doanh nghiệp trong nước cần tận dụng cơ hội của CPTPP để phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu, song bên cạnh đó cũng cần phải giữ được chính thị trường trong nước. Tại các thị trường nước ngoài, các sản phẩm nông sản của Việt Nam xuất khẩu rất đắt hàng, giá cao, nhưng ngay ở trong nước chúng ta lại đang khá thờ ơ thị trường với 90 triệu dân.

“Doanh nghiệp Việt cần quay lại để giành lại thị trường từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài”, ông Khanh nhấn mạnh. Vì thế, hàng Việt Nam lúc này chất lượng không chỉ cao theo tiêu chuẩn trong nước mà cần được nâng lên một tiêu chuẩn mới: thị trường quốc tế.

Trần Thanh
Nguồn Nhịp cầu Đầu tư

Video liên quan

Chủ Đề