Gãy 2 xương cẳng tay bao lâu thì lành

Hiện em đang bó bột nhưng chỗ gãy vẫn đau dù đã uống thuốc. Cho em hỏi nếu bó bột không lành thì:

- Tuổi của em có thể phẫu thuật ghép xương lại không? Phẫu thuật ghép xương có nguy hiểm và để lại di chứng không?

- Chỗ gãy có lành như trước không, có bị cong không?

- Chế độ ăn uống có kiêng cữ không?

- Sau khi hồi phục em có thể chơi những môn thể thao nào?

Quach Tuan

- Trả lời của Phòng mạch online:

Theo như em mô tả, chúng tôi nghĩ em bị gãy hai xương cẳng tay chứ không phải cánh tay vì cánh tay chỉ có một xương là xương cánh tay, còn cẳng tay có hai xương là xương quay và xương trụ.

Tuổi của em là độ tuổi đang lớn nên xương rất dễ lành, tuy nhiên vì hai xương cẳng tay có chức năng giúp bàn tay sấp và ngửa để làm các động tác sinh hoạt hằng ngày nên cần phải phục hồi đúng giải phẫu ban đầu. Có thể hiểu nôm na là xương quay quay trên xương trụ để giúp sấp ngửa bàn tay. Do vậy nếu xương quay hay xương trụ bị di lệch sẽ hạn chế sấp ngửa bàn tay.

Trong nguyên tác điều trị gãy xương bằng bó bột thì sau khi nắn ngay ngắn xương và bó bột, xương sẽ được theo dõi sự lành xương và sự di lệch của xương gọi là di lệch thứ phát trong bột hay sau khi bó bột. Thông thường bác sĩ sẽ hẹn em khám lại sau ba ngày, một tuần, hai tuần, ba tuấn, bốn tuần và sau đó mỗi tháng. Nếu trong thời gian theo dõi đặc biệt là tháng đầu tiên mà xương bị di lệch thì có thể phải nắn lại hay phải mổ nắn lại và cố định bên trong bằng nẹp và vít.

Tuổi càng trẻ càng phải cẩn thận trong điều trị gãy xương vì khi xương lành xấu dễ để lại di chứng hạn chế vận động tay và như vậy sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc sinh hoạt sau này. Không có giới hạn tuổi trong việc mổ kết hợp xương, do vậy nếu xương em di lệch thì vẫn có thể mổ được.

Về chế độ ăn uống không kiêng cữ, trừ việc không nên hút thuốc lá vì sẽ làm xương chậm lành hơn. Hạn chế rượu bia vì say xỉn dễ té làm gãy xương trở lại.

Sau khi xương gãy lành thì xem như là người bình thường nên em có thể chơi môn thể thao nào tùy ý thích. Không có hạn chế trừ khi xương của em lành tư thế xấu làm hạn chế vận động tay, khi đó em sẽ khó chơi một số môn thể thao đòi hỏi sự khéo léo của tay.

Tóm lại em nên đi tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự lành xương và có hướng xử trí kịp thời nếu xưng bị di lệch.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: .

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu [font chữ Unicode]. Chân thành cảm ơn.

B.CHÂU thực hiện

ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH[giảng viên CTCH BV ĐH Y dược TP.HCM]

Trong thời gian phục hồi thì có những bài tập nào để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ xương khớp mau lành hay không? [Facebook Nông Sản Vườn].

Trả lời:

Trường hợp gãy xương vùng cẳng tay thường khoảng 3 tháng, xương ở những ngón tay thì sẽ lành nhanh hơn. Ở xương đùi hoặc xương cẳng chân sẽ mất khoảng 4-6 tháng mới lành. Thời gian lành còn tùy thuộc vào kiểu gãy và cơ địa của từng người.

Trong quá trình xương của bạn chưa lành thì không nên vận động gì nhiều ngoài những bài tập phục hồi ở vùng khớp. Đó là những bài tập với cường độ nhẹ nhàng để giữ cho cơ đừng teo và khớp đừng cứng. Khi xương đã lành, lúc đó bạn mới bắt đầu thực hiện những bài tập để phục hồi hoàn toàn về lực cơ, độ thăng bằng, tính phản xạ. Sau đó, mới đến giai đoạn bạn có thể dần hoạt động thể thao trở lại.

Điều cần thiết là bạn nên đến gặp bác sĩ để chụp X quang và kiểm tra chính xác phần chấn thương của mình đang ở trong giai đoạn nào, xác định được xương đã lành hay chưa, thì mới có giáo án luyện tập phù hợp.

Ths. BS Nguyễn Thị Song Hà
Giám đốc chuyên môn Y học Thể thao - Vận động Nutrihome

Gãy xương cẳng tay là một trong các chấn thương ít gặp, chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng số các loại chấn thương nói chung. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện, cách sơ cứu và điều trị gãy xương cẳng tay qua bài viết dưới đây!

Hình ảnh gãy xương cẳng tay .

I – Xương cẳng tay là xương gì?

Xương cẳng tay là xương nằm ở vị trí từ phần từ khuỷu tay đến cổ tay. Chức năng của xương cẳng tay là hỗ trợ các chuyển động của cánh tay, bàn tay.

Gãy xương cẳng tay là tình trạng gãy ở thân xương của cẳng tay. Chấn thương này thường xảy ra khi có lực tác động mạnh trực tiếp vào thân xương cẳng tay.

Xương cẳng tay là xương nằm ở vị trí từ phần từ khuỷu tay đến cổ tay.

II – Nguyên nhân bị gãy xương cẳng tay

Bạn có thể bị gãy xương cẳng tay vì các nguyên nhân sau:

– Tai nạn giao thông.

– Ngã do tai nạn lao động.

– Ngã do tai nạn sinh hoạt.

– Ngã chống tay.

– Nạn nhân trong các vụ đâm chém và đánh nhau.

Gãy xương cẳng tay thường xảy ra khi có lực tác động mạnh trực tiếp vào, chủ yếu khi bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã chống tay. 

[ Xem thêm: Gãy xương chậu bao lâu thì đi lại được? Biểu hiện và cách điều trị]

III – Biểu hiện gãy xương cẳng tay

Gãy xương cẳng tay ở trẻ em hoặc người lớn thường có các hiểu hiện và triệu chứng sau:

– Đau nhói tại vị trí gãy xương cẳng tay, cơn đau tăng khi cử động.

– Sưng, bầm tím cẳng tay.

– Cẳng tay bị biến dạng.

– Cổ tay cong lại.

– Không thể cử động cẳng tay như bình thường.

– Tay ngắn.

– Xuất hiện cử động bất thượng tại vị trí gãy xương.

– Có tiếng lạo xạo khi di chuyển tay.

Đau nhói tại vị trí gãy, cơn đau tăng khi cử động là triệu chứng điển hình khi bị gãy xương cẳng tay.

Khi thấy có các biểu hiện kể trên, cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị kịp thời, tránh gây các biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng có thể xảy ra khi gãy xương cẳng tay gồm:

– Chèn ép mạch máu, thần kinh.

– Chèn ép khoang.

– Chọc thủng da dẫn đến gãy hở.

– Phù nề kéo dài.

– Hội chứng Volkmann.

– Hội chứng rối loạn dinh dưỡng.

– Hạn chế các động tác duỗi, xoay cổ tay hay sấp cẳng tay.

IV – Các kiểu gãy xương cẳng tay

Gãy xương cẳng tay được phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo vị trí và mức độ chấn thương.

–  Theo vị trí: Gãy xương cẳng tay chia làm 3 loại là gãy 1/3 trên , gãy 1/3 giữa và gãy 1/3 dưới.

– Theo mức độ chấn thương: Gồm gãy xương kín [không có chấn thương ngoài da]; gãy xương hở [có chấn thương ngoài da].

Gãy xương cẳng tay gồm có gãy hở và gãy kín.

[ Xem thêm: Bị gãy xương thuyền bao lâu thì lành?]

V – Gãy xương cẳng tay bao lâu thì lành?

Thời gian để chấn thương gãy xương cẳng tay lành và phục hồi phụ thuộc nhiều vào mức độ và vị trí gãy xương. Với những người khỏe mạnh bình thường trung bình sẽ mất 5-6 tháng để xương cẳng tay bị gãy lành hẳn. Nhưng với những người có sức khỏe không tốt hoặc có bệnh nền thì thời gian xương bình phục sẽ lâu hơn.

Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ tập luyện vận động, ăn uống và sinh hoạt khoa học là cách hiệu quả để xương cẳng tay nhanh lành hơn.

Trung bình sẽ mất 5-6 tháng để xương cẳng tay bị gãy lành hẳn.

VI – Sơ cứu gãy xương cẳng tay

Việc nắm rõ và thực hiện đúng cách sơ cứu gãy xương cẳng tay giúp hạn chế tổn thương nghiêm trọng hơn. Khi gặp người bị gãy xương cẳng tay, cần tiến hành sơ cứu theo các bước như sau:

– Để cẳng tay sát thân mình, vuông góc với cánh tay. 

Cố định gãy xương cẳng tay bằng cách nẹp từ lòng bàn tay đến khuỷu tay, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu. 

– Cố định nẹp bàn tay và thân cẳng tay.

– Lập tức đưa bệnh nhân tới bệnh viện.

Sơ cứu nẹp gãy xương cẳng tay.

Bác sĩ căn cứ và mức độ chấn thương và tình trạng sức khỏ

VII – Cách điều trị gãy xương cẳng tay

Bác sĩ căn cứ và mức độ chấn thương và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để tư vấn phác đồ điều trị gãy xương cẳng tay phù hợp, hiệu quả nhất. Hiện nay, có hai phương pháp điều trị gãy xương cẳng tay là phẫu thuật và không phẫu thuật. Cụ thể:

1. Điều trị không phẫu thuật

Bao gồm các kỹ thuật:

– Bó bột: Dùng trong các trường hợp gãy xương cẳng tay nhẹ và không bị di lệch.

– Nắn chỉnh bó bột: Sử dụng khi gãy xương cẳng tay di lệch không nghiêm trọng .

– Bó bột tư thế bất động: Áp dụng khi bệnh nhân bị gãy xương 1/3 trên, gãy 1/3 giữa và gãy 1/3 dưới.

Bó bột gãy xương cẳng tay.

Gãy xương cẳng tay bó bột bao lâu? Gãy xương cẳng tay cần bó bột ít nhất từ 8-12 tuần mới có thể tháo bột.

2. Điều trị phẫu thuật gãy xương cẳng tay

Bao gồm các kỹ thuật: 

– Mổ mở trực diện nếu gãy xương mở.

– Mổ kết xương bằng nẹp vít.

– Mổ nội soi kết xương bằng đinh nội tủy.

Xương cẳng tay trước và sau khi thực hiện phẫu thuật kết hợp xương

– Mổ kết xương bằng nẹp ép theo trục Danis.

– Mổ kết xương bằng nẹp Lane.

– Mổ kết xương bằng nẹp AO.

VIII – Cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương cẳng tay

Một số lưu ý quan trọng khác khi chăm sóc bệnh nhân gãy xương cẳng tay:

– Theo dõi sát sao người bệnh sau khi phẫu thuật hoặc bó bột gãy xương cẳng tay để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và biến chứng. Cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp trời, tránh gây hậu quả đáng tiếc.

– Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc đổi loại thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

– Tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ khi đang trong thời gian điều trị. Mục đích để theo dõi quá trình và tốc độ hồi phục xương cẳng tay bị gãy.

– Hỗ trợ bệnh nhân gãy xương cẳng tay tập luyện để sớm phù hồi khả năng vận động của cẳng tay.

– Không làm việc nặng và hoạt động gắng sức khi xương cẳng tay chưa hồi phục hoàn toàn.

– Hạn chế tối đa thức khuya ngủ muộn, cố gắng để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn tối đa.

– Không uống rượu, bia, cà phê, nước trà đặc,hút thuốc lá và thuốc lào.

– Thiết lập chế độ ăn uống khoa học và hợp lý để giúp xương nhanh lành. Kiêng hoặc hạn chế ăn đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt… Vậy gãy xương cẳng tay nên ăn gì? Người chăm sóc nên tăng cường cho bệnh nhân ăn các thực phẩm giàu vitamin D, canxi, kẽm, sắt, magie, các vitamin B6, B12 và K. 

Để đảm bảo cung cấp đủ canxi cho cơ thể, giúp xương cổ tay bị gãy mau chóng phục hồi, ngoài việc bổ sung canxi qua chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh có thể nhờ bác sĩ tư vấn về việc sử dụng thuốc bổ sung canxi.

Viên uống canxi NextG Cal là thuốc bổ sung canxi, được bác sĩ chỉ định dùng cho các trường hợp người bị loãng xương và người thiếu canxi. Là canxi hữu cơ dạng MCHA nên NextG Cal rất dễ hấp thu vào cơ thể. 

Viên uống canxi NextG Cal giúp bổ sung canxi cho quá trình phục hồi xương cẳng tay bị gãy.

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

Sản phẩm được chiết xuất từ xương bò non của Úc giàu canxi và photpho, kết hợp với vitamin D3, vitamin K1 giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, đưa canxi vận chuyển canxi tới tận mô xương.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc gãy xương cẳng tay hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm viên uống canxi NextG Cal, hãy nhanh chóng gọi điện tới tổng đài 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề